Pages

Tuesday, January 23, 2018

Có nên kỳ vọng vào con cái?

https://baomai.blogspot.com/
Khi lần đầu đặt chân đến trường đại học, Lance Fusarelli cảm thấy những người xung quanh dường như hiểu biết nhiều hơn ông – về cả xã hội và ứng xử xã hội. Ông thấy “mọi thứ thật khác”.

Ông cho rằng sự khác biệt đó là do xuất thân của mình.

https://baomai.blogspot.com/

Dẫu không lớn lên trong nghèo khó, nhưng ông được sinh ra trong một thị trấn của những người lao động ở một vùng nông thôn nhỏ ở Avella, Pennsylvania.

Ông là người đầu tiên trong gia đình vào được đại học – mẹ ông mang thai trong khi còn học đại học nên đã phải bỏ ngang, bố ông làm việc ở mỏ than từ năm 15 tuổi. Ông sống trong môi trường có rất ít người qua được cấp 3.

https://baomai.blogspot.com/

Hiện ông là một người có học vấn cao, là giáo sư và giám đốc chương trình cao học của Đại học North Carolina. Thi thoảng, ông nhớ lại những cảm nhận của mình những ngày đầu tiên vào đại học khi một bạn học vô tình sửa lỗi ngữ pháp của ông.

“Anh ấy không cố ý, chúng tôi là những người bạn tốt, chỉ là anh ấy được sinh ra trong một môi trường khác,” ông nói. “Đôi lúc, tôi không nói chuyện như một giáo sư, tôi dùng những ngôn ngữ giàu hình ảnh.”

Chủ nghĩa phân biệt trí tuệ

Mặc dù Fusarelli đã vươn lên trên con đường học thức bất chấp xuất thân của mình, trải nghiệm của ông là một ví dụ tiêu biểu cho sự phân chia xã hội trong giáo dục.

Với những người có học vấn thấp do thiệt thòi về xuất thân, họ phải đối mặt với những thành kiến ngầm nhưng xuất hiện ở mọi nơi.

https://baomai.blogspot.com/

Một báo cáo trên tạp chí Experimental Social Psychology đã đưa ra cụm từ “chủ nghĩa giáo dục” (educationism) và lần đầu tiên tìm ra bằng chứng rõ ràng cho thứ mà ông Fusarelli và nhiều người nghi ngờ: Những người có học vấn cao có thành kiến ngầm với những người có học vấn thấp hơn. Điều này dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn vốn bắt nguồn từ khoảng cách giàu nghèo.

Nó là vấn đề ở “cấp độ xã hội” và tạo ra một sự phân chia lớn, ông Toon Kuppens từ Đại học Groningen, Hà Lan, thành viên thuộc nhóm đã đưa ra cụm từ trên, nói.

“Vấn đề này cần phải được giải quyết.”

Việc mọi người có thành kiến với những người có học vấn thấp hơn không phải là mới.

https://baomai.blogspot.com/

Vào thập niên 1980, nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu gọi đó là “chủ nghĩa phân biệt trí tuệ... của tầng lớp thống trị”, vốn giúp họ khẳng định vị trí trong xã hội.

Ông Bourdieu chỉ ra thực tế rằng hệ thống giáo dục là do tầng lớp thống trị tạo ra, trong khi kiến thức và các câu hỏi trong bài kiểm tra thì dành cho tầng lớp trung lưu.

Trình độ giáo dục gắn với đẳng cấp xã hội?

Giáo dục cũng phân chia xã hội theo nhiều cách khác nhau.

Các cấp giáo dục bậc cao thường gắn với thu nhập cao hơn, sức khỏe tốt hơn cũng như phúc lợi và sự thăng tiến trong công việc.

https://baomai.blogspot.com/

Cấp giáo dục cũng tạo ra phân chia trong chính trị. Ví dụ như những người với bằng cấp thấp có xu hướng bỏ phiếu cho việc Anh rời EU. Một báo cáo còn chỉ ra rằng trình độ giáo dục đóng vai trò quan trọng hơn tuổi tác, giới tính hay thu nhập trong việc Anh rời khỏi EU.

Mặc dù vấn đề này đã được biết đến từ lâu nhưng định kiến về giáo dục ít khi được đề cập tới, ông Kuppens nói, dù đã có rất nhiều nghiên cứu về định kiến giới tính, dân tộc và tuổi tác.

Để giải quyết vấn đề này, ông Kuppens và đồng nghiệp đã xây dựng rất một số thí nghiệm để hiểu cách nhìn của từng cá nhân về giáo dục.

