Monday, September 24, 2018

Ai mở được trường và vì sao không cần sách giáo khoa?

https://baomai.blogspot.com/

Nhân ngày khai giảng năm học mới ở Việt Nam đầu tháng 9, tân đại sứ Anh có bài blog bằng tiếng Việt 'Nền giáo dục Anh dành cho tất cả mọi người'.

Gareth Ward giới thiệu hệ thống giáo dục Anh Quốc và ngỏ lời mời tới mọi công dân trẻ tuổi của Việt Nam.

https://baomai.blogspot.com/
  
Nhưng ở chính nước Anh, việc tổ chức trường học ra sao và lý do gì khiến việc dùng sách giáo khoa ngày càng giảm đi?

Ai được mở trường và dạy từ cấp tiểu học?

Theo luật pháp Anh Quốc, cha mẹ, giáo viên, doanh nghiệp, hội đoàn tôn giáo và cả các hội từ thiện đều có quyền mở trường học.

Anh Quốc định nghĩa bất cứ cơ sở giáo dục nào dạy nhiều hơn 5 học sinh ở độ tuổi 5-16 tuổi, với giờ học toàn phần (full-time) đều phải xin quy chế trường học.

Nhưng trên thực tế, một trường tiểu học thường có ít nhất 300 học sinh, nên tiêu chuẩn mở trường cần có mặt bằng nhà cửa ổn định và ngân khoản lâu dài và vai trò của chính quyền là rất quan trọng.

Nhà nước bảo đảm trường công dạy miễn phí cho mọi trẻ em 5-16 tuổi.

Nhưng các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có quyền tự xin giấy phép mở trường và quyết định chương trình học, thời khóa biểu riêng.

https://baomai.blogspot.com/
  
Bộ Giáo dục Anh sẽ chỉ định ra tiêu chuẩn giảng dạy và Thanh tra Giáo dục (Ofsted) kiểm tra, đánh giá các trường định kỳ.

Tất nhiên, các kỳ thi quốc gia như GCSE, A-level, IB (tú tài quốc tế) thì chung cho cả trường công và trường tư.

Anh Quốc có các loại trường gì?

https://baomai.blogspot.com/
Học sinh Anh biểu tình (02/2014) cùng nghiệp đoàn giáo viên với biểu ngữ 'Cút đi Gove' - khi đó, ông Michael Gove là Bộ trưởng Giáo dục Anh. Quyền của học sinh và các phụ huynh rất cao và hoạt động của họ có thể thay đổi chính sách giáo dục Anh Quốc

Trường công (state school): đây là trường do chính phủ trả tiền nuôi giáo viên, nhưng chương trình học lại do các hội đồng địa phương kiểm soát.

https://baomai.blogspot.com/
  
Giáo viên trường công cũng được hưởng  quyền lợi hưu trí và lương như công chức của các hội đồng địa phương (council) trên toàn nước Anh.

Thời khóa biểu và cách phân bổ nguồn tài chính, tái đầu tư là tùy từng 'council' nên mỗi quận ở Anh có thể có ngày khai giảng và nghỉ hè, nghỉ đông khác nhau.

https://baomai.blogspot.com/
  
Một loại trường công khác ít hơn về con số là grammar school (trường chuyên cấp 2), có truyền thống hàng trăm năm.

Lấy tên từ các trường từ thời Trung Cổ vốn đều dạy ngữ pháp La tinh (Latin grammar), đây là loại trường công miễn phí nhưng không phổ cập cho tất cả.

Để vào một trong hơn 200 trường grammar ở Anh và Bắc Ireland (trên tổng số 3000 trường trung học), học sinh hết tiểu học phải dự kỳ thi tuyển 11+.

Trên cả Liên hiệp Vương quốc Anh có 10 nghìn trường công ở cả cấp tiểu học và trung học, tính đến 2017.

Trường tự quản (free school):

https://baomai.blogspot.com/
  
Gần đây, làn sóng yêu cầu tính linh hoạt hơn trong giảng dạy thúc đẩy nhiều cha mẹ và các hội đoàn ở Anh đòi mở trường 'tự quản'.

