Saturday, September 22, 2018

Bệnh viện hầm và cuộc nổi dậy Hungary 1956

https://baomai.blogspot.com/

Vào mùa thu 1956, khi quân đội Liên Xô đàn áp phong trào nổi dậy phản kháng chế độ cộng sản ở Hungary, Erzsebet Seibriger khi đó mới ba tuổi và gia đình cô bé đã chạy xuống một trong những hang động tự nhiên của Budapest, nơi họ trú ẩn an toàn khỏi xe tăng, bom đạn.

https://baomai.blogspot.com/
  
Nhưng nơi này - một bệnh viện dưới lòng đất nơi bác sĩ, cha của Seibriger chữa trị cho cả người cách mạng Hungary lẫn binh lính Liên Xô - đã ám ảnh họ trong suốt nhiều năm.

https://baomai.blogspot.com/  
Các cơ sở y tế được xây dựng bên dưới lòng đất ở Quận Buda của thủ đô Budapest trong thời Thế Chiến II

Sau khi quân Liên Xô nghiền nát cuộc nổi dậy, hàng chục ngàn người Hungary đã bị cầm tù hoặc xử tử vì đã tham dự phong trào, trong đó có cả những bác sĩ đã chữa trị cho các tay súng bị thương khi chiến đấu đòi tự do.

Do bị đau tim nên cha của Seibriger không bị bỏ tù, nhưng ông bị tước giấy phép hành nghề.

https://baomai.blogspot.com/
  
"Ông là một trong những người may mắn," Seibriger nhớ lại. "Nhưng đã có một nỗi sợ hãi triền miên trong nhà tôi, sợ rằng rồi ông rốt cuộc cũng sẽ bị bắt đi."

Cho dù chính phủ đã công bố về sự tồn tại của bệnh viện này từ năm 2002, và tới năm 2017 đã là lúc kỷ niệm 10 năm Bảo tàng Bệnh viện trong Đá Chống Hạt nhân, nhưng nơi đây vẫn đóng băng với thời gian, đầy bí ẩn và những câu chuyện chưa được kể. Câu chuyện của Seibriger là một trong hàng trăm những câu chuyện được khơi lại kể từ khi bảo tàng mở cửa.

https://baomai.blogspot.com/
  
"Nhiều người Hungary vẫn không biết về nơi này," Fruzsina Polacska, nhà điều phối marketing cho bảo tàng, nói.

Ngày nay, những chiếc giường ở một khoa điều trị được xếp các hình sáp những binh lính Hungary, Đức và Nga, mô tả lại cảnh tượng khi bệnh viện lần đầu tiên được dùng trong thời Thế Chiến II.

https://baomai.blogspot.com/
  
Một căn phòng khác có một tượng bác sĩ Seibriger khi đó còn trẻ, đứng giữa những chiếc giường có bệnh nhân bị thương trong cuộc nổi dậy 1956.

https://baomai.blogspot.com/
Sự tồn tại của Bệnh viện trong Đá được giữ kín cho tới tận năm 2002

Những hang động tự nhiên bên dưới quận Buda của Budapest nằm trên bờ tây sông Danube chảy giữa thành phố trong suốt chiều dài lịch sử đã được dùng vào rất nhiều mục đích khác nhau, từ là nơi để chứa thực phẩm cho tới nơi giam tù, cho tới nơi làm hậu cung khi quân Ottoman cai trị thành phố trong Thế kỷ 16. Khi Thế Chiến II nổ ra, một phòng điều khiển hệ thống báo động phòng không đã được xây đặt trong một trong các hang này, và khi cuộc chiến trở nên khốc liệt, những người lãnh đạo thành phố đã phác kế hoạch xây dựng các trạm y tế khẩn cấp tại đây.

Bệnh viện trong Đá, mở vào năm 1944, được nối với lối đi dẫn đến bệnh viện St John's nằm trên mặt đất ở gần đó, nơi có thể tiếp tế thực phẩm tươi và đồ nhu yếu phẩm. "Thời đó như bệnh viện đó là rất hiện đại," Polacska nói. "Họ có mọi thứ mà họ cần."

Hoặc có vẻ là như vậy.

https://baomai.blogspot.com/
  
Do Thế Chiến II tiếp tục kéo dài và Liên Xô tiếp tục bao vây Budapest, Bệnh viện trong Đá trở thành nơi duy nhất trong thành phố bị ném bom dữ dội này mọi người có thể tới để được chụp X-quang hoặc được phẫu thuật. Bệnh viện nhanh chóng trở nên quá tải, có tới 700 bệnh nhân - cao gần gấp 10 lần khả năng tiếp nhận của nó.