Họ hỏi các đối tượng tham gia về những cảm xúc tích cực của mình đối với người khác. Họ cũng được hỏi một cách gián tiếp về nghề nghiệp và học vấn của người khác.

https://baomai.blogspot.com/

Kết quả nhận được rất rõ ràng – cá nhân đạt có học vấn cao được yêu thích hơn, từ phía cả những người có trình độ giáo dục cao hay thấp. Những người có trình độ giáo dục cao không “khoan dung” hơn những người có trình độ giáo dục thấp như mọi người vốn nghĩ, ông Kuppens nói.

Thêm nữa, ông cho rằng một trong những lý do của sự thành kiến là bởi mọi người cho rằng học vấn là thứ mà mọi người có thể kiểm soát.

“Chúng ta đánh giá người khác tiêu cực ngay cả khi chúng ta biết rằng trên thực tế họ không có lỗi khi có học vấn thấp.”

https://baomai.blogspot.com/

Lý do vì sao ta không thể đổ lỗi người khác vì học vấn thấp của họ là do điều này liên quan trực tiếp tới nghèo đói. Những người có hoàn cảnh khó khăn bị thụt lùi so với các bạn cùng lớp và chỉ số ít trong số họ vào được trường đại học.

Ngày nay, ảnh hưởng của nghèo đói tác động ngày càng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

https://baomai.blogspot.com/

Bà Jennifer Sheehy-Skeffington từ trường London School of Economics cho rằng việc thiếu nguồn lực đồng nghĩa với “sự kìm hãm về mặt tâm lý”.

Nó tạo cảm giác xấu hổ và bị kỳ thị, khiến người khác bị hạ thấp lòng tự tôn. Điều này theo bà khá phổ biến ở các xã hội theo tư tưởng trọng người tài, nơi mà thành tựu cá nhân dựa vào trí tuệ và chăm chỉ.

Mối quan hệ giữa nghèo khó và ít cơ hội thăng tiến

Tình trạng đói nghèo thậm chí còn có tác động tới việc ra quyết định.

Trong một nghiên cứu gần đây, bà Sheehy-Skeffington chia một cách ngẫu nhiên những người tham gia có thu nhập trung bình vào các nhóm khác nhau - một số người được nói cho biết rằng họ thành công và một số người khác, những người thất bại trong xã hội.

Nhóm những người bị gắn mác là “địa vị thấp” thể hiện kém cả trong những câu hỏi về quyết định tài chính và nhận thức căn bản.

https://baomai.blogspot.com/

“Điều này cho thấy kỹ năng nhận thức bị mất đi khi bạn bị căng thẳng do nhận ra mình tệ hơn những người khác,” bà nói. Không phải vì quá trình nhận thức bị đóng lại, mà do cá nhân bị tập trung vào sự đe dọa hiện tại tới vị thế của mình thay vì tập trung vào các câu hỏi.

Trong phân tích của bà về tâm lý học của sự nghèo đói, bà phát hiện ra rằng những người có thu nhập thấp bị giảm niềm tin vào việc kiểm soát thu nhập trong tương lai.

https://baomai.blogspot.com/

Ít người xuất thân từ gia đình không có điều kiện thuận lợi vào được các trường đại học danh tiếng như Oxford hay Cambridge

Những nghiên cứu trên đã hé lộ một vòng tròn luẩn quẩn khó phá vỡ: Khi đối mặt với nguồn tài chính bị giới hạn, chúng ta thể hiện kém trong các công việc tư duy. Đồng thời, khả năng lên kế hoạch cho tương lai và ra quyết định cũng bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Điều này dẫn đến tình trạng trong lĩnh vực học tập, họ thể hiện kém và không có động cơ để lên kế hoạch học lên cao hơn.

Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu đã đi sâu hơn với việc tranh luận rằng hệ thống giáo dục được “thúc đẩy để duy trì hiện trạng xã hội”, nơi mà con cái của những người có học vấn cao vào đại học, trong khi những đứa trẻ được ít tiếp xúc với giáo dục sẽ tham gia học nghề.
Điều này được nhấn mạnh trong một nghiên cứu năm 2017 của nhà tâm lý học Fabrizio Butera ở Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ.

https://baomai.blogspot.com/

Nhóm của ông chỉ ra rằng “giám khảo” cho điểm thấp hơn trong cùng một câu hỏi khi họ được cho biết đứa trẻ đó thuộc xuất thân bình thường.

“Có vẻ như với họ, những đứa trẻ từ xuất thân thấp không nên đi con đường này, bởi vậy họ cản trở tiềm năng phát triển của chúng,” ông Butera nói. “Tiếp tục hiện trạng này là một cách để duy trì những đặc quyền mà tầng lớp cao có.”

Và nếu những cá nhân từ tầng lớp lao động chạm được tới giáo dục bậc cao, họ thường “rũ bỏ xuất thân của mình để thay đổi”, bà Erica Southgate từ Đại học Newcastle ở Úc giải thích.

https://baomai.blogspot.com/

Bà đã nghiên cứu những định kiến mà những cá nhân trở thành người đầu tiên trong gia đình chạm tới giáo dục bậc cao phải đối mặt.

