Wednesday, July 3, 2019

Hồng Kông _ Tức nước vỡ bờ

BM  
Người Hồng Kông biểu tình đêm 26/6/2019, trước thượng đỉnh G20, kêu gọi quốc tế can thiệp để chính quyền đặc khu từ bỏ dự luật dẫn độ.

Thời sự Hồng Kông với cuộc tấn công của người biểu tình vào trụ sở Nghị Viện đặc khu vào đúng ngày kỷ niệm Hồng Kông được trao lại cho Trung cộng là chủ đề được báo chí Pháp ra ngày 02/07/2019 quan tâm nhất, bên cạnh tình trạng bế tắc của Liên Hiệp Châu Âu, chưa nhất trí được về dàn lãnh đạo mới. Ngón đòn ngoại giao-truyền thông của tổng thống Mỹ, “bất ngờ đi thăm Bắc Triều Tiên” cách nay hai hôm, tiếp tục được phân tích.

Libération đã dành trang nhất cho tình hình Hồng Kông, với hàng tựa lớn: “Vì sao Hồng Kông bị tức nước vỡ bờ”, trên nền một bức ảnh chụp người biểu tình dùng sơn bôi đen huy hiệu đặc khu treo trên tường hội trường của Nghị Viện Hồng Kông.

BM
  
Tờ báo giải thích thêm : “Trong cuộc đấu tranh từ năm tháng nay chống lại một đạo luật dẫn độ bị coi là nhằm tăng cường quyền kiểm soát của Bắc Kinh, những người biểu tình đã tràn vào Nghị Viện. Sự kiện này là biểu tượng phản ánh một xã hội đang trên bờ vực đổ vỡ, đặc biệt nơi thanh niên”.

Nỗi lo ngại Hồng Kông bị mất tự do như ở Hoa Lục

Trong 4 trang báo bên trong, Libération phân tích thêm về lý do vì sao lại có tình trạng bạo động như vậy tại Hồng Kông. Đối với tờ báo, một trong những nguyên nhân chủ chốt là tâm lý bất mãn cao độ, đặc biệt là nơi giới trẻ, trước một tương lai ảm đạm, trong một chế độ bị Bắc Kinh kềm kẹp.

BM
  
Trong bài phóng sự rất sống động về cuộc biểu tình ngày hôm qua, với tựa là câu nói của một người biểu tình : “Sắp tới, ở đây không còn tương lai nữa”, đặc phái viên Libération nhắc lại nỗi lo ngại của người dân Hồng Kông:

“Từ cách đây một tháng, những người biểu tình đã nổi dậy phản đối dự luật dẫn độ về Trung cộng, một đạo luật sẽ đẩy mọi công dân Hồng Kông vào quyền sinh sát của một bộ máy tư pháp tham nhũng và theo lệnh của Đảng Cộng Sản Trung cộng. Đối với 7,4 triệu dân của lãnh thổ bán tự trị này, điều đó sẽ khai tử chế độ "một quốc gia, hai chế độ", vốn đảm bảo sự độc lập của ngành tư pháp và quyền tự do ngôn luận ở Hồng Kông cho đến năm 2047.

BM
  
Sau khi kế hoạch thông qua dự luật bị đình chỉ, những người biểu tình tiếp tục yêu cầu hủy bỏ hoàn toàn văn kiện này, đồng thời đòi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, lãnh đạo chính quyền đặc khu thân Trung cộng phải từ chức”.Libération đã trích dẫn nhiều phát biểu của những người biểu tình cho thấy rõ nỗi tuyệt vọng của người dân. Một cặp vợ chồng là kỹ sư, đi biểu tình cùng với con gái đang học ngành sinh hóa, đã cho biết quyết tâm tiếp tục cuộc đấu tranh, bất chấp lời khẳng định của chính quyền là dự luật đã bị dẹp qua một bên: "Chúng tôi sinh ra ở Trung cộng, nên biết rõ ác quỷ Cộng Sản là gì. Trong những năm gần đây, chúng tôi thấy nó mở rộng ảnh hưởng ở Hồng Kông. Mọi người hiện đã phẫn nộ, vì chẳng mấy chốc nữa, nơi đây sẽ không còn tương lai."

Một cụ già 80 tuổi cũng chia sẻ: "Tôi đã thực hiện cuộc biểu tình đầu tiên của mình vào năm 1958, vào thời người Anh, và tôi luôn đấu tranh cho công lý… Tôi đến đây để bảo vệ con cháu. Lần này, chính tương lai của xã hội chúng tôi đang bị đe dọa."

Hai triệu người biểu tình ở Hồng Kông tương đương với 20 triệu ở Pháp!

BM
  
Trong bài xã luận mang tựa đề ngắn gọn “Ý dân”, Libération biện hộ cho những hành vi bạo động của người biểu tình Hồng Kông.

