Ngư lôi Yu-6 dài 22 feet của Trung cộng bị cuốnvào lưới ngư dân Việt Nam
Truyền thông Trung cộng trích lời giới chức Trung cộng nói trái ngư lôi ở bờ biển Phú Yên "do dòng hải lưu đẩy tới Việt Nam" từ phía Đông Bắc đảo Hải Nam.
Theo bài trên Tân Hoa Xã và trang Sina Weibo hôm 21/12/2018, Bộ Quốc phòng Trung cộng nói đây đúng là ngư lôi loại Yu-6 của Hải quân Quân Giải phóng.
Họ cho biết đây chỉ là loại ngư lôi huấn luyện, không có nhắm vào mục tiêu nào cả.
Cũng không như một số suy đoán trên mạng xã hội Việt Nam về chuyện "hải quân Trung cộng bắn tập gần Cam Ranh", giới chức Trung cộng nói đây là ngư lôi "bị thất lạc" sau một cuộc huấn luyện ở phía Đông Bắc đảo Hải Nam.
Tuy không nói rõ hơn về chi tiết sự kiện đó, bài trên Tân Hoa Xã nói cuộc diễn tập này xảy ra "ngay vùng phụ cận đảo Hải Nam".
Bài cũng nói vị́ trí của bờ biển Phú Yên, nơi trái ngư lôi "được ngư dân Việt Nam tìm thấy", nằm trên 500 hải lý về "phía Tây của quần đảo Tây Sa", tên Trung cộng gọi Hoàng Sa.
Mất cả ngư lôi mà không biết?
Phần bình luận của trang Weibo hiện có nhiều chỉ trích Hải quân Trung cộng.
Một số người bình luận tiếng Trung cười nhạo "Công nghệ tinh tế thật nhỉ, để đến nỗi mất tích không tìm ra", và yêu cầu "kỷ luật giới quân sự".
Người khác thì hỏi vậy người Việt Nam sẽ học được gì khi mở trái ngư lôi "lạc lối" này ra xem.
Bài trên trang mạng tiếng Trung cũng mô tả khá kỹ các thế hệ ngư lôi mà Hải quân Quân Giải phóng Trung cộng (PLAN) đã và đang sử dụng.
Họ cũng viết Yu-6 (Ngư 6) là thế hệ tương ứng với ngư lôi Mark-48 của Hoa Kỳ.
Ngư lôi Mark-48 của Hoa Kỳ
Các trang về công nghệ quốc phòng phương Tây cho hay Yu-6 (鱼 Ngư-6) là loại ngư lôi thế hệ mới, trang bị cho tàu ngầm, để chống hạm và chống tàu ngầm.
Yu-6 dùng bộ vi mạch Intel để dẫn đường, cao cấp hơn Yu-4 vẫn dùng công nghệ Liên Xô cũ.
Các trang mạng Trung cộng nói chung thường chú ý đến hoạt động hải quân tại khu vực Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải.
Hồi tháng 3/2018, Hải quân Trung cộng đưa tàu Liêu Ninh và nhiều chiến hạm, tàu ngầm, máy bay vào phô trương ở Biển Đông để khẳng định chủ quyền.
Từ đó đến nay, các quốc gia khác như Hoa Kỳ, và sau là Anh, Nhật, Pháp đều cử tàu đến đây để đề cao nguyên tắc coi tự do hàng hải trong vùng biển này là vấn đề quốc tế.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.