Sunday, September 23, 2018

Adam, Eve và tình yêu, tình dục thời online

https://baomai.blogspot.com/
Tình yêu là chủ đề tạo cảm hứng cho họa sĩ trong nhiều thế kỷ, nếu không muốn nói là hàng thiên niên kỷ.

Và bởi ngày càng nhiều người tìm đến những ứng dụng hẹn hò để tìm kiếm tình yêu, trải nghiệm về hẹn hò trên mạng là chủ đề mà các họa sĩ đương đại bắt đầu khám phá.

Một triển lãm mới đầy hấp dẫn tại Bảo tàng nghệ thuật Kunshalle ở Bremen, Đức đã theo dấu những cách thức thể hiện tình yêu và mối quan hệ trong nghệ thuật nhiều thời kỳ khác nhau, từ những tình yêu lý tưởng theo cách nhìn cổ điển trước kia cho tới thời đại kỹ thuật số ngày nay.

Năm phần khác nhau của triển lãm - Cặp đôi Chuẩn mực, Cặp đôi Thật sự, Ái kỷ, Sắc, và Dục - đã cho thấy dù cách mô tả và sự kỳ vọng về tình yêu có thể thay đổi, thì vẫn có nhiều điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa trải nghiệm của người xưa và bây giờ.

Adam và Eva tất nhiên là cặp đôi đầu tiên và đã được nhiều họa sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử vẽ lại - thường là để mô tả sự nguy hiểm của đam mê xác thịt và bản tính tội lỗi của con người.

Nhưng với giám tuyển Jasmin Mickein, trong khi Eve được mô tả là bị con rắn cám dỗ (trong bức tranh của Adriaen Isenbrant vẽ về cặp đôi này năm 1520), thì nàng cũng trở thành khuôn mẫu cho tất cả các mối quan hệ tương lai noi theo - hoàn toàn theo nghĩa đen.

https://baomai.blogspot.com/
Adam và Eve thường được coi là cặp đôi đầu tiên, và chủ đề này được vẽ trong nhiều thế kỷ, như bức tranh này của Adriaen Isenbrant từ năm 1520.

"Cả hai đều sống ở Địa đàng và đam mê nhau, và rồi đến lúc một người chợt nhận ra là người kia không hoàn hảo, và thế là xảy ra khủng hoảng," bà nói. May mắn thay, hy vọng là các vấn đề đương đại không gây ra hệ quả kịch tính như khi Adam cắn vào trái cấm.

Mickein cũng nhìn thấy sự tương đồng giữa việc hẹn hò trên mạng với câu chuyện của Thần Ái tình (Cupid) và Tâm hồn (Psyche), một cặp đôi khác đã tạo cảm hứng cho nhiều thế hệ họa sĩ.

Tâm hồn yêu Thần Ái tình, người chỉ đến với nàng khi màn đêm buông xuống. "Cuối cùng nàng phát hiện ra 'Ôi, Thượng Đế ơi, con đang ngủ với Thần Ái tình,' và điều này tương tự như trò chơi trốn tìm trong hẹn hò trên mạng, khi mọi người sợ phải thể hiện con người thật của mình," Mickein giải thích.

Khoảnh khắc khi họ rốt cuộc chịu thể hiện mình chính là "khi mối quan hệ bắt đầu", bà nói.

https://baomai.blogspot.com/
Tranh chân dung gia đình của Carl Friedrich Demiani từ năm 1806 có vẻ thể hiện sự tự do với khi người ta cưới vì yêu nhau.

Khái niệm cặp đôi thật sự có liên hệ gần gũi với ý tưởng về tình yêu "lãng mạn", vốn chỉ mới trở nên phổ biến khoảng từ năm 1800.

Trước đó, quan hệ họ hàng hay sự thiết yếu của chính trị, kinh tế thường quan trọng hơn tình yêu và nếu cặp đôi chấp nhận để được vẽ chân dung thì thường đó là dấu hiệu cho thấy sự kết hợp về mặt chính trị hay xã hội.

Một bức tranh như chân dung gia đình Carl Friedrich Demiani từ năm 1806 rất đặc biệt, vì nó thể hiện niềm tự do mới mẻ khi người ta cưới vì yêu nhau.

Những hẹn hò đầu tiên

Tất nhiên, ngày nay ta có thể tự do cưới hay hẹn hò bất cứ ai ta muốn. Nhưng tự do này có thể trở thành nhược điểm vì chúng ta sẽ đến vô số những cuộc hẹn hò đơn điệu để cố tìm kiếm "người ấy".

Các nghệ sĩ thực hiện video là Katharina Dacrés, Lena Heins và Jakob Weth đã mô phỏng lại quá trình như tra tấn này bằng cách quay phim lại những cặp đôi ngồi đối diện nhau trong khi nói như đọc thuộc lòng đoạn đối thoại nhạt nhẽo cực kỳ giống với bất kỳ ai cố gắng kết nối với người khác qua ứng dụng hẹn hò.

https://baomai.blogspot.com/
Các nghệ sĩ video tên Katharina Dacrés, Lena Heins và Jakob Weth đã quay phim các cặp đôi với những đối thoại nhạt nhẽo như đọc thuộc lòng khi hẹn hò.

