Monday, September 24, 2018

Tình cảnh ‘Ô-sin’ Việt bị bóc lột, bỏ đói ở Saudi

https://baomai.blogspot.com/

Một phụ nữ Việt Nam sang Saudi, tức Ả Rập Xê-út, giúp việc nhà nói bà bị chủ nhân ngược đãi và bóc lột sức lao động. Trang mạng Asia Times trích một bài phóng sự của Al-Jazeera, kết luận rằng rất nhiều ‘ô-sin’ Việt Nam đang bị ngược đãi đằng sau những cánh cửa đóng kín ở vùng Vịnh bên Trung Đông, trong khi không được nhận đồng lương xứng đáng như đã được hứa hẹn.

Trong một cuộc phỏng vấn do đài Al Jazeera thực hiện, bà Phạm Thị Đào cho biết bà phải làm việc từ 5g sáng tới 1g sáng ngày hôm sau. Mỗi ngày chỉ được ăn một bữa cơm duy nhất vào lúc 1g chiều. Tác giả bài báo, Yen Duong, nhà báo kiêm phóng viên nhiếp ảnh, cho hay bà Đào, 46 tuổi, làm ô-sin tại Ả Rập Xê-út trong hơn 7 tháng trước khi trở về Việt Nam vào tháng Tư năm nay.

https://baomai.blogspot.com/
Phạm Thị Đào, 46 tuổi, cho biết cô đã làm việc hơn 18 giờ một ngày và được cho cùng một bữa ăn để sống - một lát thịt cừu và cơm.

Phóng sự điều tra của tờ Al Jazeera, cơ quan truyền thông tiếng Ả Rập, mang tựa đề: “Ô-sin Việt ở Ả Rập Xê-út: Lao động quá sức, bị ngược đãi, bị bỏ đói.”

Một số phụ nữ được phỏng vấn nói họ bị buộc phải làm việc ít nhất 18 tiếng một ngày, bị bỏ đói, đánh đập và ngăn cản, không cho về nước.

Một trường hợp khác là trường hợp chị Trịnh Thị Linh, đến từ Hà Nam. Chị Linh cho biết như nhiều người đồng cảnh ngộ chị đã gặp bên Ả Rập Xê-út, hộ chiếu của chị bị tịch thu ngay khi tới Riyadh.

Chị Linh, 30 tuổi, kể lại với Al-Jazeera rằng chị được hứa mức lương 388 USD /tháng, và rất mừng vì gia đình rất nghèo, và mức lương tháng đó cao hơn thu nhập của gia đình trong hai vụ mùa.

https://baomai.blogspot.com/  
Sang và con gái 12 tuổi của mình ở nhà tại tỉnh Tây Ninh, phía tây nam Việt Nam. 'Tôi chỉ muốn cô ấy quay lại. Chúng tôi không bao giờ ngờ rằng điều này là khó khăn - để cô ấy rời khỏi nhà, con cái và người thân của cô ấy ở đây, 'anh ta nói.
Chị phải làm việc 18 giờ một ngày, và như bà Đào, mỗi ngày chỉ được ăn một bữa. Khi chị Linh = xin đổi chủ, là một quyền của người lao động dựa trên hợp đồng, thì bị nhân viên tại công ty môi giới Việt Nam quát tháo và dọa nạt.

Rốt cuộc chị phải tuyệt thực cho tới khi chủ nhân đồng ý trả chị lại cho công ty môi giới ở Ả Rập Xê-út.

Nhưng thật không may, bà chủ của gia đình thứ nhì còn tệ hơn nhiều.

“Bà chủ giữ vali của tôi, lấy hộ chiếu, không cho tôi dùng điện thoại và không cho tôi nấu ăn lấy. Tôi không có băng vệ sinh để dùng, tôi phải rửa chân cho các chủ nhân và đấm bóp họ. Có lúc, bà chủ vất thức ăn còn thừa, thay vì cho tôi ăn.”

Ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Liên đoàn Lao Động Việt Tự do có trụ sở tại Úc, là tổ chức giúp lao động Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài bị ngược đãi ở nhiều nước, nói tình cảnh vừa nêu không chỉ xảy ra cho những người giúp việc ở Ả Rập Xê-út.

https://baomai.blogspot.com/
  
Ông Hùng nói:
“Trường hợp này xảy ra nhiều nước khác nhau chứ không riêng gì Ả Rập Xê-út. Có nhiều trường hợp ngược đãi là bởi vì những người này là công nhân nghèo ở dưới quê, có người không biết chữ, không rành về các hợp đồng. Hợp đồng mà họ ký không phải là hợp đồng với các chủ nhân, mà là do những người môi giới ở Việt Nam ký. Nhiều người không biết nội dung hợp đồng nói gì. Khi đến nơi thì chủ nhân nói hợp đồng không có giá trị. Vì vậy họ đi là toàn bị lưà gạt. Họ sang bên đó với hy vọng có thể được đối xử tốt và đem nhiều tiền về để nuôi gia đình nhưng thực sự ra là hầu hết những công nhân Việt Nam đi gặp những hoàn cảnh bị ngược đãi và bị bóc lột rất là nhiều.”

