Friday, September 28, 2018

Côn trùng và hào quang

https://baomai.blogspot.com/
Đám tang ông Trần Đại Quang.

Tuần này, đom đóm trở thành một trong những chủ đề nóng trên mạng xã hội.

Loại côn trùng có khả năng phát sáng vào ban đêm ấy được thiên hạ quan tâm, bàn luận rôm rả vì là một phần trong thân thế - sự nghiệp của ông Trần Đại Quang.

Hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam đã dành khá nhiều thời gian, công sức để khắc họa “tài năng, đức độ” của ông Quang như một cách cân bằng thông tin với mạng xã hội đang tràn ngập những dè bỉu, chỉ trích, cáo buộc ông Quang.

https://baomai.blogspot.com/
  
Với bối cảnh xã hội như hiện nay, khắc họa “tài năng, đức độ” cố Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cựu Bộ trưởng Công an Việt Nam rõ ràng là không dễ dàng chút nào. Dường như thiếu… bột nên chuyện gột thành… hồ của hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam về “tài năng, đức độ” của ông Quang sượng đủ chỗ. Một trong những chỗ sượng tới mức sống sượng là tình tiết quảng bá ông Quang “thông minh, siêng học từ nhỏ”, từng “bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn học đến khuya” .

Không may cho hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam, ở thời điểm này, mạng xã hội đã trở thành đại chúng, sự khinh bỉ, chán ngán giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã vượt ngưỡng nên tụng ca thường mang lại đại họa.

https://baomai.blogspot.com/
Vì sao Con cái Trần Đại Quang lườm Nguyễn Phú Trọng bằng đôi mắt hình viên đạn suốt đám tang?
  
Ngay sau khi tờ Phụ Nữ TP.HCM đăng bài “Vĩnh biệt cậu trò nghèo bắt đom đóm làm đèn học”, có những facebooker như Trương Văn lập tức lên tiếng lưu ý: Đom đóm không sáng liên tục, sau mỗi bốn giây mới sáng nửa giây. Văn dẫn một nghiên cứu của E. Newton Harvey và Kenneth P. Stevens vào năm 1928, theo đó, độ sáng của mỗi con đom đóm chỉ có 0.0006 lumens (lumen – đơn vị đo độ sáng). Để có thể đọc được gì đó, mắt một người bình thường cần độ sáng tối thiểu là 450 lumens. Nghĩa là cần 750.000 con đom đóm sáng cùng một lúc trong nửa giây. Muốn duy trì liên tục độ sáng ở mức 450 lumens, cần phải có 8 lần số đom đóm thay phiên nhau phát sáng, nói cách khác cần tới sáu triệu con đom đóm.

Lưu ý của Trương Văn cũng là lưu ý của nhiều người khác, trong đó có cả những facebooker là bác sĩ nhãn khoa như Nguyen Tien Phuc. Phuc nhắc thêm, phải có “hảo công phu” mới bắt được đủ lượng đom đóm cần thiết để đọc, chưa kể lấy đâu ra đủ lượng vỏ trứng để chứa số đom đóm ấy?

https://baomai.blogspot.com/

Trước những dẫn chứng khoa học và phân tích cặn kẽ như đã kể, có không ít facebooker đùa như Nguyen Phuong Anh: Đom đóm nước ta khác, chúng sáng rực rỡ và muôn năm! Hoặc như Ngoc Hiêp Nguyên: Hồi bác Quang còn nhỏ, đom đóm rất nhiều và rất to mỗi con nặng khoảng nửa ký, độ sáng bằng đèn bốn cục phin của Trung cộng. Chỉ cần hai con là đủ học suốt đêm. Nghe nói cụ Nguyễn Đình Chiễu vì dùng nhiều, bốn hay năm con gì đó để học bài nhưng độ sáng quá cao nên bị mù. Hồi xưa đom đóm sáng ghê lắm! Thiệt đó!.. Cũng đã có những facebooker như Trần VirJo thẳng tuột, không vòng vo: Mùa đom đóm là mùa hè, mùa đ… có thằng đ… nào đi học trừ khi dốt quá phải học phụ đạo.