Tiếng Anh gọi đây là 'free school', vừa có nghĩa là tự do hơn về cơ chế giảng dạy, vừa miễn phí.

Khác các trường tư thu phí, trường tự quản là hoạt động giáo dục bất vụ lợi.

Sau khi trường đã ra đời và tự bầu ra hội đồng quản trị (trust) thì chính phủ Anh có nghĩa vụ cung cấp ngân sách.

Nhưng vì đây là tiền cấp thẳng của Bộ Giáo dục nên các hội đồng địa phương không liên quan gì và không được can thiệp vào giảng dạy.

Việc thuê tuyển giáo viên, tiêu chí học tập là hoàn toàn do trường quyết định.

https://baomai.blogspot.com/
  
Cũng cần giải thích rằng truyền thống yêu tự do học thuật và giáo dục ở Anh có từ rất lâu.

Các đại học lâu đời như Oxford, Cambridge cũng đều ra đời từng các lớp dạy học nhỏ của tăng lữ, quý tộc, gọi là 'hall', sau tiến lên thành college.

Tự dạy cho con ở nhà (home schooling):

https://baomai.blogspot.com/

Ngày nay, Anh vẫn có nhiều phụ huynh phản đối việc chính quyền can thiệp vào giáo dục và chọn cách dạy học cho con ở nhà (home schooling).

Mốt này đang phát triển và trong năm học 2016-17, có chừng 48 nghìn trẻ em Anh học ở nhà, tăng lên từ con số 34 nghìn của năm học trước.

Bộ Giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cha mẹ trong việc dạy con tại nhà và có hướng dẫn để họ tìm tư vấn tại đây.

Một số đại học cũng đang dùng uy tín lâu đời để mở trường trung học và tiểu học dạng free school.    

https://baomai.blogspot.com/
Học sinh lớp 9 trường Kirkby High School, Merseyside, Anh Quốc trong giờ học công nghệ thông tin: các em làm bài ngay trên máy tính.

Gọi là 'university technical college' các trường cấp 2 này chuẩn bị cho học sinh lên cấp đại học.
Nhỏ nhất trong nhóm free school là 'trường dự án' (studio school), cấp trung học, gắn với ngành nghề cụ thể, cách học dựa trên dự án (project-based learning).

Lấy cảm hứng từ các xưởng thợ châu Âu thời Phục Hưng, studio school có thể chuyên về kiến trúc, tạo hình, âm nhạc, công nghệ kỹ thuật số, và có môi trường gần như công xưởng, văn phòng, studio thiết kế.

Trường đạo (faith school):

https://baomai.blogspot.com/

Các giáo hội ở Anh theo truyền thống đều đã có trường học theo tiêu chuẩn luân lý, đạo đức của họ.

Nhiều nhất là trường Anh giáo (Church of England), Công giáo La Mã (Roman-Catholic), Do Thái giáo, và gần đây có cả Hồi giáo.

Gọi là trường theo tín ngưỡng (faith school), nhưng ngoài phần cầu nguyện, học luân lý, tôn giáo, các bộ môn học khác vẫn do Bộ Giáo dục quyết định.

Đã có trường hợp trường bị phạt vì vi phạm chính sách.

Ngoài ra, có điều mà người Việt Nam có thể cho là lạ, là các faith school cũng nhận trẻ em theo đạo khác để mở rộng tính bao dung, hiểu biết về tôn giáo.

Bởi vậy, việc nhận một vài phần trăm trẻ em Hồi giáo, Ấn giáo và đạo Sikh vào trường Công giáo La Mã hay Anh giáo là rất bình thường.

Các em theo đạo khác không phải tham gia giờ cầu nguyện chung nhưng phần học còn lại thì hoàn toàn giống với đa số các bạn.

Trường theo dạng học viện (academy):

https://baomai.blogspot.com/
  
Đây là dạng trường tư hoạt động theo quy chế từ thiện, không được thu phí, và theo giáo trình độc lập.

