Saturday, September 29, 2018

Bán dữ liệu cá nhân lấy tiền

baomai.blogspot.com
Các công ty đang đem bán dữ liệu của chúng ta và kiếm được bộn tiền từ đó. Vậy tại sao chúng ta không có hành động gì?

Trong làn sóng vụ bê bối Cambridge Analytica, các hãng cuối cùng đã buộc phải tuân thủ quy định chung về quản lý dữ liệu của EU, gọi tắt là GDRP, ít nhất là trong lãnh thổ châu Âu.

baomai.blogspot.com
  
Nhưng những tổn hại thì đã xảy ra rồi. Các dữ liệu cá nhân của chúng ta đã bị đưa ra trôi nổi, còn bản thân chúng ta thì mất quyền kiểm soát đối với những dữ liệu đó.

Thế nhưng sẽ ra sao nếu có cách để ta lấy lại một phần quyền kiểm soát, và kiếm được tiền từ việc đó?

Máy in tiền?

Có các công ty mới đang nổi lên, nói rằng họ rốt cuộc có thể trao cho chúng ta cơ hội lấy lại một phần quyền sở hữu đối với chính những thông tin cá nhân của mình.

Với việc loại bỏ những kẻ trung gian, tạo minh bạch và mở ra cơ hội kiếm tiền, họ nói họ muốn trao cho người dùng những phương tiện để quan sát được các dữ liệu cá nhân của chính những người dùng đó đã được sử dụng theo cách thức mà các hãng công nghệ khổng lồ không trao.

Tôi thích ý tưởng đem bán dữ liệu của chính tôi.

Nếu những lời hứa hẹn đó là thật, thì tôi sẽ có thể kiểm soát được việc ai sẽ dùng các dữ liệu đó (và dùng ra sao).

Hơn nữa, tôi sẽ kiếm được tiền từ những thứ mà cho đến nay tôi vẫn đang đem đi cho không.

Tôi quyết định điều tra: liệu các số liệu của tôi có thể thành một nguồn thu nhập khả thi không?

baomai.blogspot.com

Tôi tập trung vào các công ty khiến tôi có thể kiếm tiền được ngay lập tức.

Nhiều hãng như thế chỉ mới vừa hoạt động, chẳng hạn như Ocean Protocol, là hãng sẽ ra mắt công chúng vào đầu năm 2019 và sẽ đưa ra "giao thức trao đổi dữ liệu để mở khoá dữ liệu cho trí tuệ nhân tạo".

Một công ty khác nữa là Datacoup, hiện chưa mở ra cho người dùng đăng ký.

Permission.io sẽ trả cho người dùng các 'phiếu' (token) ASK, một dạng tiền ảo riêng của công ty này, để xem các quảng cáo. Nhưng vào lúc này thì chưa có cách nào để chuyển đổi các token ASK thành các món hàng không phải là sản phẩm ảo.

baomai.blogspot.com
  
Do chưa thể kiếm tiền từ những công ty này, tôi quyết định tập trung vào ba công ty khả thi hơn.

Trả lời câu hỏi

Có một cách để kiếm tiền từ "dữ liệu" của mình là điền câu trả lời cho các cuộc khảo sát online.

Hầu hết chúng ta đều có lúc này lúc khác chơi trò trả lời câu đố vui - vậy tại sao tôi không trả lời câu hỏi về bản thân mình mà lại còn được tiền?

baomai.blogspot.com

Có một công ty, CitizenMe, nói rằng họ đã chào mời "những khoản có giá trị thực sự từ cuộc đời trên mạng của bạn" bằng cách trả cho người dùng nếu họ trả lời các câu hỏi về bản thân họ. Tôi chọn phần đố vui có tên là "Dữ liệu của bạn có giá trị gì không?". Tôi hy vọng là có, cho nên tôi trả lời các câu hỏi.

Hầu hết những người tôi nhắc tới trong thử nghiệm này đều có phản ứng "xương bánh chè" - phản xạ bản năng rằng ta nên để ít dữ liệu cá nhân trôi nổi trên internet thay vì nhiều hơn. Và cho dù phần đố vui này sẽ thu thập những mẩu nhỏ thông tin về tôi, thì so với cả biển dữ liệu mà các công ty như Facebook đã có về cá nhân tôi nó cũng không có vẻ gì là quá nguy hiểm.

Sau khi trả lời 10 câu hỏi, CitizenMe gửi cho tôi £0,10 (13 xu Mỹ) vào tài khoản PayPal.