Các bệnh nhân đã được điều trị thì không muốn rời đi vì sợ hãi cuộc chiến bên ngoài, và thân nhân, bạn bè của những người bị thương cũng vào, lấy bệnh viện làm nơi trú ẩn.

https://baomai.blogspot.com/
  
"Từng tấc đất đều được chiếm dụng hết," Nữ Bá tước Ilona Szechenyi, một tình nguyện viên làm việc cho Hội Hồng Thập tự tại bệnh viện khi đó, nói với sử gia của bảo tàng trong một cuộc phỏng vấn hồi 2008. Bà nhớ lại việc phải ngủ trên cáng cứu thương vừa trống chỗ do có một bệnh nhân tử vong.

"Máu khô ập xuống người tôi, mùi ngột ngạt, cảm giác không hề dễ chịu chút nào," bà nói.

https://baomai.blogspot.com/
Bệnh viện trở nên quá tải trong thời chiến, là nơi chữa trị cho tới 700 bệnh nhân

Bệnh nhân thì quá đông mà thuốc men vật dụng thì thiếu thốn, khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan khắp nơi; hàng ngày những xác chết được đưa ra ngoài, chôn tạm vội vã trong những hố bom. Những dải băng được gỡ khỏi người chết để dùng băng bó cho bệnh nhân mới.

"Điều kiện vệ sinh rơi vào mức tồi tệ nhất. Mùi hôi thối không thể chịu nổi bốc lên khắp nơi," Gyula Steinert, một bác sĩ tình nguyện nhớ lại. Câu chuyện của ông đã được ghi lại trong cuốn sách mà con gái ông là Agota Steinert viết.

Cuối cùng, những hư hại do các trận ném bom gây ra đã làm gián đoạn nguồn cấp nước của bệnh viện và phá huỷ đường hầm nối tới bệnh viện St John's.

https://baomai.blogspot.com/
  
Khi cuộc bao vây kết thúc vào tháng 2/1945, Hungary chịu sự kiểm soát của Liên Xô, nhiều bác sĩ, y tá từng làm việc tại bệnh viện này đã bỏ chạy khỏi đất nước để không phải sống dưới chế độ Xô-viết, nhờ vào những giấy chứng nhận bảo trợ quốc tế mà họ được Hội Hồng Thập tự cấp cho trong cuộc chiến.

Tuy nhiên, bác sĩ Seibriger chọn ở lại, quay trở về nhà mình ở Quận Lâu đài gần đó.

https://baomai.blogspot.com/
  
Khi giao tranh nổ ra giữa người Hungary và Liên Xô hồi 1956, bác sĩ Seibriger lại tới bệnh viện làm nhiệm vụ, lần này ông mang theo vợ và hai con nhỏ.

https://baomai.blogspot.com/
Do Thế Chiến II kéo dài, Bệnh viện trong Đá trở thành bệnh viện duy nhất có khả năng chụp X-quang và tiến hành các ca phẫu thuật.

"Những kỷ niệm của tôi là cảnh chạy vòng quanh, chơi trò trốn tìm," Seibriger kể lại. "Tôi nhớ là mọi người được đưa đến trên những chiếc cáng cứu thương. Nhưng khi đó, là trẻ con thì tôi thấy thú vị, vui vẻ khi nhìn những cảnh đó. Giống như là đang chơi trò chơi vậy."

Sau khi cuộc nổi dậy bị nghiền nát, bác sĩ Seibriger được trao một cơ hội nữa để rời khỏi đất nước, khi mà nhiều người chạy thoát qua những đoạn biên giới tạm thời mở toang.

"Chúng tôi đã ra khỏi nhà, nhưng cha tôi quay trở lại và nói ông không thể rời bỏ đất nước, bởi bệnh viện này có thể cần tới ông vào bất kỳ lúc nào," Seibriger nhớ lại. "Mẹ tôi không muốn ra đi mà không có ông. Cho nên chúng tôi ở lại."

Cuộc cách mạng cũng là lúc lần cuối nơi này được dùng làm bệnh viện. Do Chiến tranh Lạnh và những mối đe doạ về nguy cơ bị tấn công bằng hạt nhân dâng cao, bệnh viện được chuyển đổi thành hầm trú ẩn chống hạt nhân và được Đảng Cộng sản Hungary cầm quyền giữ bí mật.

https://baomai.blogspot.com/
  
Một hệ thống trữ nước được lắp đặt thêm, có thể cung ứng đủ nước sạch cho thời gian ba tuần. Hệ thống cấp khí được lắp với những tấm lọc carbon để lọc sạch không khí nhiễm độc.

