Pages

Sunday, May 27, 2018

Ván cờ với Trung cộng bên dòng Mekong

https://baomai.blogspot.com/

Khi Nhật và châu Âu dần rút vốn ra khỏi những dự án thủy điện trên sông Mekong vì quan ngại về môi trường, thì Trung cộng ồ ạt đổ tiền vào, trong khuôn khổ siêu dự án Một vành đai, một con đường.

Báo Nikkei của Nhật tháng này và tháng trước chạy nhiều bài viết nói về những tác hại khôn lường của đập thủy điện đang chuẩn bị được xây tại Lào và Campuchia, dưới sự tài trợ của Trung cộng.

Riêng với Việt Nam, khi đập thủy điện giữ nước lại từ Vân Nam, Trung cộng, và tại Lào và Campuchia, đồng bằng sông Cửu Long sẽ đối mặt với nguy cơ hạn hán, giảm sản lượng thu hoạch lúa và nông sản khác.

https://baomai.blogspot.com/

Với những người dân tại Lào và Campuchia, sống ngàn đời bên dòng Mekong và dựa vào dòng sông để đánh bắt cá như kế sinh nhai, đập thủy điện khiến họ phải di dời nhà và mất sinh kế duy nhất.

Nhật Bản dĩ nhiên rất không vui trước diễn tiến này, khi lãnh đạo cấp cao 4 nước hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, cùng 2 nước thượng nguồn sông Mekong là Trung cộng và Myanmar hồi tháng 4 gặp mặt tại Siem Reap để bàn kế hoạch khai thác nguồn nước Mekong hiệu quả và bền vững. Điều này có nghĩa là các nước này xích lại gần hơn với Trung cộng và giải pháp năng lượng từ đập thủy điện mà Trung cộng cung cấp.

https://baomai.blogspot.com/
Nhật Bản có quan tâm lớn về Asean

Nhật có lẽ vẫn giữ hy vọng xuất khẩu công nghệ sản xuất điện hạt nhân sang khu vực Đông Nam Á, khi người dân trong nước chẳng mấy mặn mà sau thảm họa hạt nhân Fukushima.

Năm 2017, Việt Nam đã tuyên bố ngưng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân được trợ giúp bởi Nhật Bản và Nga sau sự cố Fukushima.

Nhưng ngoài lợi ích kinh tế, Nhật Bản cũng có lý do lo ngại khi cả bốn nước Đông Nam Á chọn giải pháp năng lượng từ Bắc Kinh.

https://baomai.blogspot.com/ 

Báo Nikkei chỉ rõ quyền lực mềm mà Bắc Kinh có thể vươn tới xa hơn: Nếu không hài lòng với hành xử một láng giềng nào, Trung cộng có thể trừng phạt ngay lập tức bằng cách giữ nước từ Mekong tại Vân Nam, các nước hạ nguồn chỉ có thể bó tay chịu trói. Vậy, chỉ cần Bắc Kinh khua tay đến nút xả lũ hay giữ nước tại Vân Nam, Hà Nội có muốn lớn tiếng bàn chuyện Biển Đông cũng sẽ phải dịu giọng.

Trong ván cờ mà cả 4 nước Đông Nam Á có thể đối mặt với thiệt thòi về chính trị, môi trường, dân sinh trước Trung cộng, thì đánh cược ở đây đặt vào kinh tế.

https://baomai.blogspot.com/
Trung cộng và Việt Nam có quan hệ gắn bó

Ở đây tôi chỉ phân tích trường hợp Việt Nam.

Việt Nam hiện có hơn 7000 nhà máy thủy điện trên cả nước, đáp ứng 40% nhu cầu điện năng. 60% còn lại dựa vào xăng dầu, than và phải mua thêm điện từ Trung cộng và Lào.

Từ 2007, theo AFD, Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng hai siêu thủy điện triệu đô tại Lào để sản xuất thêm điện. Với hơn 7000 thủy điện trong nước, sông cũng không còn chỗ để xây thủy điện, trong khi cơn khát năng lượng thì càng lúc càng nghiêm trọng. Khi rót vốn FDI vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần cơ sở vật chất, mà điện là ưu tiên hàng đầu để sản xuất. Để duy trì mức tăng trưởng hiện nay, năng lượng là bài toán bắt buộc phải giải. Thêm nhà máy thủy điện trên dòng Mekong, nghĩa là thêm điện giá rẻ cho Việt Nam.

