Với việc Đài Loan mua thêm 250 súng phóng hỏa tiễn vác vai - MANPAD dòng Stinger thế hệ mới thì máy bay của Tàu cộng sẽ như sung chín trước gió lốc nếu muốn xâm nhập vào không phận của Đài Loan.
Dòng Stinger của Mỹ hiện nay là nỗi kinh hoàng của tất cả các dòng tiêm kích nếu lọt vào tầm bắn của nó. Stinger là loại vũ khí phòng không được sử dụng phổ biến trong nhiều cuộc xung đột, có thể được khai hỏa từ ống phóng cá nhân của binh sĩ hoặc gắn trên xe quân sự như Avenger, Humvee nhằm tấn công trực thăng, máy bay bay thấp hay cả mục tiêu trên mặt đất khi cần thiết.
Trước đây, các đầu nổ nặng 3 kg lắp vào các quá đạn bắn ra từ tổ hợp Stinger sử dụng cơ chế chạm nổ, tức nó phải bắn trúng vỏ máy bay thì đầu nổ mới kích hoạt, biến vỏ máy bay thành hàng trăm mảnh văng nhỏ để xuyên thủng và tiêu diệt mục tiêu. Hạn chế của loại đầu nổ này là nó sẽ giúp cho máy bay đối phương dễ dàng dò theo vệt di chuyển của nó để triệt hạ mục tiêu nếu nó bắn trật máy bay.
Hiện nay các quả đạn của dòng Stinger đã được trang bị "Ngòi nổ cận đích" do Raytheon - một nhà thầu quốc phòng và tập đoàn công nghiệp lớn của Mỹ với sản phẩm cốt lõi là vũ khí và thương mại điện tử, nơi mà trước đây quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper đã phục vụ.
Với việc trang bị ngòi nổ cận đích sẽ giúp hỏa tiễn kích nổ ngay cả khi không chạm được vào mục tiêu và có thể khiến máy bay bị hư hỏng nặng, thậm chí bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong trường hợp xấu nhất, một vụ nổ gần mục tiêu cũng sễ khiến phi công đối phương mất nhiều thời gian đánh giá thiệt hại, tạo điều kiện cho kíp bắn di chuyển đến nơi trú ẩn hoặc khai hỏa hỏa tiễn thứ hai.
Ngòi nổ cận đích cũng giúp Stinger cải thiện khả năng đối phó với các máy bay không người lái cỡ nhỏ, vốn rất dễ bị bắn hạ chỉ bằng một lực công phá nhỏ từ mảnh văng của đầu đạn. Các cuộc thử nghiệm tại căn cứ Eglin ở Florida vào năm 2018 cho thấy hỏa tiễn Stinger trang bị ngòi nổ cận đích này đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%. Các kỹ sư Mỹ cũng đang nghiên cứu chế tạo biến thể trực thăng tấn công Apache có khả năng mang theo dòng tên lửa hiệu quả này.
Như vậy, việc Đài Loan được Mỹ bán cho 250 hỏa tiễn Stinger với đạn bắn có trang bị ngòi nổ cận đích thì có khác gì Đài Loan đang nắm trong tay các nỏ thần của An Dương Vương. Đặc biệt với trí tuệ của người Đài Loan thì việc cải tiến các bệ phóng Stinger bằng cách lắp vào các thiết bị bay như các máy bay tầm thấp, tầm trung, trực thăng để nâng cao tầm bắn chạm tới các dòng máy bay hiện đại của Tàu cộng như J-10, J-16, J-20,... là rất khả dĩ.
Đó là lý do tại sao Đài Loan vừa rồi đã xuất hơn 2,2 tỉ USD để mua 108 xe tăng Abrams M1A2T và 250 tên lửa Stinger của Mỹ trong lúc họ chưa có đủ khả năng phòng không với những khí tài tối tân khác trước áp lực quá lớn từ lực lượng tiêm kích của Tàu cộng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.