Hầu hết thiết bị này đến nay vẫn đang còn hoạt động tốt.

https://baomai.blogspot.com/
Trong thời Chiến tranh Lạnh, bệnh viện được biến thành hầm trú ẩn tránh hạt nhân.

Việc bác sĩ Seibriger từng làm việc tại bệnh viện này tiếp tục ảnh hưởng tới con gái ông mãi về sau, rất lâu sau khi bệnh nhân cuối cùng được xuất viện.

Không chỉ là ông không có công ăn việc làm gì trong suốt nhiều năm, phải sống trong nỗi sợ hãi có thể bị bắt đi bất kỳ lúc nào, mà còn là việc ông cấm con gái tham dự vào bất kỳ hoạt động nào tại trường học có liên quan tới cộng sản, chẳng hạn như các lễ kỷ niệm Ngày 1 tháng Năm.

"Đây thực sự là điều khó khăn đối với tôi, một đứa trẻ tuổi teen, đứng ngoài làm những thứ khác với bạn bè," bà nhớ lại.

Seibriger cũng bị trường y từ chối vài lần, cho dù bà đạt điểm cao. Với việc toàn bộ các trường đại học đều do chế độ cộng sản kiểm soát, bà nghi rằng việc từ chối nhập học này là do các hoạt động trong quá khứ của cha bà, người qua đời năm 1977.

https://baomai.blogspot.com/
  
Mãi cho tới khi chủ nghĩa cộng sản cuối cùng sụp đổ tại Hungary hồi 1989 và thời gian qua đi, Seibriger mới nhận biết được cha mình đã can đảm tới mức nào - người bác sĩ duy nhất làm việc tại bệnh viện trong cả thời gian Thế Chiến II và trong cuộc nổi dậy của người Hungary.

Nay, khi đã trở thành người bà với sáu đứa cháu, Seibriger vẫn sống tại Budapest, nơi gần Bệnh viện trong Đá. Bà trở lại cơ sở này lần đầu tiên kể từ sau cuộc nổi dậy, khi nó được khai trương thành một bảo tàng, hồi 2007. Hướng dẫn viên khi đó không biết về những gì đã diễn ra tại bệnh viên này hồi 1956 và chỉ nói về vai trò của nó trong thời Thế Chiến II.

Kể từ đó, Seibriger đã giúp nhân viên bảo tàng chắp nối các câu chuyện về vai trò của bệnh viện trong cuộc nổi dậy, và đã tặng cho nơi này những dụng cụ y tế cùng các giấy tờ chính thức của ông cho bảo tàng.

https://baomai.blogspot.com/
  
"Nơi này rất quan trọng với tôi, và điều rất quan trọng là nó làm lịch sử sống lại, trở nên gần gũi với những người thời nay," Seibriger nói. "Câu chuyện chân thật, cho thấy những người từng làm việc tại đây đã dám liều mạng sống của họ tới mức nào."

"Tôi nay nhận ra rằng tôi không thể than phiền gì về những điều ông ấy đã làm," bà nói thêm. "Cha tôi đã rất can đảm, và tôi rất hạnh phúc vì tôi có thể kể ra câu chuyện về ông, và câu chuyện của tôi."




Sara Toth Stub

https://baomai.blogspot.com/

Jack Ma rút lời hứa tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ
Mỹ ra mắt máy bay tiếp nhiên liệu KC-46 Pegasus
7 lập luận sai lầm của NHNN Việt Nam
Flakka là ma túy tổng hợp đáng sợ nhất ở Mỹ
Chuyện cặp vú và thằng ăn cướp
Hậu duệ Alexander Đại đế trên dãy Himalaya, Ấn Độ
Trung cộng bán Flakka "làm con người phát điên"
Trần Đại Quang chết theo đúng "Quy Trình"
Khách du lịch Venice bị phạt $580 khi ngồi xuống
Từ kẻ thù thành đối tác
Gặp gỡ đồng tác giả 'Những mảnh đời rách nát'
Bí ẩn cái chết của Trần Đại Quang
9 sản phẩm công nghệ mới
Mỹ đang trả giá đắt vì bỏ rơi VNCH và bắt tay TC
Guna Yala, 'thiên đường cho giới tính thứ 3'
Người hay lý sự thông minh hơn?
Mỹ cấm vận Trung cộng vì mua vũ khí Nga
Tội nghiệp bác Quang!
Việt Nam_ Mang cờ Mỹ đi biểu tình làm gì?
Cách mạng công nghệ 4.0

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.