Wednesday, July 10, 2019

Trung cộng đang đối mặt với những ngày tháng lụt lội kéo dài

BM
Thiệt hại do lũ lụt lớn nhất từ đầu năm ở Trung cộng

Theo trang ABC.net, vụ sạt lở này đã khiến một người tử vong trên đường đi bệnh viện bất chấp nỗ lực giải cứu sau 3 tiếng của đội cứu hộ, trước đó mưa lớn kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của hàng triệu người Trung cộng.

Mực nước dâng cao cũng khiến cho nhiều khu vực bị ngập lụt, sạt lở ở nhiều khu vực. Trong đó, phải kể đến vụ việc một cây cầu cũng bị sập ở phía nam tỉnh Quảng Đông của Trung cộng hay một tòa nhà ở thành phố Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung cộng bị cuốn trôi đi vì lũ lụt.

BM
Ngập lụt do mưa lớn ở Trung cộng.

Cơ quan cứu hộ Trung cộng cho hay có tới 61 người đã thiệt mạng và 35.000 người dân phải sơ tán sau đợt lũ quét này, đợt lũ tác động tới 8 tỉnh, thành, như Chiết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây, Trùng Khánh gây ảnh hưởng tới hơn 4,5 triệu người.

Theo trang China Daily, tại tỉnh Quảng Tây, có tới khoảng 20.000 hộ dân phải sống trong cảnh bị cúp điện. Các công trình đường sá, cầu cống... cũng bị thiệt hại nặng nề.

BM
Ngập lụt trên diện rộng.

Còn theo thông báo của Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung cộng thì trận lụt đã khiến cho khoảng 9.300 ngôi nhà đã bị sập và 3,71 triệu ha đất nông nghiệp bị thiệt hại, cuốn trôi 31.000 ha hoa màu, ước tính con số thiệt hại về kinh tế lên đến 13,35 tỷ nhân dân tệ (2,79 tỷ USD).

Ngoài ra, thông báo cũng cho biết có tới hơn 4.300 người đã được giải cứu khỏi nước lũ, trong đó những khu vực bị ảnh hưởng kéo dài từ tỉnh Quảng Đông ở phía Đông Nam đến Trùng Khánh, phía Tây Nam Trung cộng trên thượng nguồn sông Dương Tử.

Nguyên nhân gây ra thảm họa

BM
  
Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung cộng cũng đã cảnh báo tình trạng thời tiết sẽ xảy ra vào mùa hè này, theo đó các khu vực phía Bắc đất nước phải đối mặt hạn hán với lượng mưa thấp hơn trong năm nay.

Trái lại, mưa lớn kéo dài lại làm tăng rủi ro lũ lụt ở thượng nguồn sông Hoàng Hà. Bộ này cho biết, đợt lũ vừa qua là đợt lũ lớn nhất từ đầu năm tới nay với lượng mưa trung bình phổ biến từ 100-400mm, lớn nhất là 821 mm ở thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.

BM
Thiệt hại vật chật sau đợt lũ là vô cùng lớn.

Lượng mưa lớn là nguyên nhân gây ra việc dâng cao của mực nước sông của khoảng 50 con sông lớn mà trong đó phải kể đến những con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử. Còn mực nước ở hồ cũng vượt mức báo động từ 0,02-4,82m.

Cơ quan khí tượng Trung cộng (China's meteorological authority) cảnh báo sẽ có giông lớn và nước lũ sẽ dâng cao ở một số con sông nhỏ và lượng mưa hơn 150 mm ở các tỉnh Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông từ ngày 14/6.

BM
  
Sông Dương Tử (hay còn gọi là sông Trường Giang) là con sông dài nhất châu Á (6.385 km) và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nile ở châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ, trên con sông này có đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất thế giới.

Những năm gần đây, con sông này phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp nặng nề khiến nó trở thành con sông ô nhiễm nhất trên Trái Đất. Việc mất đi nhiều vùng đất ngập nước và hồ cũng làm gia tăng yếu tố lũ theo mùa.

BM
  
Trước khi đập thủy điện Tam Hiệp được xây dựng năm 2003 như một giải pháp phòng chống lũ lụt của dự án Kiểm soát Lụt lội và Phát điện, thì những đợt lũ lớn luôn là mối đe dọa thường trực cho người dân sống hai bên bờ sông.

BM
  
Trong đó, đợt lũ lớn gần đây nhất là vào năm 1998, tuy vậy đợt lũ gây thiệt hại kinh hoàng nhất phải kể đến là thảm họa năm 1954 khi giết chết khoảng 30.000 người (theo Britannica.com).

Con sông Hoàng Hà chính là con sông dài thứ hai châu Á (đứng sau sông Dương Tử) và chảy qua chín tỉnh ở Trung cộng, nó vừa là "Niềm kiêu hãnh của Trung cộng" lại vừa là "Nỗi buồn của Trung cộng" trong lịch sử hàng ngàn năm của Trung cộng.

BM
Đây là đợt ngập lụt lớn nhất kể từ đầu năm ở Trung cộng.

Bên cạnh những lợi ích thì tai họa từ lũ lụt của con sông này khiến người dân phải nơm nớp lo sợ, sau hàng thế kỷ bồi đắp và sự bao bọc của các con đê đã khiến con sông này chảy ở độ lớn hơn đất nông nghiệp ở 2 bên bờ sông.

Do đó, khi ngập lụt sẽ khiến nó trở nên nguy hiểm còn hơn cả con sông Trường Giang.

Trong lịch sử, những trận lụt khủng khiếp nhất là vào năm 1931 và 1887 khiến hàng ngàn người thương vong, theo Encyclopedia of Disasters: Environmental Catastrophes and Human Tragedies.

BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.