Trong những ngành như y học, có một giả định phổ biến trong lớp là mọi người có những xuất thân tương tự nhau.

Vượt qua định kiến

Vậy chúng ta có thể làm gì để vượt qua sự phân chia trong giáo dục?

Có một quan điểm được nêu ra theo đó cho rằng việc tính điểm khác đi sẽ hữu ích kể cả trong các trò chơi.

Trong nhiều nghiên cứu, nhóm của ông Butera đã chỉ ra rằng việc chấm điểm bài kiểm tra làm giảm động lực và khả năng trong việc ra quyết định và tư duy hợp lý. Không có điểm số sẽ không có sự so sánh, thứ mà có ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện như nghiên cứu của bà Sheehy-Skeffington tìm ra.

https://baomai.blogspot.com/

Nếu góp ý chi tiết nhằm cải thiện được thay cho điểm số thì “việc đánh giá là công cụ của giáo dục” chứ không phải là để chọn lọc, ông Butera lập luận. Nói cách khác thì những đứa trẻ đi học là để mở rộng tri thức thay vì hoàn thành tốt bài kiểm tra.

“Nhóm của chúng tôi đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp khả thi là tạo ra môi trường lớp học mà việc đánh giá chỉ là một phần của quá trình học tập,” ông Butera nói. “Điều này có thể giúp giảm phân cách tầng lớp, giới tính và thúc đẩy văn hóa đoàn kết, hợp tác.”

Có một số trường học nay xem nhẹ các bài kiểm tra, chẳng hạn như trường Montessori, Steiner và Freinet. Ở Hà Lan còn không có bài thi chuẩn hóa ở trường tiểu học.

https://baomai.blogspot.com/

Những ví dụ này là thiểu số và không phải được tất cả mọi người tán thành. Nhiều phụ huynh muốn nhìn thấy điểm số, bởi nếu không có chúng thì rất khó để đánh giá việc học hành của bọn trẻ.

"Ở Thụy Sĩ, khi việc chấm điểm ở một trường được bãi bỏ thì phu huynh đã đứng lên phản đối vì họ thấy đột nhiên họ không còn cách nào khác để biết được là con cái học hành ra sao,” ông Butera nói.

Với Fusarelli thì vấn đề là ở chỗ cả phụ huynh và giáo viên đều kỳ vọng nhiều vào trẻ em khi chúng còn quá nhỏ để có niềm tin rằng “chúng có thể làm được và thành công”.

“Nếu bạn kỳ vọng ở bọn trẻ ít thôi, thì chúng sẽ thể hiện kém hơn cả sự kỳ vọng," ông nói.
Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những học sinh từ gia đình thu nhập thấp thể hiện tệ hơn khi giáo viên chấp nhận rằng họ sẽ làm bài không tốt trong môn toán, đọc hiểu và tự vựng. Vì thế mà ông bảo với những học sinh thuộc các gia đình có thu nhập thấp là “hãy tin vào năng lực của mình”.

Đương nhiên, những vấn đề trong hệ thống giáo dục sẽ không giải quyết được ngay trong một ngày hai ngày . Việc cho rằng làm việc chăm chỉ sẽ dẫn đến thành công vẫn còn phổ biến, mặc cho có rất nhiều bằng chứng chỉ ra có rất nhiều nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của cá nhân làm cản trở tiềm năng.

https://baomai.blogspot.com/

Không may thay, những người có giáo dục tốt hơn và cần nhạy bén với sự phân biệt đối xử này lại là những người được hưởng lợi – một cách không ý thức, từ sự bất bình đẳng mà họ tạo lên.




Melissa Hogenboom

https://baomai.blogspot.com/

Vi cá mập trên mái Tòa Đại Sứ CSVN ở Chile
Chính phủ Mỹ mở cửa trở lại với dự luật chi tiêu t...
Người về từ đại dương
Đầu năm Chó nói chuyện Chồn
Đầu năm chó Bác chúc xuân
Đài Loan phanh phui đường dây trộm cắp của người V...
Văn công Bắc Triều Tiên và ngoại giao văn nghệ
Phản đối thái độ của TĐS_VC tổ chức Tết Mậu Tuất t...
Chín người… một ý
Nội Mông: Có thể chín người… một ý không?
Facebook gỡ tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam?
Nơi sản sinh ra máy bay không người lái
Những cuốn sách về chủ đề hoàn thiện bản thân
11 nguyên nhân gây ung thư
Phụ nữ tuần hành đòi quyền bình đẳng ở Mỹ
Tiểu bang 51 USA: New California
Bóng đá – bóng Hồ
Vua buôn lậu ngà voi, sừng tê người Thái gốc Việt
Rủi ro chiến tranh tăng cao trong năm 2018
Năm đầu của Trump thế nào?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.