1 xu Anh không phải là quá tệ, bởi tôi chỉ mất vài giây để trả lời mỗi câu hỏi, thế nhưng sau khi tôi làm xong thì không còn phải đố vui nào nữa để làm. 10 xu Anh là mức tối đa tôi có thể kiếm được từ CitizenMe. Khởi đầu không hứa hẹn cho lắm.

Tôi chuyển sang Datum, một công ty vẫn chỉ đang trong những giai đoạn phát triển ban đầu và đang tự quảng cáo rằng họ là một công ty "lưu trữ và kiếm tiền từ dữ liệu blockchain".

baomai.blogspot.com
  
Datum cho tôi bán dữ liệu về vị trí địa điểm của tôi với giá 1 DAT một tháng, có giá trị chừng 1 xu Mỹ theo thông tin ghi trong app của họ. Nếu tôi có dữ liệu về vị trí địa điểm của hàng ngàn người để bán thì việc này có thể sẽ đáng làm, nhưng với 1 xu Mỹ thì không đủ khiến tôi bận tâm.

Vào lúc tôi viết bài báo này thì công ty này không có cơ hội nào khác để tôi đem bán dữ liệu cho họ. 

Chơi game ăn điểm

baomai.blogspot.com
  
Cuối cùng, tôi thử Wibson, một công ty mua dữ liệu và trả cho bạn "điểm Wibsons", là thứ mà bạn có thể đem quy đổi thành các phần thưởng để dùng cho các tài khoản Spotify Premium, thẻ quà tặng Visa và điểm tặng trong tài khoản Uber.

Nghe có vẻ hấp dẫn hơn. App của họ vẫn đang trong phiên bản thử nghiệm alpha, dự kiến sẽ ra mắt vào tháng Mười.

Tôi cho phép họ tiếp cận dữ liệu về vị trí địa điểm của tôi (được 15 điểm), và kết nối với tài khoản Facebook (được 20 điểm), LinkedIn (20 điểm), thông tin về thiết bị tôi sử dụng (25 điểm), và các tài khoản Google của tôi.

Theo công ty thì mọi dữ liệu sẽ được đem bán cho các đối tác của hãng, và các đối tác sẽ dùng chúng để phục vụ cho các chiến dịch marketing, nghiên cứu thị trường, hoặc để phục vụ hoạt động sáng chế.

Người dùng có thể chọn cung cấp dữ liệu trên cơ sở ẩn danh - chỉ cho biết về vị trí địa lý - hoặc với những chi tiết cho biết rõ hơn về cá nhân, như hồ sơ LinkedIn.

Một khi thông tin cá nhân của tôi được kết nối với app của hãng, tôi bắt đầu đem bán. Tôi cho Đại học Berkeley tiếp cận thông tin về thiết bị của tôi trong vòng 30 ngày, là thứ rõ ràng sẽ được dùng để giảm tắc nghẽn giao thông, và tôi nhận được 20 điểm.

Sau đó, tôi được 12 điểm từ việc trao dữ liệu cá nhân của tôi trên Google cho một dự án ấm nóng toàn cầu do Universidad Carlos III de Madrid thực hiện.

baomai.blogspot.com
  
Tôi được 11 điểm khi chia sẻ dữ liệu về vị trí địa lý của mình một lần nữa cho Đại học Berkley, mà lần này là cho dự án giao thông của trường.

Tôi lướt qua và chấp nhận mọi chào mời bán dữ liệu cá nhân, và kết thúc với số điểm kiếm được là 423. Đem đổi thì được một tháng dùng miễn phí trên Spotify hoặc được 10 đô la thẻ quà tặng Visa.

Nhìn chung, tôi sẽ không sớm bỏ việc hay thậm chí trông vào khoản "thu nhập" thêm từ những việc trên hàng tháng, bởi nó quả là thật ít ỏi. 

Không phải mọi dữ liệu đều tương đương nhau

baomai.blogspot.com
Bạn càng có nhiều ảnh hưởng tới người khác trong quyết định mua sắm tiêu dùng của họ thì dữ liệu cá nhân của bạn càng có giá

Hiện vẫn đang là những ngày khởi đầu của các công ty này, cho nên vẫn là còn quá sớm để nói liệu ta có thể kiếm được tiền thật hay không. Nhưng Rohit Talwar, một người theo thuyết vị lai và là của nhà xuất bản Fast Future, tin rằng sẽ đến một ngày chúng ta đạt được điều đó.