Theo tờ báo, việc người biểu tình đột nhập vào Nghị Viện Hồng Kông có lẽ không phải là cách tốt nhất để phản đối. Hành động này chắc chắn sẽ tạo một cái cớ cho chính quyền để đàn áp phong trào. Nhưng hành động đó cũng phản ánh sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông khi thấy Bắc Kinh không ngừng gặm nhắm quyền tự chủ mà họ đã chấp nhận vào thời điểm Hồng Kông được bàn giao lại.

BM

Sự bực tức đã dẫn đến các cuộc biểu tình huy động đến hai triệu người. Nếu tính theo tỷ lệ, một cuộc biểu tình như vậy ở Pháp sẽ tương đương với gần 20 triệu người... Ý nguyện của người dân Hồng Kông là điều không có gì để nghi ngờ, hình thành dựa trên luật pháp, dựa trên các nguyên tắc tự do và quyền tự quyết.

Libération kết luận : Chỉ có một giải pháp danh dự cho cuộc khủng hoảng này: Bắc Kinh phải tôn trọng lời hứa, và đúng theo thỏa thuận đã ký kết (với Anh Quốc), phải để cho Hồng Kông sống cuộc sống của mình.”

Nếu Libération đã dành hồ sơ chính và tựa lớn trang nhất cho đề tài Hồng Kông, các báo còn lại cũng nêu bật sự kiện này trong trang quốc tế của mình. Le Figaro giới thiệu ngay trang nhất trong một hàng tựa nhỏ : “Tại Hồng Kông, cuộc nổi dậy chống Bắc Kinh dâng cao”, trong lúc La Croix thì nêu bật ở trang quốc tế sự kiện “Người Hồng Kông rầm rộ phản đối Bắc Kinh”.

Trump và Kim: Một bước tiến nhỏ đến hòa bình

BM
  
Hồ sơ Bắc Triều Tiên tiếp tục thu hút sự chú ý của báo Le Monde, đã đăng ở vị trí trang trọng nhất trên trang nhất của mình một bức ảnh hai nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên, vai kề vai, cùng bước qua lằn ranh phân chia hai miền Nam Bắc Triều Tiên, dưới hàng tựa bằng chữ in hoa : “Trump và Kim, một bước nhỏ tiến đến hòa bình”.

Tờ báo Pháp nêu bật ngay bên dưới hai nhận xét : Donald Trump hôm Chủ Nhật vừa qua đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân trên đất Bắc Triều Tiên. Chuyến đi đầy tính biểu tượng đó có thể giúp thúc đẩy trở lại các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng.

Ở trang trong, trong bài viết “Trump tiến một bước về phía Kim để thúc đẩy trở lại đối thoại”, Philippe Pons, thông tín viên kỳ cựu của Le Monde tại Tokyo, không ngần ngại cho rằng : “Một cái bắt tay nồng nhiệt của Tổng thống Donald Trump với nhà lãnh đạo Kim Jong Un vào Chủ nhật, ngày 30 tháng 6, tại Bàn Môn Điểm, một địa điểm mang tính biểu tượng cao, điểm liên lạc duy nhất trong khu phi quân sự, tiếp theo là động thái của tổng thống Mỹ vượt qua đường ranh giới phân chia Nam và Bắc Triều Tiên theo lời mời của người đối thoại, đó sẽ là những hình ảnh biểu tượng của một trang đang được lật qua trong lịch sử đau khổ của Triều Tiên”.


Trọng Nghĩa

BM
Hông Kông _ Đoàn kết theo chính nghĩa
Made in Vietnam _ trong thương chiến Mỹ-Trung
Tàu cộng đã chính thức “Té vào cung trượt” của Liên Sô
Cuộc gặp Trump - Tập sẽ 'phủ bóng' thượng đỉnh G20?
Từ biểu tình trên đường phố Hong Kong đến G20-Osaka
Nhân tài chạy xe ôm
Nghỉ thai sản ở các nước phát triển
Điều tra vụ tai nạn chết người, ‘tài xế bỏ đi’
Tổng thống Trump đổi giọng, đe dọa đánh thuế đối với hàng Việt Nam
Trung cộng thấm đòn tương chiến Mỹ
Hàng tỉ đôla hàng hóa TC né thuế quan Mỹ nhờ xuất khẩu từ VN
7 thứ bạn không thể nào giấu được Google
Bàn về xã hội Việt Nam và 'công thức người bị ghét'
Việt Nam qua những gương mặt
Mỹ rút khỏi hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật_TC lạnh sống lưng
Trump đả kích Việt Nam là 'kẻ lạm dụng' thương mại
Cách khắc phục hệ thống thực phẩm tàn phá môi trường
Trump và các cuộc gặp gai góc tại Thượng đỉnh G20
Tôi đã lên tiếng nhưng không ai tin tôi
Con trai bị đưa đi châu Âu và cuộc gặp sau 43 năm

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.