Đom đóm cũng là lý do khiến nhiều facebooker như Nguyễn Thành Phương, thân hữu của Nguyen Tien Phuc, nửa đùa, nửa thật, đầy ngậm ngùi: Xưa có những siêu nhân như anh Tám – cháy đùng đùng mà vẫn tìm được đúng đường chạy vào kho xăng, chị Sáu… bị bắn nát ngực vẫn hát, rồi những anh Bảy, anh Mười… Giờ có thêm vài… thánh đom đóm cũng vui. Lạ là một dân tộc tộc toàn… siêu nhân như thế sao cứ khổ hoài vậy?

Quang Nguyễn, một thân hữu khác của Nguyen Tien Phuc, trấn an những người bi quan như Nguyễn Thành Phương: Bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để trang trí thôi. Trong đầu đã có tư tưởng Mác Lê soi sáng thì mấy cái bóng tối lẻ tẻ có gì đáng để không đọc được. Một khi đã sáng mắt, sáng lòng thì làm gì có đêm đen nào ngăn cản được mình.

***

Giữa trận bão dư luận về đom đóm, có không ít facebooker chỉ trích báo giới như Nguyễn Hữu Phúc: Lỗi là do bọn viết báo chứ không phải của người đã khuất!

Tuy nhiên quy trách như thế dường như chưa sòng phẳng.

https://baomai.blogspot.com/
  
Tác giả “Vĩnh biệt cậu trò nghèo bắt đom đóm làm đèn học” đăng trên tờ Phụ Nữ TP.HCM ngày 21/9/2018, viết rất rõ, nguồn gốc chuyện ông Quang “bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn học đến khuya” là chuyện do “nhà báo Vũ Thanh Hương – Phó Ban An ninh thế giới của Báo Công an nhân dân - kể sau khi có cơ hội dùng bữa cơm thân mật cùng gia đình ông Trần Đại Quang hồi 2011 khi ông Quang còn là Thứ trưởng Bộ Công an”.

Từ 2011 đến khi đột tử hồi hạ tuần tháng này, đã có bao giờ ông Quang phủ nhận huyền thoại tạo ra hào quang ấy cho mình như đã từng phủ nhận ông ủng hộ Luật Biểu tình, khiến tờ Tuổi Trẻ phải đình bản ấn bản trực tuyến trong ba tháng đâu.

Đâu phải chỉ có ông Quang dùng côn trùng tạo dựng huyền thoại, xây đài vinh quang. Cũng năm 2011, thông qua hệ thống truyền thông chính thức, mẹ ông Vương Đình Huệ, thủ thỉ, thưở còn thơ, ông Huệ cũng… bắt đom đóm bỏ vào vỏ cà rỗng để làm đèn, học hành. Khi ấy, ông Huệ mới được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính, giờ - không biết đom đóm góp bao nhiêu phần trăm trong việc nâng ông lên thành Phó Thủ tướng, đưa ông vào Bộ Chính trị.

https://baomai.blogspot.com/

Những câu chuyện dã sử về một Mạc Đĩnh Chi, một Nguyễn Hiền,… dùng đom đóm làm đèn để dùi mài kinh sử, cứu nước, giúp đời, vốn chỉ nhằm khyến khích hậu sinh chăm chỉ học hành, nay, ở thế kỷ 21 đã mang màu sắc khác, khi được tô vẽ như thật, sự tô vẽ có chủ đích và chắc chắn không phải là chủ trương của “bọn viết báo”. Ai chẳng biết thân phân “bọn viết báo” xứ này ra sao. Thành ra đâu phải tự nhiên mà có những facebooker như Khải Trần cho rằng: Nên lấy đom đóm làm linh vật cho ngành giáo dục. Hoặc Huy Vũ Đình đề nghị: Dựng một tượng đài đom đó để suy tôn những con vật nhỏ bé đã soi đường cho những thiên tài của đất nước.



Thiên Hạ Luận
***
Điềm gở trong đám tang ông Trần Đại Quang

LHQ giữ phút im lặng để tưởng nhớ Chủ tịch Quang

Trần Đại Quang chết theo đúng "Quy Trình"

Bí ẩn cái chết của Trần Đại Quang

Tội nghiệp bác Quang!

https://baomai.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.