Saturday, July 13, 2019

Chuyện ăn uống, vệ sinh trong vũ trụ

BM
Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Apollo đã gặp phải những sự cố sức khỏe và để lại dấu ấn trong sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng.

24: Là số viên thuốc chống nghẹt mũi mà phi hành đoàn tàu Apollo 7 uống

Được phóng vào ngày 11/10/1968, Apollo 7 là chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên của tàu vũ trụ Apollo bay vào quỹ đạo Trái Đất.

BM
  
Sau sự cố các phi hành gia trên tàu Apollo 1 thiệt mạng do tai nạn hỏa hoạn, khoang điều khiển đã được thiết kế lại hoàn toàn.

Có rất nhiều thứ phụ thuộc vào nhiệm vụ này. Nếu sứ mệnh Apollo 7 thất bại, có thể Neil Armstrong sẽ không bao giờ được bước đi đầu tiên lên Mặt Trăng. Ít nhất là cho đến cuối thập niên - mục tiêu mà Tổng thống John F Kennedy đề ra vào năm 1961.

Tàu Apollo 7 do một trong những phi hành gia gạo cội nhất Nasa chỉ huy, Wally Schirra. Ông là cựu thành viên của các sứ mệnh Mercury và Gemini trước đó.

Cùng với ông trong khoang lái là hai phi hành gia tân binh Don Eisele và Walk Cunningham. Những nhà bình luận dự đoán rằng phi hành đoàn sẽ có nỗ lực đầu tiên trong việc đáp xuống Mặt Trăng.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi phóng tàu, Schirra bị cảm.

BM
  
"Tác động của trận cảm mà Wally mắc phải là cực kỳ to lớn," Cunningham kể lại. "Wally phải sổ mũi thường xuyên. Ông xì mũi vào khăn giấy Kleenex rồi gấp nó lại, bỏ qua một bên - sau vài lần như thế, Don và tôi đã phải nói, 'Không, không, anh phải dùng mấy cái khăn Kleenex kia nhiều lần hơn nữa."

Khăn giấy đã sử dụng nằm vương vãi đầy khoang lái và trận cảm không chỉ gây khó chịu cho cả phi hành đoàn.

Tình trạng sức khỏe của Schirra khiến ông mệt mỏi, khó chịu, và điều này thể hiện rõ khi ông trao đổi với bộ phận mặt đất.

"Mối quan hệ giữa chúng tôi ở phòng điều khiển bay và phi hành đoàn rất thú vị," Gerry Griffin, giám đốc điều hành chuyến bay ở phòng điều khiển bay nói.

BM
Wally Schirra phát hiện vấn đề đầu tiên khi ông bị cảm trong không gian trong lúc là thành viên phi hành đoàn tàu Apollo 7

Trong một loạt chuyện trò đầy khó chịu, Schirra từ chối không nghe theo chỉ dẫn, tranh luận về quy trình và thậm chí ông bảo sếp mình - là phi hành gia từng cùng bay trong sứ mệnh Mercury 7 với ông, Deke Slayton - là hãy đi chết đi.

"Cho đến giờ, ở mức độ nào đó, đó vẫn là điều khó hiểu với tôi," Griffin nói. "Tôi bị sốc. Tôi thực sự bị sốc."

Sau 11 ngày bay trong quỹ đạo, phi hành đoàn trở về Trái Đất. Sứ mệnh là thành công về mặt kỹ thuật, khi chứng minh được khả năng của tàu Apollo.

BM
  
Trong suốt thời gian diễn ra hành trình, Schirra sử dụng hết toàn bộ khăn giấy và uống tất cả 24 viên thuốc chống nghẹt mũi trong hộp y tế trang bị trên tàu vũ trụ.

Thật không may là hành vi của ông bị coi là hình ảnh của cả phi hành đoàn. Không một ai trong số họ được bay vào không gian lần nữa.

3: Là số trường hợp bị đầy hơi

Các bác sĩ theo dõi sức khỏe phi hành đoàn trong quá trình bay thu thập thông tin chi tiết về phi hành đoàn tàu Apollo trước chuyến bay, trong suốt hành trình và khi kết thúc sứ mệnh.

BM
  
Các báo cáo về vấn đề y tế trong chuyến bay bao gồm tình trạng bị ngứa vì đeo thiết bị thu nước tiểu quá lâu, mắt bị khó chịu - và nghiêm trọng nhất trong sứ mệnh Apollo 15 là nhịp tim bất thường.

Một phi hành gia bị trật bả vai khi ông thu thập mẫu vật từ lõi Mặt Trăng, và vì phải hạn chế khẩu phần nước, phi hành đoàn tàu Apollo 13 đã bị rơi vào tình trạng thiếu nước.

Ba phi hành gia này trình báo tình trạng họ bị đầy hơi - mà hầu như là do chế độ ăn uống gây ra.

BM
  
Các bác sĩ tin rằng tình trạng tim mạch trong sứ mệnh Apollo 15 là do cơ thể thiếu kali. Vì vậy trong sứ mệnh Apollo 16, bác sĩ tăng lượng trái cây cam quýt trong bữa ăn của phi hành gia.

