Tuesday, September 18, 2018

Gieo mầm hạt tốt

https://baomai.blogspot.com/

Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland. Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc. Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.

Hôm sau, một xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua.

https://baomai.blogspot.com/

Ông ta nói: – Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!

Ông Fleming đáp: – Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu. Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều.

Ông nhà giàu hỏi: – Đây là con trai anh phải không?

Vâng – Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.

Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé: – Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?

Cậu bé nhỏ nhẹ thưa: – Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

Nhà quý tộc lại gặng hỏi: – Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời: – Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây? Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình: – Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì? Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:

– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ! 

– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.

https://baomai.blogspot.com/

Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Sainte-Marie ở London. Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận. Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.

https://baomai.blogspot.com/

Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học. Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết.

https://baomai.blogspot.com/

Tên cậu chính là Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill. Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời. Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.

https://baomai.blogspot.com/

Điều này chứng minh rằng: “Hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho ra đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất”. Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và những người xung quanh… 


https://baomai.blogspot.com/

Trẻ Việt Nam ở London Fashion Week
Cộng sản sợ nhất
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Nhóm Pussy Riot 'bị đầu độc' ?
Trump sẽ áp đặt thuế quan 200 tỷ USD cho hàng hóa ...
Peter Navaro “Khắc tinh của Hán cộng”
Gián điệp “Kế hoạch ngàn người” của Trung cộng”
Những bức ảnh của giới quý tộc Anh Dafydd Jones
Âm nhạc, Ma túy và những cái chết ở Hà nội và Sydn...
Robots và đồng tác giả gốc Việt ở London Fashion ...
Cái hay của việc tốn thời gian đến chỗ làm
Người Mỹ với xu hướng Y Học tự nhiên
Những con số trên trái cây có nghĩa là gì
Typhoon Mangkhut gây thiệt hại nặng ở Hồng Kông, T...
Bầu cử tới 2018
Nghề khỏa thân lau nhà ở Úc
Florence, và 'điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến'
Trump sẽ gửi tin nhắn đến tất cả các phone di động...
Chi phí giáo dục ở nơi nào đắt nhất?
Cái ‘nhất’ đáng buồn

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.