"Với những ai muốn chia sẻ dữ liệu thì đây là một cách tuyệt vời để tái cân bằng phương trình, lấy lại một phần quyền lực, bởi các công ty có xu hướng lấy dữ liệu cá nhân của chúng ta và sử dụng theo cách mà chúng ta không biết," Talwar nói. Nhưng không phải mọi dữ liệu đều được xử dụng theo cùng một cách, ông nói.

baomai.blogspot.com
  
"Những ai có cuộc sống thú vị, những người được coi là có khả năng gây ảnh hưởng tới người khác, những người có các mạng lưới kết nối to lớn, những người có dữ liệu cá nhân quan trọng có thể gây ảnh hưởng tới việc mua sắm của người khác, thì sẽ kiếm được nhiều hơn so với người chỉ đơn giản đi ăn ở quán McDonald's. Không phải dữ liệu cá nhân của ai cũng có giá như nhau."

Vậy đây có thể là vấn đề thực sự của tôi: dữ liệu cá nhân của tôi không được trả giá tốt cho lắm.

Quy mô kinh tế

Lý do khiến dữ liệu cá nhân của chúng ta là món hàng béo bở cho các công ty lớn là bởi họ có thể lấy được với số lượng cực lớn - hàng tỷ người dùng cung cấp dữ liệu cho thuật toán của họ mỗi ngày.

Bằng cách biết được mọi thứ quan trọng về người dùng, các hãng như Google và Facebook có thể đưa nội dung quảng cáo phù hợp tới những nhóm khán thính giả, độc giả phù hợp, một hoạt động đem lại những khoản thu vô cùng hấp dẫn.

Nhưng tôi thì sao? Tôi cho rằng mình sẽ không bao giờ có thể kiếm quá được vài đô la mỗi tháng từ việc đem bán thông tin cá nhân của mình.

baomai.blogspot.com
  
Tôi mong là mình sẽ được trao quyền với việc chia sẻ dữ liệu cá nhân và qua mặt được các công ty lớn, những hãng thường kiếm tiền từ thông tin cá nhân của tôi.

Một phần nhỏ trong tôi mường tượng ra rằng đây là một cuộc thử nghiệm để một phần là kiếm thêm tiền, một phần là cuộc thánh chiến chống lại các hãng công nghệ khổng lồ vốn đang kiểm soát rất nhiều thông tin trên internet.

Thay vào đó, tôi cảm thấy một cách không rõ rệt lắm sự không thoải mái về những thông tin mà tôi đã trao cho các công ty.

Wibson, Datum và CitizenMe có quyền tiếp cận tới dữ liệu về vị trí địa lý của tôi, cho nên họ biết là tôi lúc nào thì đang ở nhà, lúc nào đang ra góc phố mua đồ, họ biết tôi đăng gì công khai lên mạng xã hội, thậm chí cả là tôi dùng loại điện thoại nào họ cũng biết.

baomai.blogspot.com
  
Ngay cả Google, Facebook, và Apple cũng tiếp cận được với toàn bộ những thông tin đó, thậm chí còn nhiều hơn thế. Việc cho phép họ tiếp cận thông tin thì được giấu rất khéo trong rất các điều khoản, điều kiện lằng nhằng phức tạp của họ.

Có lẽ tôi không cần phải bận tâm nhiều tới chuyện kiếm tiền từ việc chia sẻ các dữ liệu cá nhân của mình. Vào lúc này, tôi nghĩ là tôi sẽ tiếp tục làm công việc tôi đang có thì hơn.

baomai.blogspot.com

Đại diện Việt Nam ngủ tại Liên Hiệp Quốc
F-35 bị tai nạn đầu tiên trong lịch sử 17 năm
Cần truy tố sư sãi làm nhục Chủ tịch nước CHXHCNVN...
Xe tự động Renault Symbioz của Pháp
Khúc vĩ cầm trong nghĩa trang!
Trump chơi cờ thế gài đảng Dân Chủ vào thế bí
Động đất và sóng thần ở Indonesia
Vì sao người khác 'chăn gối háo hức’ hơn bạn
Air Force One tuyệt vời sự kiện chỉ có một vài tổn...
Trung cộng yêu cầu không quốc tế hóa vấn đề Rohing...
Người Việt có thực sự tin vào nhân quả?
Cô gái TC 'bị giết' ở thác nước Thái Lan
Mỹ muốn xuất khẩu lòng heo sang Việt Nam
Cựu đại sứ VN tại Mozambique bị cáo buộc tiếp tay ...
Ánh mắt oán thù của người nhà ông TĐQ tại tang lễ
Nghề đưa thư và thư tín ở Mỹ
Nước Latvia khan hiếm đàn ông nhất thế giới
Diễn văn của TT Trump tại LHQ 25-9-2018
Cảnh sát Miami vừa có chiếc xe mới nhất
Triều Tiên có thể tuyên bố kết thúc chiến tranh

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.