Một số trường công bình thường hoặc grammar school được đổi thành academy, theo chính sách từ thời Thủ tướng Tony Blair (2002), tăng tính tự chủ cho trường.

Tuy nhiên đến nay, theo báo The Guardian (07/2018), cuộc thử nghiệm nhằm lập ra vài trăm academy trên toàn xứ Anh (England) đang gặp vấn đề.

Một số hội phụ huynh học sinh chống lại việc academy có quyền tự chủ tài chính đã chỉ bỏ tiền thuê hiệu trưởng lương cao mà bỏ bê quyền lợi học sinh, giáo viên.

Các trường tư (private school):

https://baomai.blogspot.com/
  
Trường tư khác với trường công ở chỗ học sinh phải đóng học phí nhưng đổi lại thì trường hoàn toàn tự chủ về tài chính, cách học, cách dạy.

Trường tư nội trú (boarding school) nuôi ăn ở cả tuần, hiện thu phí từ 14-34 nghìn bảng Anh một năm, dành cho giới nhà giàu ở Anh.

Gần đây, các trường này cũng thu hút ngày càng nhiều con cái giới có tiền ở Trung Quốc, châu Á và Trung Đông.

Một số trường nổi tiếng như Eton, Harrow, Bedford, Charterhouse đều có lịch sử hàng trăm năm.

Giống như trường grammar, các boarding school cũng chia theo giới tính thành trường nữ, trường nam hoặc pha trộn (co-ed boarding school).

https://baomai.blogspot.com/
Nữ sinh trường tư Fettes College ở Edinburgh, Scotland. Đây là trường có cả học sinh nam và nữ, dạng 'co-ed day and boarding school'

Trường tư cũng có loại bán trú (private day boarding), nơi học sinh đến học nhưng tối thì về nhà, giá tất nhiên là rẻ hơn nội trú.

Có chừng 7% số học sinh ở Anh học các tường tư thu học phí.

Dạy học thu phí còn là một ngành kinh tế lớn của Anh, đã đóng góp vào GPD chừng 9,5 tỷ bảng năm 2014, theo Oxford Economics.

Điều thú vị là một báo cáo của chính phủ đã nêu ra con số này để nói rằng "tiền các trường tư đóng góp cho kinh tế nhiều hơn ở thành phố Liverpool và đài BBC".

Rất ít dùng cần sách giáo khoa

https://baomai.blogspot.com/
  
Điều khiến Anh khác biệt với thế giới là trường công không bắt buộc dùng sách giáo khoa (textbooks).

Nói chính xác hơn thì tính đến giai đoạn 2013-15, chỉ 8-10% học sinh cấp 2 ở Anh đôi khi được giáo viên dùng sách giáo khoa toán lý hóa như hướng dẫn (guide).

Sách giáo khoa từng có mặt trong trường học Anh ở dạng 'tài liệu tham khảo' nhưng đã trở nên lỗi mốt và số lượng bán ra giảm đi.

https://baomai.blogspot.com/
  
Cách học thuộc lòng, học sinh ghi chép từ bảng đen phấn trắng có từ thời Victoria (Thế kỷ 19), và nghe nói vẫn còn ở Ấn Độ nhưng không còn ở Anh.

Không có sách giáo khoa thì học sinh Anh dùng gì?

https://baomai.blogspot.com/
  
Các trường, căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cả nước thỏa thuận với Bộ Giáo dục, tự soạn các dạng 'e-reader' hoặc cấp iPad cho học sinh.

Trong chương trình chung, học sinh Anh dựa vào các nhóm đề tài, gọi là Key Stage, có các nội dung học, tên sách đọc trên mạng Resources.

Giáo viên thì dùng Teacher Resources và học sinh dùng worksheet để làm bài.

Trong lớp học đôi khi học sinh và giáo viên cũng cần in nội dung ra giấy nhưng đa số tài liệu chỉ có ở dạng digital.

Thầy cô chấm điểm cho học sinh cũng qua iPad, hoặc laptop.

