Trung cộng là một trong các thị trường bán vũ khí chính của Nga ở châu Á
Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên quân đội Trung cộng do nước này mua các máy bay phản lực quân sự và tên lửa đối không của Nga. Mỹ nói rằng những vụ mua bán như vậy làm cản trở các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Moscow, vốn được đưa ra để đáp trả các hành động của Nga tại Ukraine và cáo buộc can thiệp vào chính trị Mỹ.
Trung cộng gần đây đã mua 10 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 và tên lửa S-400 của Nga.
Bắc Kinh đã không tham gia vào các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các đồng minh phương Tây áp đặt lên Moscow kể từ năm 2014.
Quân đội Trung cộng đã tham gia vào cuộc diễn tập quân sự lớn của Nga được tổ chức vào đầu tháng này.
Quan hệ giữa Mỹ và Nga suy giảm nhanh chóng sau khi Moscow chiếm Crimea của Ukraine vào năm 2014.
Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và tham gia quân sự vào cuộc nội chiến Syria.
Ai bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt?
Trung cộng và Nga diễn tập hải quân chung năm 2017
Cục Phát triển Thiết bị Trung cộng (EDD) và người đứng đầu, Li Shangfu, bị trừng phạt vì thực hiện "các giao dịch quan trọng" với công ty xuất khẩu vũ khí của chính phủ Nga, Rosoboronexport.
EDD và ông Li đã được thêm vào Danh sách Người bị Chặn, có nghĩa là bất kỳ tài sản nào họ tại Hoa Kỳ đều bị đóng băng và người Mỹ "nhìn chung bị cấm" làm ăn với họ.
Hơn nữa, EDD bị từ chối giấy phép xuất khẩu và bị loại khỏi hệ thống tài chính của Mỹ.
Washington cũng đưa vào danh sách đen thêm 33 người và cơ quan liên quan đến quân đội và tình báo Nga.
Lệnh trừng phạt theo luật Mỹ
Đạo luật Chống Đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (Caatsa) được thông qua vào năm 2017, cung cấp cho chính quyền Trump những biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị cần thiết để nhắm vào Nga, Iran và Bắc Hàn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh hôm thứ Năm 20/9 cho phép các biện pháp trừng phạt được thực thi.
"Mục tiêu cuối cùng của các biện pháp trừng phạt này là Nga", một quan chức cấp cao nói với các nhà báo.
"Các lệnh trừng phạt Caatsa trong bối cảnh này không nhằm mục đích làm suy yếu khả năng phòng thủ của bất kỳ quốc gia cụ thể nào" nhưng là "nhằm áp đặt chi phí lên Nga để đối phó với các hoạt động tàn ác của nước này".
Hành động tương tự đối với các nước khác sẽ được xem xét, Washington nói thêm.
Nga phản ứng như thế nào?
Một chính trị gia ở Moscow nói rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến việc bán các máy bay chiến đấu và tên lửa.
"Tôi chắc chắn rằng các hợp đồng này sẽ được thực hiện phù hợp với lịch trình," Franz Klintsevich, một thành viên quốc hội Nga, được trích lời trên Thông tấn xã Interfax của Nga.
"Việc sở hữu thiết bị quân sự này là rất quan trọng đối với Trung cộng", ông nói thêm.
Châu Á là thị trường nước ngoài quan trọng nhất đối với các nhà sản xuất vũ khí của Nga, được cho là chiếm 70% lượng xuất khẩu của Nga kể từ năm 2000.
Ấn Độ, Trung cộng và Việt Nam là những nguồn thị trường chính của Nga để bán vũ khí trong khu vực, theo một báo cáo gần đây của Chatham House.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.