Pages

Wednesday, July 10, 2019

Nam “Văn” _ Nữ “Thị” từ đâu?

BM
Trong thành phần tên người Việt Nam hiện nay, phần đông đều theo công thức: Họ + Tên Đệm + Tên Chính. Tên họ và tên chính thì không có gì phải bàn. Riêng về tên đệm, người Việt đã dùng từ bao giờ? Đây là câu hỏi không dễ trả lời vì không có sử liệu nào nói về vấn đề này. Chỉ biết rằng, nếu xét tên các nhân vật lịch sử ở thời kỳ dựng nước thì chúng ta thấy hầu hết chỉ có tên họ và tên chính, không có tên đệm.

Chẳng hạn, các vua Hùng đều không có tên đệm, như Hùng Dương (Lộc Tục), Hùng Hiến, Hùng Lân, Hùng Việp. Thời Hai Bà Trưng, ta có Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, Lê Chân, ...

Theo nghiên cứu của một số nhà ngôn ngữ học, tên đệm của người Việt Nam chỉ được phổ biến vào khoảng từ thế kỷ thứ 6 trở đi.

1_ NAM _ "VĂN"

BM  
  
Trong tên đàn ông Việt Nam, từ ngữ nào cũng có thể là tên đệm, nhưng nhất định không bao giờ là chữ Thị. Trong khi đó, tiếng thông dụng nhất là tiếng Văn. Học giả An Chi cho rằng chữ lót "văn" chính là "văn" trong "văn thân", nghĩa là "xăm mình" bằng cách dẫn chứng một đoạn trong Lĩnh Nam Chích Quái như sau:

"Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói: “Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại”.

Thế rồi, nhà vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có từ đấy". Cơ mà vẫn còn chút khúc mắc:

BM
  
1_ Nếu cho rằng từ "văn" trong tên đệm của đàn ông bắt nguồn từ tục xăm mình của người Việt cổ, vậy tại sao ở thời kỳ dựng nước như đã nói ở phần đầu, hầu hết các nhân vật lịch sử (nam) đều không có chữ lót này mà phải đến thế kỷ 6 tên đệm "văn" mới bắt đầu phổ biến?

2_ Nếu dựa theo câu chuyện trong Lĩnh Nam Chích Quái kia thì tục xăm mình của dân Bách Việt áp dụng cho cả đàn ông lẫn đàn bà cũng không sai: "ai nấy" cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. (....) Tục vẽ mình của "dân Bách Việt" bắt đầu có từ đấy.

Rõ ràng hai câu trên dùng từ chỉ chung chứ không phân biệt chỉ đàn ông mới xăm/vẽ mình.

Thực tế thì phụ nữ các bộ tộc nguyên thủy cũng thường xăm lên mặt, không loại trừ người Việt cổ, vậy chắc gì chỉ có mỗi đàn ông xăm mình?

Như vậy là phải giải thích bằng ngôn ngữ. Riêng chữ Văn trong tiếng Hoa có 3 từ gồm:

-
 có nghĩa là nghe - văn tấn (nghe tin tức), tin tức - yếu văn (tin quan trọng), nổi tiếng - văn danh; trong tiếng Việt văn hóa văn nghệ có lẽ là chữ Văn này.

-
 có nghĩa là nét gợn - tế văn mộc (gỗ mịn hạt), vân trang trí - vân thạch (đá có vân), tiếng Việt ta có từ họa tiết, hoa văn.

-
 có nhiều nghĩa gồm: chữ viết - Chung đỉnh văn (chữ khắc trên đồ đồng cổ), ngôn ngữ - Anh văn, Hán văn, chỉ có hình thức bên ngoài - hư văn, ngạch song lập với võ - văn quan, dáng vẻ thanh tao - văn nhân, một số hiện tượng thiên nhiên - thiên văn, thủy văn,... Chữ Văn trong tên đệm của đàn ông Việt Nam chính là sử dụng từ thứ 3 ().

BM
  
Ngày xưa chỉ có nam giới mới được đi học và đi thi, gọi là người có "chữ nghĩa", vậy chữ Văn trong tên đệm của đàn ông Việt có nghĩa là người có đi học, là học trò, lâu ngày thành ra ai cũng muốn mình là người có chữ nghĩa, có học nên thành ra Văn trong tên là như vậy.

