Pages

Monday, April 22, 2019

Bạn có đang dùng mật khẩu bị hack nhiều nhất?

BM

Hàng triệu người đang sử dụng mật khẩu quá dễ đoán cho các tài khoản nhạy cảm, theo kết quả một nghiên cứu.

Phân tích của Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Anh (NCSC) cho thấy 123456 là mật khẩu được sử dụng rộng rãi nhất cho các tài khoản bị vi phạm.

Nghiên cứu trên giúp chúng ta phát hiện ra những lỗ hổng trong kiến thức không gian mạng có thể khiến người dùng gặp nguy cơ bị khai thác.

BM
Liverpool đứng đầu danh sách mật khẩu của giới mê thể thao

NCSC đề nghị mọi người nên xâu chuỗi ba cụm từ ngẫu nhiên nhưng dễ nhớ với nhau để làm thành mật khẩu mạnh, khó cho kẻ gian đoán được.

Dữ liệu nhạy cảm

BM

Trong cuộc khảo sát trực tuyến đầu tiên, NCSC phân tích cơ sở dữ liệu công khai của các tài khoản bị vi phạm để xem những từ, cụm từ, và chuỗi mật khẩu dễ đoán nào thường được mọi người sử dụng.

Đứng đầu danh sách là 123456, xuất hiện với hơn 23 triệu mật khẩu. Chuỗi phổ biến thứ hai, 123456789, cũng không khó cho kẻ gian bẻ khóa hơn, trong khi các chuỗi khác trong top 5 dễ đoán bao gồm "qwerty", "password" và 1111111.

BM

Tên phổ biến nhất được sử dụng làm mật khẩu tại Anh quốc là Ashley, theo sau là Michael, Daniel, Jessica và Charlie.

Khi nói đến mật khẩu dễ đoán dùng tên các đội bóng đá thì Liverpool là nhà vô địch và Chelsea là thứ hai. Blink-182 đứng đầu bảng xếp hạng các mật khẩu chọn tên liên quan đến sinh hoạt âm nhạc.

BM

Những người sử dụng các cụm từ hoặc tên nổi tiếng cho mật khẩu cũng khiến tài khoản của mình có nguy cơ bị hack. Tiến sĩ Ian Levy, giám đốc kỹ thuật của NCSC cho biết.

"Không ai nên bảo vệ dữ liệu nhạy cảm bằng những thứ mật khẩu mà kẻ gian có thể đoán được, như tên họ, đội bóng đá địa phương hoặc ban nhạc mình yêu thích", ông cảnh báo.

Khó đoán

BM
Càng lên mạng nhiều thì người dùng càng cần có mật khẩu khó đoán

Nghiên cứu NCSC cũng hỏi mọi người về thói quen bảo mật và nỗi lo lắng của họ.

NCSC khám phá ra 42% người được thăm dò dự kiến bị mất tiền cho lừa đảo trực tuyến và chỉ 15% cho biết họ tự tin là mình hiểu biết đủ để tự bảo vệ.

Và ít hơn một nửa số người được hỏi sử dụng một mật khẩu riêng, khó đoán cho tài khoản email chính của họ.

BM

Chuyên gia bảo mật Troy Hunt, người duy trì cơ sở dữ liệu về các tài khoản bị hack, cho biết chọn một mật khẩu tốt là "quyền kiểm soát lớn nhất" mà mọi người có thể có cho việc bảo mật.

"Chúng ta thường không làm tốt công việc đó", ông nói.

Cho mọi người biết mật khẩu nào được sử dụng rộng rãi sẽ thúc đẩy người dùng có lựa chọn tốt hơn, ông nói.

Kết quả cuộc khảo sát được công bố trước hội nghị Cyber UK của NCSC sẽ được tổ chức tại Glasgow từ ngày 24-25/4.

BM

Quốc hận và tội ác CS
8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris
Thỏa thuận thương mại sẽ không kết thúc cạnh tranh Mỹ-Trung?
Thủ phạm là một tổ chức Hồi Giáo cực đoan Sri Lanka
Chuyện thường ngày ở Mỹ
Tỷ phú Đan Mạch mất 3 người con vì đánh bom ở Sri Lanka
Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước?
Đi du lịch, hưởng thụ quá nhiều sẽ thấy chán?
Hơn 200 người thiệt mạng ở Sri Lanka
Vì sao không nên dùng len cashmere, đồ nỉ và vải cotton
TC và VN gần chạm đáy 180 nước về tự do báo chí của RSF
Mỹ nhân trong phim "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris"
Bộ phim về giới đấu tranh thảm họa Formosa “Sợ???”
Làm sao để không 'mù loà' trong cảm xúc vì ấn tượng ban đầu
Báo cáo Mueller cuối cùng đã công bố. Chuyện gì kế tiếp?
Notre Dame de Paris, khi một linh hồn vĩnh viễn ra đi
Nhà thờ Đức Bà Paris đứng vững, các bảo vật vẫn an toàn
Các tỷ phú Pháp góp 450 triệu Mỹ kim sửa chữa Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà ở Paris ý nghĩa thế nào với người Pháp?
Vụ hỏa hoạn Notre Dame Paris

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.