Điều này không có nghĩa là khối lượng sách cần đọc cho học sinh Anh là nhỏ.

https://baomai.blogspot.com/
  
Các cấp đều có danh sách sách cần đọc (reading list) rất phong phú, nhất là môn tiếng Anh, các môn lịch sử, địa lý.

Ví dụ, các tiểu thuyết, truyện ngắn của Jack London, Jane Eyre mà Việt Nam dịch cho người lớn thì ở Anh học sinh lớp 7 đã đọc.

Nhưng gần như mọi sách đọc và sách làm bài tập đều có ở thư viện trường.

Chúng ta nên nhớ luật ở Anh ghi rõ trường công là trường dạy miễn phí nên trường không thể bắt buộc cha mẹ học sinh bỏ tiền ra mua sách giáo khoa.

Hiệu sách vẫn bán sách nếu ai cần mua thêm khi chọn đi sâu vào chủ đề môn học.

Tất nhiên, sách giáo khoa ở Anh vẫn là các loại sách cho năm cuối cấp hai, chuẩn bị cho các kỳ thi.

https://baomai.blogspot.com/
  
Sách bán công khai khắp nơi nhưng việc mua và dùng là không bắt buộc và mọi nội dung cho kỳ khi GCSE đều có trên mạng miễn phí.

Từ 2015-17 có cuộc tranh luận ở Anh nói liệu có cần đem sách giáo khoa trở lại lớp học hay là không.

Hồi đó, Bộ trưởng Giáo dục Lizz Truss (sinh năm 1975) muốn học sinh Anh dùng lại sách giáo khoa toán như ở Đức, Hàn Quốc.

Nhưng ý kiến của bà Truss bị chính bà Katherine Mathieson, chủ tịch Hội Khoa học Anh (British Science Association) bác bỏ.

https://baomai.blogspot.com/
  
Bà Mathieson ví dạy học như đá bóng - không ai đọc sách giáo khoa để biết cách đá bóng ra sao, mà cứ chạy ra sân, vừa học vừa đá.

Bà không chấp nhận kiểu học thuộc lòng các con số và công thức ghi trong sách, mà muốn tiếp tục mô hình dạy các môn khoa học ngay trong phòng thí nghiệm.

Vì thế, sách giáo vẫn khó quay lại 'tràn ngập' lớp học Anh.

https://baomai.blogspot.com/
  
Theo một điều tra dư luận gần đây của YouGov (09/2017) thì chỉ có 8% giáo viên ở Anh đồng ý là họ sẽ cố gắng đưa sách giáo khoa vào lớp tính đến năm 2020.

https://baomai.blogspot.com/

Trung cộng là nguồn cung cấp ma túy vào Mỹ?
Nhân quyền ở đâu trong lối chào K-pop của Kim Jong...
Khi vợ chồng cãi nhau trước mặt con cái
Trái tim màu tím đã mất, tìm thấy nhờ vào con chó
Con gái của nhiếp ảnh gia chiến tranh VN kể về cuô...
Người Việt gắng gượng phục hồi sau bão Florence
Carina Hoàng _ Diễn viên Việt trên vòm trời Úc
Sinh viên tình báo của CSVN
Ơn ông Trump, Kim Jong-un phá hủy cơ sở tên lửa
LHQ giữ phút im lặng để tưởng nhớ Chủ tịch Quang
Thiên thần PAC trợ giúp người dân Việt Nam
Adam, Eve và tình yêu, tình dục thời online
Điểm sách “Silent Invasion- China’s Influence In A...
Phở Saigon Funyo của ông chủ Tàu ở Hàng Châu
Giá trị 18 triệu đô la cocaine bên trong những hộp...
Ông Trump muốn tử hình tội phạm ma túy
California thông qua luật ‘có lợi’ cho người làm n...
Bệnh viện hầm và cuộc nổi dậy Hungary 1956
Jack Ma rút lời hứa tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ
Mỹ ra mắt máy bay tiếp nhiên liệu KC-46 Pegasus

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.