Hẹn hò trên mạng thường bị phê phán là quá tập trung vào vẻ ngoài nhưng chúng ta đang cố huyễn hoặc bản thân khi ta nghĩ rằng vẻ đẹp không nhất thiết là điểm thu hút cốt yếu, với mỗi độ tuổi sẽ có nét thẩm mỹ lý tưởng riêng.

Vào thế kỷ 19, người mẫu người Ý tên Vittoria Caldoni được các nghệ sĩ Đức sống ở Rome cực kỳ yêu chuộng đến mức "từ kỷ nguyên này mọi gương mặt đều giống nàng," Mickein nói.
Họa sĩ Anselm Feuerbach thì ngưỡng mộ vẻ đẹp cổ điển của người mẫu Ý Anna Risi đến mức ông đã vẽ nàng ít nhất 20 lần.

Và dĩ nhiên là không phải nhân cách của Sylvette David thu hút Picasso khi ông nhìn thấy nàng trong khu vườn cạnh nhà và quyết định muốn vẽ tranh về nàng.

Cũng như trong thế giới ảo, "đơn giản bạn thấy ai đó hấp dẫn và muốn biết về họ," Mickein nói.

https://baomai.blogspot.com/
Họa sĩ Anselm Feuerbach ngưỡng mộ vẻ đẹp cổ điển của người mẫu Ý Anna Risi đến mức ông đã vẽ nàng ít nhất 20 lần, như trong bức tranh Người chơi đàn Mandoline, vẽ năm 1868 này.

Nhưng tất nhiên vẻ đẹp là một thứ rất chủ quan, trong thực tế điều này đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Eylül Aslan thể hiện lại khi cô quyết định gặp 25 người đàn ông trên Tinder và hỏi mỗi người xem họ thấy gì hấp dẫn ở cô và điểm nào họ không thấy hấp dẫn.
Không ngạc nhiên gì khi mỗi người cho ra câu trả lời hoàn toàn khác biệt.

Aslan hóm hỉnh thu thập chúng vào một quyển sách mô phỏng lại cách thức quẹt sang phải nếu thích, và quẹt sang trái nếu không thích trên Tinder với những bức ảnh về phần "hấp dẫn" trên cơ thể cô ở bên phải và phần "không hấp dẫn" ở bên trái.

https://baomai.blogspot.com/
Eylül Aslan gặp 25 người đàn ông trên Tinder và hỏi họ là họ thấy cô hấp dẫn ở điểm nào và không hấp dẫn ở điểm nào trong tập sách ảnh Trompe I'Oeil năm 2016 của cô.

Ý tưởng về "ái kỷ" - tự yêu bản thân - nói chung có ý nghĩa tiêu cực trong lịch sử nghệ thuật, với hình ảnh những nhân vật đứng trước gương được sử dụng để chỉ sự yêu bản thân thái quá.
Nhưng với Mickein thì những bức tranh đó phần nhiều "phản ánh về mối quan hệ của chúng ta, về cách ta ứng xử với nhau và với nhu cầu của bản thân".

Đó là điều mà họa sĩ người Hà Lan Dries Verhoeven thấy bản thân suy nghĩ sau một thời gian dài sử dụng những ứng dụng như Grindr.

Verhoeven không tin vào ý nghĩ "thế giới ảo ít thực hơn thế giới ngoài đời" - nhưng anh thật sự cho rằng "nó khiến ta thể hiện những phần khác trong con người ta".

Trên mạng, Verhoeven nhận thấy sự tập trung chủ yếu là vào tình dục và những cuộc tình một đêm cho vui thay vì sự gần gũi, như "hầu hết các ứng dụng hẹn hò dành cho người đồng giới không khuyến khích bạn tỏ ra yếu đuối và hồ nghi," anh cho biết. 

https://baomai.blogspot.com/
Dries Verhoeven dành ra 10 ngày ở trong một căn phòng kín có lắp kính ở mặt trước khi giao tiếp với những người đàn ông khác qua ứng dụng hẹn hò trên mạng để khám phá về sự gần gũi.

Anh bắt đầu tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu anh sử dụng "những cách thể hiện rõ ràng về tính dục, cũng như để thể hiện những nhu cầu khác".

Kết quả là tác phẩm "Muốn vui chút không?" (Wanna Play? -Tình yêu trong thời đại Grindr), trong đó Verhoeven dành mười ngày sống trong một căn phòng với cửa kính kín khi giao tiếp với những người đàn ông khác qua hàng loạt ứng dụng - mà sau đó anh sẽ gặp gỡ họ ngoài đời để cùng nhau thực hiện những hoạt động không liên quan đến tình dục như nấu ăn cùng nhau hay khiêu vũ.

