Wednesday, September 19, 2018

Bí quyết cần học thời điểm dứt bỏ sự thua lỗ

https://baomai.blogspot.com/

Tại sao một con bạc cứ tiếp tục chơi, ngay cả sau khi đã thua rất nhiều tiền? Các nhà kinh tế gọi đó là sai lầm cứu tiền đã mất tiêu, một hiện tượng dẫn dắt ta đến quyết định tệ hại.

Bạn tới cửa hàng để mua chút sữa. Được nửa đường bạn mới nhớ rằng cửa hàng định đóng cửa vào các buổi chiều Chủ nhật. Và theo bạn biết, không có cửa hàng nào khác gần đó mở cửa. Tuy nhiên, bạn đã mất 10 phút đi bộ theo hướng đó rồi, vậy bạn cũng có thể hoàn tất chuyến đi này, đúng không ạ?

Trừ khi bạn rất cần phải nghỉ chân, chứ không thì đây là một cách nghĩ rõ ràng là ngốc nghếch. Tuy nhiên, kỳ lạ thay, mô hình nhận thức phi logic này là phổ biến trong việc đưa ra quyết định; thường kéo theo những hệ lụy lớn hơn. Một con bạc có thể gọi việc đó là đuổi theo cái thua lỗ.

https://baomai.blogspot.com/ 
"Kẻ buôn chứng khoán trái phép", Nick Leeson, làm ngân hàng Barings suy sụp vào năm 1995 với khoản lỗ 827 triệu bảng

Tục ngữ Anh- 'đừng ném tiền tốt theo tiền xấu'- cũng có nghĩa tương tự. Các nhà kinh tế gọi đó là sai lầm cứu tiền đã mất tiêu.

Tất cả chúng ta đều làm điều này. Đã bao giờ bạn đi xem phim và vẫn ở lại đến cùng khi mà mới được 10' đã chán ngắt- hoặc xem lại một chương trình TV mà trước đây bạn thích? Hoặc lập luận rằng "Mình đã mất rất nhiều tiền vào cái xe cũ này rồi nên vẫn phải thay cái hộp số hỏng".

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Những điều liên kết những ví dụ trên là hiện tượng tiếp tục ném nguồn lực tốt (thời gian hoặc tiền bạc) theo nguồn lực xấu, với hy vọng mọi thứ sẽ được cải thiện khi không có lý do xác đáng gì là sẽ như vậy.

Nói cách khác, người ta không muốn dứt bỏ cái đã mất. Chúng ta rất dễ tiếp tục đổ tiền và thời gian một cách vô lý vào một dự án mà nó không hiệu quả với hy vọng nó sẽ tốt hơn, hơn là chịu thua và dứt bỏ. Điều thúc đẩy ta làm việc này là sự lạc quan (rằng, trái với lẽ thường, tình hình sẽ cải thiện) và ghét bị thất bại.

Ngay cả động vật cũng có thể cho thấy sự thiên vị về cái đã mất toi. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Minnesota cho thấy chuột nhắt và chuột, cũng giống người, dễ mắc kế trong thì nghiệm về 'chờ đợi và thưởng'. Trong từng trường hợp, càng phải đợi lâu để nhận phần thưởng (với chuột là viên thức ăn, với người là video hay) thì càng ít muốn rời bỏ sự đeo đuổi cho đến khi không có thưởng. 

Theo một số nhà nghiên cứu, mô hình này có thể gợi ý một số lý do có tính tiến hóa cho khiếm khuyết không hợp lý về kinh tế này.

Vận may

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Trong công việc, hậu quả của việc đeo đuổi vô vọng các chi phí không thể thu hồi có thể là tai hại. Ví dụ đối với các công ty nhỏ, điều này có thể có nghĩa là, trì hoãn sa thải một công nhân mà bạn đã dành nhiều tháng huấn luyện, mặc dù rõ ràng ngay từ đầu người đó sẽ không bao giờ hết đào tạo.