Lợi ích trước mắt là vậy, còn cái giá phải trả lâu dài về chính trị và môi trường, tôi nghĩ hẳn cũng đã được đặt lên bàn cân.

https://baomai.blogspot.com/

Tôi hình dung như, nhà nghèo đang chạy ăn từng bữa, hàng xóm nhà giàu sang cho gạo, đổi lại nó chặt mất cái cây ở nhà và hăm he đòi...cốc đầu mình. Nhưng đang đói thì gạo vẫn phải cầm thôi.

Lần đầu tiên nghe câu khẩu hiệu chính thức của Một vành đai, một con đường, tôi đã không khỏi giật mình.

Lúc đó tôi đang đi bộ trong sân trường đại học Hoa Nam ở Quảng Châu vào ban đêm, thì nghe tiếng một nhóm sinh viên đồng thanh hô gì đó, kiểu âm thanh ngâm nga đáng sợ. Một giọng nam hô lên gì đó, rồi cả nhóm cùng bè. Họ nói, Thế giới tốt, Trung cộng mới tốt; Trung cộng tốt, thế giới lại càng tốt hơn.

Sau về nhà tra mới biết là câu slogan của dự án Một vành đai một con đường.

Tôi nghĩ câu khẩu hiệu này thể hiện ý đồ bá quyền và can thiệp vào việc nội bộ của quốc gia khác bằng quyền lực mềm, cho một trật tự có lợi cho Trung cộng (thái bình thiên hạ). Tốt là tốt thế nào? Là hòa hợp, quy phục và có lợi cho Trung cộng?

Trung cộng thực thi quyền lực mềm thông qua dự án đập thủy điện tại 4 nước Đông Nam Á khá rõ.

Thấy được tình thế của mỗi nước trong khu vực, họ dùng vốn, công nghệ và quyền lợi kinh tế, để xác lập một trật tự có lợi cho Bắc Kinh, bảo đảm sự quy phục, chầu quanh Thiên tử phía Bắc. Dù không muốn thừa nhận, thì đó là trật tự của lịch sử, trước khi phương Tây xuất hiện.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng giờ là thế kỷ 21, chửi đổng hay hô vang Đánh cũng không đảo ngược được tình thế.

Hội nghị Diên Hồng bây giờ là câu chuyện về kinh tế, làm sao để chủ hòa bằng ngoại giao, mềm dẻo để có lợi ích kinh tế, nhưng vẫn bảo vệ được quyền lợi quốc gia và dân sinh trong cuộc chiến mới. Vậy mới mong thắng trong ván cờ!




Đặng Thanh Hằng

https://baomai.blogspot.com/

Ai là tác giả kiêm đạo diễn kịch bản thượng đỉnh L...
Nghệ thuật đàm phán của Trump với Bắc Hàn
Ông ăn chả; bà ăn nem !
Bàn cầu cơ _ Ouija board
Dường Như Niềm Tuyệt Vọng
Nhức nhối con tim
Bữa ăn đậm nét Tây Ban Nha là thế nào?
Trump tuyên bố hủy thượng đỉnh Mỹ - Triều
Người Trung cộng ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN
Những bài tựa đề có chữ "thù" "tức" "nhục" "giận"
Đám đông thích tỏ phẫn nộ trên Facebook
Đường 9 đoạn 'ăn vào 67 lô dầu khí VN'?
Tác dụng của thiền được lăng xê quá mức?
Hậu Cộng sản: cuộc chuyển đổi 'chưa có điểm kết'
Bắc Hàn không nên 'chơi' Trump
Trừng phạt mạnh chưa từng có với Iran
Đoạn văn trên bia mộ
Đốt đuốc đi tìm lãnh đạo cấp chiến lược
Khi tiền mặt biến mất
Vì sao mọi người dễ trở nên cay nghiệt khi online?...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.