Nhưng có lẽ tình cảnh người lao động Việt Nam ở Ả Rập Xê-út còn khó khăn hơn vì luật kafala của Ả Rập Xê-út, vốn cấm người giúp việc đổi việc và rời Ả Rập Xê-út nếu không được phép của chủ nhân. Đây là một quy định nhằm trói chân các nạn nhân phải tiếp tục làm việc với chủ, dù bị ngược đãi.

https://baomai.blogspot.com/
  
Nhiều người lâm vào tình trạng tuyệt vọng tới mức họ thà bị cảnh sát bắt giữ và trục xuất về nước, chứ không còn chịu đựng được cảnh bị bóc lột và và ngược đãi.

Tờ Asia Times dẫn lời bà Nguyen Thi May Thuy thuộc Văn Phòng Lao động nước ngoài Việt Nam, nói rằng môi trường làm việc đối với những người giúp việc nhà hạn chế những tiếp xúc với thế giới bên ngoài và vì thế, các nạn nhân bị ngược đãi rất khó có thể thu thập chứng cớ cho thấy họ bị ngược đãi.

https://baomai.blogspot.com/
  
Một số hiếm hoi may mắn thoát được kể lại những điều kiện sinh sống tương tự như những nô lệ.

Trên trang Facebook riêng, chị Phạm Thị Đào chia sẻ kinh nghiệm cay đắng của mình. Chị nói:
“Tôi biết rằng trong tư cách là những người giúp việc, chúng tôi phải làm quen với những điều kiện làm việc khó khăn. Chúng tôi không đòi hỏi nhiều. Xin đừng bỏ đói, đừng đánh đập chúng tôi, cơm ngày 3 bữa. Nếu đạt được những điều đó, chúng tôi đã không phải kêu cứu.”

Bà Bảo Khánh, Trưởng đài Vietnam Sydney Radio ở Úc, nói người Việt phải lên tiếng để giúp đồng bào ở trong nước tránh bị lừa gạt.

“Mọi người cần phải lên tiếng về vấn đề này. Nếu chúng ta không lên tiếng thì người lao động Việt Nam sẽ bị gạt để mà lấy tiền, bị dụ dỗ để đưa đi lao động nhưng thực ra chỉ giúp nhà cầm quyền hoặc các nhóm tham nhũng giàu thêm mà người dân thì khổ thêm.”

https://baomai.blogspot.com/
  
Ả Rập Xê-út là một trong những nước nhập khẩu người giúp việc lớn nhất thế giới.

Dựa trên các số liệu của Bộ Lao động Việt Nam thì hiện nay có khoảng 20.000 lao động người Việt ở Ả Rập Xê-út, ước lượng trong số này có 7000 tới được mướn làm ô-sin, phục vụ các gia đình Ả rập. Hồi năm 2014, hai nước đã ký thỏa thuận 5 năm cho phép thêm nhiều công dân Việt Nam sang lao động tại vương quốc Ả Rập Xê-út.

https://baomai.blogspot.com/  




Hoài Hương

https://baomai.blogspot.com/

Ai mở được trường và vì sao không cần sách giáo kh...
Trung cộng là nguồn cung cấp ma túy vào Mỹ?
Nhân quyền ở đâu trong lối chào K-pop của Kim Jong...
Khi vợ chồng cãi nhau trước mặt con cái
Trái tim màu tím đã mất, tìm thấy nhờ vào con chó
Con gái của nhiếp ảnh gia chiến tranh VN kể về cuô...
Người Việt gắng gượng phục hồi sau bão Florence
Carina Hoàng _ Diễn viên Việt trên vòm trời Úc
Sinh viên tình báo của CSVN
Ơn ông Trump, Kim Jong-un phá hủy cơ sở tên lửa
LHQ giữ phút im lặng để tưởng nhớ Chủ tịch Quang
Thiên thần PAC trợ giúp người dân Việt Nam
Adam, Eve và tình yêu, tình dục thời online
Điểm sách “Silent Invasion- China’s Influence In A...
Phở Saigon Funyo của ông chủ Tàu ở Hàng Châu
Giá trị 18 triệu đô la cocaine bên trong những hộp...
Ông Trump muốn tử hình tội phạm ma túy
California thông qua luật ‘có lợi’ cho người làm n...
Bệnh viện hầm và cuộc nổi dậy Hungary 1956
Jack Ma rút lời hứa tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.