Khi chỉ huy tàu Apollo 16 John Young bước đi trên Mặt Trăng, ông chia sẻ cảm giác về thực đơn dinh dưỡng mới với người đồng hành Charlie Duke. Những bình luận đó vô tình được chuyển tiếp tới phòng điều khiển bay… và phát ra toàn thế giới.

BM

Một số thực phẩm được cho là khiến các phi hành gia bị đầy hơi quá mức - không phải là tình huống hay ho với những người bị bó mình trong bộ trang phục phi hành gia

"Tôi lại trung tiện nữa rồi," ông nói với Duke. "Tôi không biết cái thứ chết tiệt gì đã khiến tôi bị vậy… tôi nghĩ đó là do axit trong dạ dày, tôi thực sự nghĩ vậy."

"Tôi chưa từng ăn nhiều cam quýt tới vậy trong 20 năm!" ông nói thêm. "Và để tôi nói cho anh nghe điều này, trong 12 ngày khốn kiếp tới, tôi sẽ không ăn thêm chút nào nữa."

BM
  
Bị đầy hơi khi đang bó mình trong bộ cánh phi hành gia là quá đủ tồi tệ rồi, nhưng trong sứ mệnh Apollo 10, một trong các phi hành gia đã không đóng túi phân cẩn thận sau khi đi vệ sinh. Kết quả là đã có những thắc mắc về chuyện phân của ai đang bay quanh họ trong khoang tàu.

150: Là nhịp tim của Neil Armstrong khi ông đáp xuống bề mặt Mặt Trăng

BM
  
Chỉ huy tàu Apollo 11 khét tiếng là bình tĩnh và rất tự chủ khi gặp áp lực. Điều đó khiến ông trở thành phi công bay thử nổi trội. Trong suốt sứ mệnh, từ khi phóng tàu đến khi bị đẩy văng xuống biển, nhịp tim trung bình của Neil Armstrong là 71 nhịp mỗi phút.

Vào ngày 20/07/1969, khi tách khỏi khoang điều khiển, Armstrong và Aldrin khởi động động cơ đáp của tàu hạ cánh mặt trăng để giảm tốc và phóng họ vào quỹ đạo Mặt Trăng.

Khi họ hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng, với tất cả hệ thống hoạt động bình ổn, nhịp tim của Armstrong vẫn khá ổn định ở khoảng 110 nhịp/phút.

Nhưng khi còi báo động máy tính vang lên, nhịp tim của Armstrong bắt đầu tăng.

Nhịp tim ông giảm xuống khi Houston ra lệnh cho phi hành đoàn "tiến hành", nhưng khi họ gần chạm bề mặt và khu vực hạ cánh dự định hóa ra đầy những khối đá lớn, thì nhịp tim của ông tăng cao trở lại.

Ở độ cao 600m, nhịp tim của Armstrong là 120 nhịp/phút. Ở độ cao 300m, nhiên liệu cạn dần, nhịp tim ông tăng đến 150 nhịp/phút và giữ nguyên tốc độ này trong suốt quá trình đáp xuống Mặt Trăng.

BM
  
Hai phút sau đó, trung tâm điều khiển bay ra lệnh cho phép "ở lại" và áp lực giảm dần, nhịp tim của vị chỉ huy giảm xuống, trở về mức bình thường.

Ngoài tình trạng căng thẳng trong sứ mệnh Apollo 15, một trong những nhịp tim cao nhất từng được ghi nhận trong không gian là trong sứ mệnh Gemini 9.

Vào ngày cuối cùng của hành trình, phi hành gia Gene Cernan phải đi bộ trong không gian để dặt một chiếc túi có trang bị động cơ tên lửa đặt vào bên rìa tàu vũ trụ. Khi ông cố gắng xoay sở để kích hoạt thiết bị mà không có chỗ bám hay dây cột, ông nhanh chóng kiệt sức.

BM
Thông thường, nhịp tim của Nei Armstrong ít khi nào tăng hơn 70 nhịp/phút - nhưng trong chuyến hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng - mọi chuyện lại hoàn toàn khác đi

"Đó là một kế hoạch tồi tệ," Cernan kể tôi nghe trong cuộc phỏng vấn được thực hiện vài tháng trước khi ông qua đời. "Mỗi khi tôi vặn một cái van, thì cái van đó vặn tôi."

"Nhịp tim của tôi lên đến 170 nhịp/phút, các bác sĩ gần như nổi điên lên - họ không biết phải làm gì, họ biết tôi đang gặp rắc rối."

Dù bị nóng lên đến mức nguy hiểm và chiếc mũ phi hành gia mờ mịt vì mồ hôi, nhưng ông vẫn có thể quay trở lại tàu vũ trụ và đóng cửa khoang tàu.

