Pages

Friday, September 28, 2018

Trung cộng yêu cầu không quốc tế hóa vấn đề Rohingya

baomai.blogspot.com

Vấn đề Rohingya không nên bị phức tạp hóa, mở rộng hay ‘quốc tế hóa’, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung cộng nói trong lúc Liên Hiệp Quốc chuẩn bị thành lập một cơ quan thu thập bằng chứng về các vi phạm nhân quyền ở Myanmar.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 27/9 đã bỏ phiếu thành lập cơ quan này vốn cũng có nhiệm vụ tìm hiểu về khả năng diệt chủng tại bang Vấn đề Rohingya không nên bị phức tạp hóa, mở rộng hay ‘quốc tế hóa’, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung cộng nói trong lúc Liên Hiệp Quốc chuẩn bị thành lập một cơ quan thu thập bằng chứng về các vi phạm nhân quyền ở Myanmar.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 27/9 đã bỏ phiếu thành lập cơ quan này vốn cũng có nhiệm vụ tìm hiểu về khả năng diệt chủng tại bang Rakhine ở miền tây Myanmar.

baomai.blogspot.com
  
Trung cộng, Philippines và Burundi là ba nước bỏ phiếu chống động thái này trong khi có hơn 100 nước ủng hộ.

Trong vòng một năm qua, hơn 700.000 người Rohingya đã bỏ chạy khỏi Myanmar đến nước láng giềng Bangladesh sau khi quân đội Myanmar mở chiến dịch trả đũa những cuộc tấn công của quân nổi dậy Rohingya vào các đồn an ninh.

baomai.blogspot.com
  
Liên Hiệp Quốc đã gọi hành động của Myanmar là ‘thanh lọc sắc tộc’ – một cáo buộc mà Myanmar bác bỏ và ngược lại cáo buộc ‘những kẻ khủng bố’ Rohingya gây ra phần lớn các tội ác.

baomai.blogspot.com
  
Phát biểu với Ngoại trưởng Bangladesh Abul Hasan Mahmood Ali và Bộ trưởng Văn phòng Cố vấn Nhà nước Myanmar Kyaw Tint Swe ở New York hôm 27/9, Ủy viên Quốc vụ viện Trung cộng Vương Nghị nói rằng vấn đề Rakhine là một vấn đề phức tạp do lịch sử để lại.

baomai.blogspot.com
  
“Vấn đề ở bang Rakhine về bản chất là vấn đề giữa Myanmar và Bangladesh. Trung cộng không tán thành phức tạp hóa, mở rộng hay quốc tế hóa,” ông Vương nói, theo thông cáo Bộ Ngoại giao Trung cộng đưa ra hôm 28/9.

baomai.blogspot.com
  
Trung cộng có quan hệ gần gũi với Myanmar và ủng hộ điều mà giới chức Myanmar gọi là chiến dịch chính đáng chống nổi dậy ở Rakhine. Bắc Kinh đã chặn một nghị quyết về cuộc khủng hoảng này tại Hội đồng Bảo an.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kêu gọi Chính phủ Myanmar có những bước đi cụ thể để điều tra các vi phạm nhân quyền đối với người Rohingya và quy trách nhiệm một số thành viên của lực lượng an ninh của họ trong những vi phạm nhân quyền này.

baomai.blogspot.com
  
Ông Pompeo đã có lời kêu gọi này trong cuộc gặp với Bộ trưởng Kyaw Tint Swe hôm 27/9 tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. 

ICC mở cuộc điều tra vụ Rohingya
Khủng hoảng người tị nạn Rohingya
Thân phận người tị nạn Rohingya

baomai.blogspot.com

Người Việt có thực sự tin vào nhân quả?
Cô gái TC 'bị giết' ở thác nước Thái Lan
Mỹ muốn xuất khẩu lòng heo sang Việt Nam
Cựu đại sứ VN tại Mozambique bị cáo buộc tiếp tay ...
Ánh mắt oán thù của người nhà ông TĐQ tại tang lễ
Nghề đưa thư và thư tín ở Mỹ
Nước Latvia khan hiếm đàn ông nhất thế giới
Diễn văn của TT Trump tại LHQ 25-9-2018
Cảnh sát Miami vừa có chiếc xe mới nhất
Triều Tiên có thể tuyên bố kết thúc chiến tranh
Ngoại tình không còn là tội hình sự ở Ấn Độ
Thử tìm ý nghĩa của việc… chữ “G” trong cụm từ VÔ ...
Côn trùng và hào quang
Việt Nam cam kết bảo vệ nhân quyền và môi trường t...
Kavanaugh_ “Tôi chưa bao giờ tấn công tình dục ai”...
Sách viết về thế hệ người lính VNCH
Những 'tân' khái niệm định hình thời chúng ta
Giới bất đồng chính kiến`hả hê’ khi nghe Trump nói...
Bí mật về màu xanh lam của nền văn minh Maya
Donald Trump bài binh bố trận quyết buộc TC “đầu h...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.