2_ NỮ _ THỊ

BM
  
Về chữ thị (
), đây là một từ Việt gốc Hán. Thị nguyên gốc từ có nghĩa là họ (hoặc ngành họ). Thường người tàu dùng chữ "thị" sau họ của chồng người phụ nữ (not họ của bả) và không dùng tên cúng cơm của người nữ đó nữa. VD: Nàng Tô Thị là nàng vợ của ông họ Tô. Nhưng khi sang đến VN thì có sự khác biệt: Đàn bà trong nhà quyền quý VN thì vẫn giữ họ cha và thêm chữ Thị phía sau. Ví dụ như Cù Hậu (xem lại bài sử nước Nam Việt) khi chưa lên ngôi hoàng hậu thì gọi là Cù Thị (tức bà họ Cù) hay lâu lâu trong những tài liệu cổ ta vẫn nghe những danh xưng như: Hoàng hậu Dương thị, bà phi Nguyễn Thị... dịch ra là bà hậu họ Dương, bà phi họ Nguyễn vậy.

Chữ Thị là họ, nhưng chỉ 1 cá nhân riêng lẻ và chỉ dùng cho đàn bà đã lấy chồng. Để chỉ cả một họ số đông người ta dùng từ Gia (Diệp Gia, Tư Mã Gia, Viên Gia...) hoặc rộng hơn là Tộc, tiếng Việt gộp luôn 2 từ này tạo thành Gia Tộc.

BM
  
Đến khi chữ Nôm bắt đầu sử dụng rộng rãi và khi văn hóa VN bắt đầu hình thành một đường lối riêng thì chữ "thị" chỉ người phụ nữ lại đứng trước tên riêng của họ, vd: Thị Mầu, Thị Kính... và đến khoảng thế kỷ 15 thì chữ Thị đi luôn vào tên và họ của con gái, như một cách khẳng định về gốc gác của người đó, giống như trường hợp chữ văn ở trên. VD: Đoàn Thị Điểm - tức cô Điểm con gái ông (họ) Đoàn, Nguyễn Thị Cúc - cô Cúc con gái ông (họ) Nguyễn...

Phương Tây và Nhật giống nhau ở chỗ con gái lấy chồng rồi thì đổi sang họ chồng. Khác với người Việt, con gái vẫn giữ nguyên họ sau khi lấy chồng. Thậm chí ở Nhật và phương Tây không chỉ đổi trong cách xưng hô mà còn đổi trên cả giấy tờ. Cái này ai từng đi làm giấy tờ cho gia đình các xếp Tây hay Nhật lâu lâu vẫn gặp rắc rối nếu nhân viên phòng xuất nhập cảnh không có kinh nghiệm. Ở TC thì không biết bây giờ có còn phải đổi không nhưng chắc do ở VN vẫn còn nặng tư tưởng mẫu hệ từ tổ tiên truyền lại chăng?

Với tên con gái mà 4 chữ, thì thường là ảnh hưởng từ tàu, người tàu hay đặt tên có 3 chữ, trai gái gì cũng vậy, Vd: Lý Huệ Thủy, Vương Ngữ Yên... như vậy cái tên nghe ý nghĩa hơn, khi sang VN, người Việt cũng thích kiểu tên ý nghĩa như thế, thế là họ kết hợp với truyền thống, thêm chữ "thị" vào trước thành ra tên con gái VN phổ biến như ngày nay.

BM

Chồng Hàn đánh vợ Việt tàn bạo và hét 'Cô không ở Việt Nam'
Người Tàu mua vàng, rút tiền khỏi ngân hàng và thị trường chứng khoán
Đại sứ Anh tại Mỹ từ chức sau bất hòa ngoại giao và bình luận của Trump
Đàm phán mật về Hong Kong và nỗi buồn của bà Thatcher
Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan _ một công đôi ba việc
Mỹ chuyển tiếp cho Đài Loan 250 Manpad dòng Stinger
13 điều Kissinger ao ước, TT Trump đang thực hiện
Tiền vàng & Đàn bà nước Việt
Chúng ta là sản phẩm
Kỷ niệm 40 năm Phó Tế Nguyễn Mạnh San tại Oklahoma city _ USA
Tại sao tôi ủng hộ Tổng Thống Donald Trump?
Tổng thống Trump phản công sau khi bị đại sứ Anh phê bình
Đời sống 'làm ăn' nhộn nhịp phía sau cánh cửa nhà tù ở Anh
California có thể có thêm các trận động đất mới
Tại sao California hay bị động đất?
Tình dục thay đổi theo thời gian
Người Cha đáng kính và đáng thương
Hồ Chí Minh và những năm chưa biết
Mỹ chận đầu TC ở Á Châu
Tổng Thống Donald J. Trump _ Một trang sử vĩ đại

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.