Verhoeven từ đó đã trở nên "có đầu óc phê bình rõ rệt hơn trước sự phát triển khiến chúng ta xa cách và cạnh tranh với nhau". Tuy nhiên, anh thừa nhận rằng mặc dù "đang cai Grindr nhưng tôi vẫn sử dụng nó khi muốn tìm kiếm bạn tình để quan hệ tình dục."

Xác thịt

Khía cạnh gợi tình trong quan hệ luyến ái từ lâu đã là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo trong suốt lịch sử nghệ thuật.

Mặc dù các họa sĩ không hẳn luôn nói rõ điều này, nhưng người phụ nữ với vòng ngực căng tròn trong bức tranh tên "Người tình" của Christiaen van Couwenbergh vẽ năm 1632 khiến ta có chút hồ nghi về ý định của nàng với chàng trai trẻ sau lưng khi nàng chỉ hướng về chiếc giường.

https://baomai.blogspot.com/
Bức tranh "Người tình" của họa sĩ Christiaen van Couwenbergh (vẽ năm 1632) được xếp trong phần gợi tình của triển lãm "Tình yêu là gì?"

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 17, các họa sĩ thấy thoải mái hơn khi thách thức truyền thống.

Trong tác phẩm in có tên "Nụ hôn" của Munch vào năm 1895, thân thể trần truồng của hai người tình như tan chảy vào nhau trong vòng ôm bất tận. 

https://baomai.blogspot.com/
Tranh "Nụ hôn" của Munch vào năm 1895 thể hiện thân thể hai người tình tan vào nhau khi họ hôn.

Hình ảnh này sau đó tạo cảm hứng cho họa sĩ người Ấn Độ Indu Harikumar khi cô vẽ những tranh minh họa cho tác phẩm "100 chuyện trên Tinder" (100 Tinder Tales).

Harikumar yêu cầu mọi người gửi cho cô trải nghiệm của họ khi sử dụng ứng dụng này, và sau đó cô xuất bản với những bức minh họa được tạo cảm hứng từ chuyện họ kể.

"Kết nối lập tức" (Instant Connection) là câu chuyện của tình yêu thời thế giới ảo, có thể kết thúc trong phòng ngủ chỉ năm phút sau khi cặp đôi gặp mặt nhau lần đầu trong đời thật và sau đó bừng nở thành tình yêu bền vững.

https://baomai.blogspot.com/
Indu Harikumar được tạo cảm hứng bởi tranh của Munch với một trong những tranh vẽ minh họa mà cô sáng tác trong tác phẩm "100 chuyện trên Tinder" (2016)

Nhưng tất nhiên chính Thần Vệ Nữ, nữ thần tình yêu và là mẹ của thần Cupid, luôn là nàng thơ vĩnh cửu của giới họa sĩ khi muốn thể hiện tình yêu và khao khát, dù chuyện tình của nàng còn lâu mới có thể coi là hoàn mỹ.

https://baomai.blogspot.com/
Câu chuyện về Venus và Cupid - thể hiện trong tranh của Carle (Charles André) van Loo vẽ năm 1740 - là tình cảm phức tạp.

"Venus kết hôn với Thần Lửa Vulcan nhưng Cupid không phải con họ, cậu bé là kết quả của cuộc ngoại tình với Thần Chiến tranh Mars," Mickein giải thích.

"Tình yêu không đơn giản hay rõ ràng. Tình yêu rất phức tạp," bà nói. Dù có hay không có sự hỗ trợ của Internet, thì chẳng có gì thay đổi. Có lẽ đó là lý do vì sao người ta chẳng bao giờ tìm thấy hiện thân hoàn hảo của tình yêu.




Cath Pound

https://baomai.blogspot.com/

Điểm sách “Silent Invasion- China’s Influence In A...
Phở Saigon Funyo của ông chủ Tàu ở Hàng Châu
Giá trị 18 triệu đô la cocaine bên trong những hộp...
Ông Trump muốn tử hình tội phạm ma túy
California thông qua luật ‘có lợi’ cho người làm n...
Bệnh viện hầm và cuộc nổi dậy Hungary 1956
Jack Ma rút lời hứa tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ
Mỹ ra mắt máy bay tiếp nhiên liệu KC-46 Pegasus
7 lập luận sai lầm của NHNN Việt Nam
Flakka là ma túy tổng hợp đáng sợ nhất ở Mỹ
Chuyện cặp vú và thằng ăn cướp
Hậu duệ Alexander Đại đế trên dãy Himalaya, Ấn Độ
Trung cộng bán Flakka "làm con người phát điên"
Trần Đại Quang chết theo đúng "Quy Trình"
Khách du lịch Venice bị phạt $580 khi ngồi xuống
Từ kẻ thù thành đối tác
Gặp gỡ đồng tác giả 'Những mảnh đời rách nát'
Bí ẩn cái chết của Trần Đại Quang
9 sản phẩm công nghệ mới
Mỹ đang trả giá đắt vì bỏ rơi VNCH và bắt tay TC

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.