Truyền thông Trung cộng đang hiện đại hóa mạnh và vươn ra thế giới bằng nhiều ngôn ngữ.
Trung cộng không muốn Tân Hoa Xã và CGTN phải đăng ký quy chế 'đại lý chính quyền nước ngoài' theo luật chống tuyên truyền và xâm nhập của Hoa Kỳ.
Trước đó, một quyết định của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nói họ sẽ buộc cơ quan đại diện của Tân Hoa Xã và CGTN tại Mỹ phải đăng ký là "foreign agents' (cơ quan công vụ nước ngoài).
Theo Bloomberg, sự việc mới nhất là càng làm chiến tranh thương mại Trung - Mỹ thêm phần căng thẳng.
Theo một luật có từ thời chống chủ nghĩa phát-xít, Mỹ có thể bắt truyền thông nước ngoài đăng ký là 'cơ quan đại lý, công vụ và đại diện' cho chính phủ nước khác.
Khi bị rơi vào quy chế này, các cơ quan báo chí nước ngoài sẽ bị hạn chế tiếp xúc chính giới Hoa Kỳ để tránh vận động hành lang, tác động đến chính trị Mỹ.
Cho tới nay, luật chống đặc vụ (secret agent) và đại diện nước ngoài (foreign agent) đã được chính quyền Donald Trump áp dụng với kênh RT của Nga.
CGTN tức China Global Television Network là bộ phận nước ngoài của Đài Truyền hình Trung ương Trung cộng, CCTV, phát bằng tiếng Anh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh, ông Cảnh Sảng nói rằng phía Trung cộng đã trao đổi và thảo luận "về kế hoạch trên của Hoa Kỳ", Reuters cho hay hôm 19/09/2018.
Khi được hỏi Bắc Kinh có trả đũa với các nhà báo Hoa Kỳ ở Trung cộng không, ông Cảnh Sảng chỉ nói nước ông "luôn tạo điều kiện cho phóng viên nước ngoài hoạt động đưa tin công bằng, trung thực".
Bản tin Reuters về câu chuyện này cho hay tuy thế, Trung cộng chặn tất cả các báo Phương Tây, và cả trang của các hãng thông tấn như Reuters.
Tuyên truyền cho Đảng và chính phủ
Các cơ quan truyền thông nhà nước của Trung cộng bị cho là hoạt động tuyên truyền cho chính phủ.
Thực ra, văn phòng đại diện China Daily Beijing, và People Daily's Overseas tức Nhân dân Nhật báo bản hải ngoại của Đảng Cộng sản Trung cộng, và trang Xin Min News đã phải đăng ký là 'foreign agent' ở Mỹ.
Nhưng diện lan tỏa của truyền hình tiếng Anh mà Trung cộng phát ra qua CGTN và Xinhua News rộng hơn các trang báo kia.
Theo Wall Street Journal, từ nhiều tháng qua, một số dân biểu Hoa Kỳ đã vận động cho việc này.
Một ví dụ bị phía Mỹ cho là làm tuyên truyền lộ liễu là việc truyền thông Trung cộng đặt một màn hình 18x12 mét ở ngay Time Square, New York.
Màn hình 18x12 mét ở ngay Time Square, New York của Tân Hoa Xã
Có từ năm 2011, màn hình này của Tân Hoa Xã liên tục chiếu phim của Trung cộng, gồm cả video 'nhấn mạnh chủ quyền' của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Hồi tháng 3/2018, một số dân biểu liên bang cũng yêu cầu đặt Viện Khổng tử của Trung cộng phải đăng ký theo luật về cơ quan công vụ nước ngoài.
Một số nhà vận động người Hoa hải ngoại, người Tây Tạng đã phê phán đài báo Trung cộng ở Phương Tây, coi đó là cách để Bắc Kinh tuyên truyền một chiều.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.