Nhưng tinh thần như vậy sẽ đưa họ đến những khoản đầu tư khổng lồ hoàn toàn phi lý. Việc chỉ suy nghĩ về lợi nhuận có thể có trong tương lai làm cho họ không tính đến yếu tố đồng vốn đã chi và sẽ không thu hồi được. Lý do này là dễ thấy.

Sau khi bạn đã đầu tư 10 triệu bảng (13 triệu đô la Mỹ) vào một dự án mà nó chưa có lãi, trường hợp ném thêm 5 triệu bảng nữa sẽ dễ dàng được thuyết phục nếu bạn chỉ xem xét việc thu về được 5 triệu bảng- thay vì 15 triệu bảng. Nhưng, tất nhiên, trong thực tế, bạn cũng không muốn người ta bảo mình là ngốc vì rời bỏ dự án.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Trong cuốn sách của mình 'Nhanh và Chậm', Daniel Kahneman, được giải Nobel, đưa ra giả thuyết rằng suy nghĩ "chi phí mất không" thường là lý do tại sao các doanh nghiệp thay ban lãnh đạo mới, hoặc thuê tư vấn, ở giai đoạn đi xuống của một dự án. Ông nghĩ, không phải vì họ nhất thiết phải giỏi hơn những người lãnh đạo ban đầu- mà vì những người mới đến không mang theo gánh nặng chính trị nào (và sự miễn cưỡng liên quan đến việc dứt bỏ các thua lỗ, và cứ thế tiến bước).

Giống như một con bạc 'đuổi theo thua lỗ' tại một bàn chơi bài xì phé, những người mắc kẹt trong cái bẫy 'chi phí mất không' sẽ giả vờ tưởng rằng mình đang ở vận may. Nick Leeson, "Kẻ buôn chứng khoán trái phép' xấu xa, người gây ra sự sụp đổ của ngân hàng Barings Bank năm 1995, đã lập luận tương tự trong việc cố gắng khôi phục lại vị trí của mình sau một loạt các giao dịch tai hại ban đầu.

Chi tiêu thái quá trong chính trị

https://baomai.blogspot.com/ 
Cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan dẫn đầu phần chiến dịch 'Chỉ cần nói không''của chiến tranh chống ma túy của chính quyền Reagan . 
  
Việc đưa ra các quyết định ngu xuẩn và liên tục do sự phân tích 'chi phí mất không' cuối cùng sẽ làm công ty cạn dần tiền hoặc mất thị phần và do đó phải dừng lại.

Ngược lại, ngày càng ít có việc kiểm tra và cân đối quanh việc đưa ra quyết định chính trị. Chắc chắn nó không có tác dụng nên trên khắp thế giới, việc quay lại ngược chiều về chính trị được xem là yếu kém- lại khích lệ thêm các chính trị gia cố chấp tiếp tục đưa ra các quyết định gây tốn kém.

Nhiều ví dụ đã chứng minh cho xu hướng này ở cấp độ toàn cầu. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng công cộng nổi tiếng bị vượt kinh phí- thí dụ dự án "Đường sắt cao 2" được đề xuất của Anh - sắp sửa vượt kinh phí hơn 50 tỷ bảng Anh (65 tỷ đô la).

https://baomai.blogspot.com/ 
Sự phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc của Vương quốc Anh đã bị phê phán kịch liệt do chi vượt kinh phí một cách đáng kể.

Nhật Bản cũng có việc bổ sung tốn kém cho chi tiêu cơ sở hạ tầng. Đây là một phần lý do khiến đất nước này phải gánh chịu nợ quốc gia cao nhất thế giới. Trong đó có nhiều dự án cung cấp rất ít sự kích thích về tài chính, và có rất nhiều 'cầu không dẫn đến đâu', cả theo nghĩa đen và ẩn dụ.

Ở Mỹ, chính sách "chiến tranh chống ma túy" đã làm tăng số lượng người bị tù, tạo ra cơ sở hạ tầng nhà tù rộng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều bằng chứng rằng việc tập trung làm nhà tù có ít tác dụng làm giảm nghiện ma túy (và gây ra một loạt các tác dụng phụ khủng khiếp) các nhà lập pháp bây giờ phải vất vả với việc phá bỏ hệ thống có mặt ở khắp nơi này.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Cái bẫy về 'chi phí mất không' dẫn đến các quyết định tồi tệ ở mức hàng tỷ và nghìn tỷ đô la, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tài chính cá nhân- thí dụ các cá nhân lãng phí tiền tiết kiệm để sửa chữa một tài sản đất đai không có giá trị.

Chống lại sai lầm này

Vậy là sai lầm cứu tiền đã mất tiêu có ý nghĩa rất lớn đối với một cấp độ vi mô và kinh tế vĩ mô- cho việc ra quyết định chính trị và quyết định cá nhân trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, một nhận thức lớn hơn của quá trình suy nghĩ phi lý này có thể giúp chúng ta tránh rơi vào những cái bẫy này- và để các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị gia biết được khi khi họ bị như vậy.

Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể tránh được những cạm bẫy này?

"Tất cả chúng ta đều dễ bị những những lệch lạc này", tiến sĩ Jim Everett, một nhà tâm lý học xã hội và nhà nghiên cứu ở Đại học Leiden, nói. "Nhưng thông thường, chúng ta có thể chống lại chúng bằng cách lùi lại một bước và suy nghĩ chín chắn các lựa chọn thay thế."

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Khi cân nhắc liệu có nên tiếp tục đi tiếp một quá trình hành động hay không, ông nói, hãy luôn tự hỏi: 'Ta sẽ được gì hoặc mất gì nếu ta bám theo lựa chọn này, và ta được gì và mất gì nếu ta chuyển đổi?'

Nếu nghi ngờ, Everett đề xuất suy nghĩ lại toàn bộ chuỗi các quyết định đã dẫn đến thực trạng lúc này, và xem xét các điều phi thực tế - nói cách khác, điều gì là đúng và không đúng sự thật, một sự kiểm tra thực tế.

"Nếu được cơ hội chọn lại giống như trước, liệu mình có quyết định như trước không? Nếu không, thì tại sao lại không?"

https://baomai.blogspot.com/

Vì vậy, đó là một ý tưởng đơn giản, với các phân nhánh toàn cầu. Và cuối cùng, tất cả trở lại bài học đầu tiên về cờ bạc. Bất kỳ người chơi poker giỏi nào cũng biết khi nào thì bỏ chơi vì thua.



Madeline Gran

https://baomai.blogspot.com/

Đầu bếp nấu theo công thức cách đây 60.000 năm
Thượng nghị sĩ chống Trump bị bắt vì gian lận
ICC mở cuộc điều tra vụ Rohingya
Ăn vặt có nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư cao hơn
Jenny Đỗ: 'ung thư khiến tôi rõ hơn sứ mệnh của m...
Trump 'Sói già' có đang áp đảo ông Tập Cận Bình?
Ăn cắp bí mật thương mại tuồn về Trung cộng
Sau 42 Năm
Nhà hàng Tàu cho thực khách ăn chuột
Gieo mầm hạt tốt
Trẻ Việt Nam ở London Fashion Week
Cộng sản sợ nhất
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Nhóm Pussy Riot 'bị đầu độc' ?
Trump sẽ áp đặt thuế quan 200 tỷ USD cho hàng hóa ...
Peter Navaro “Khắc tinh của Hán cộng”
Gián điệp “Kế hoạch ngàn người” của Trung cộng
Những bức ảnh của giới quý tộc Anh Dafydd Jones
Âm nhạc, Ma túy và những cái chết ở Hà nội và Sydn...
Robots và đồng tác giả gốc Việt ở London Fashion ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.