"Tom [Stafford] cuối cùng cũng điều áp lại trong tàu vũ trụ và tôi có thể thở," Cernan nhớ lại. "Khi tôi gỡ mũ bảo hiểm ra, ông nói trông tôi như củ cải tím… và ông vớ lấy khẩu súng nước và xịt vào người tôi."

0.2: Là tổng lượng phơi nhiễm phóng xạ mà các phi hành gia trên tàu Apollo chịu, đơn vị tính là rads

BM
  
Vệ tinh đầu tiên của Hoa Kỳ, có tên là Explorer 1, đã khám phá ra những vành đai phóng xạ cực mạnh - được đặt tên là Vành đai Bức xạ Van Allen - bay vòng quanh Trái Đất.

Dù bay cực nhanh qua chúng và vòng qua khu vực bức xạ mạnh nhất, người ta vẫn lo ngại khả năng các phi hành gia không thể sống sót trong hành trình đến Mặt Trăng và quay lại.

Vào năm 1966, Liên bang Xô Viết phóng hai chú chó không gian qua vành đai mà không thấy chúng bị ảnh hưởng gì. Nhưng các bác sĩ tại Nasa vẫn lo ngại tác động ảnh hưởng đến con người. Vì vậy khi chỉ huy tàu Apollo 8 - sứ mệnh đầu tiên rời quỹ đạo Trái Đất - bị bệnh, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện là có thể ông bị nhiễm phóng xạ.

BM
Hai chú chó phi hành gia của Nga tên Belka và Strelka cho thấy động vật có thể vẫn sống khi bay qua vành đai bức xạ quanh Trái Đất

Frank Borman không gặp vấn đề sức khỏe gì trong chuyến bay kéo dài 14 ngày trên Tàu Gemini 7.

Phi hành đoàn tàu Apollo 7 cũng vậy, họ bay quanh quỹ đạo Trái Đất mà không bị đau bệnh gì.
Nhưng khi tàu Apollo 8 rời quỹ đạo Trái Đất, Borman bị ói mửa.

BM
  
Ngày nay chúng ta đều biết rằng Borman bị triệu chứng phổ biến là say không gian - do tình trạng không trọng lực gây ra - và ông đã hồi phục sau vài giờ. Sứ mệnh Apollo 8 của ông trở thành một trong những sứ mệnh dũng cảm và thành công nhất trong lịch sử ngành khám phá không gian.

Theo báo cáo bay chính thức của tàu Apollo 11, phi hành đoàn nhiễm xạ ở mức độ 0.2 rads (hay ở mức 0,002 gray theo đơn vị chuẩn quốc tế ngày nay), và đó là mức độ "thấp hơn rất nhiều so với mức độ đáng chú ý về y tế".

21: Là số ngày cách ly sau khi trở về từ Mặt Trăng

BM
  
Khi phi hành đoàn tàu Apollo 11 rơi xuống Thái Bình Dương, họ không được chào đón bằng những cái ôm và bắt tay. Thay vào đó, một đội hồi phục đến bằng tàu, họ mở khoang tàu ra, và vứt vào đó ba bộ trang phục bảo vệ sinh học và đóng khoang tàu lại.

Khi các phi hành gia xuất hiện, họ đã mặc kín trong những trang phục đó - mặt họ bị che kín bằng mặt nạ phòng độc.

Chỉ sau khi được trực thăng đưa đến hàng không mẫu hạm USS Hornet và bước vào khoang tàu thích nghi đặc biệt Airstream, họ mới được cởi bộ áo ra và thở bình thường.

BM \
  
Khoang Airstream bóng loáng màu bạc được gọi là Cơ sở Cách ly Di động (MQF) và được thiết kế để bảo vệ Trái Đất khỏi bất cứ loại côn trùng nguy hiểm nào từ Mặt Trăng - và những lây nhiễm từ mầm bệnh trong không gian.

Bên trong khoang cách ly, phi hành gia có thể thư giãn và họ được quan sát để xem có bất cứ triệu chứng bệnh nào từ chuyến hành trình Mặt Trăng hay không.

Tương tự, bất cứ ai cầm các mẫu đá từ Mặt Trăng mà phi hành gia mang về Trái Đất đều phải bị cách ly và theo dõi.

BM
Từ tàu Apollo 11, một số phi hành gia từ Sứ mệnh Mặt Trăng phải ở trong khoang cách ly một tuần khi họ trở về Trái Đất

"Đó là một khoang xe tải Airstream được lắp đặt trên một đế vận chuyển hàng hóa cho máy bay vận tải quân sự, vì thế người ta có thể đưa chúng lên máy bay vận tải," Bob Fish, từng làm việc trên tàu USS Hornet, nói.

Tàu này giờ đây được dùng làm bảo tàng ở Oakland, California. Khoang cách ly di động MQF từ tàu Apollo 14 được trưng bày trên khoang đậu máy bay của tàu.

Khoang cách ly được lắp hệ thống lọc không khí, có nhà bếp, phòng khách và phòng ngủ. Fish nói khoang này khá sang trọng.

BM
  
"Ba người ở trong khoang lái tàu vũ trụ nhỏ xíu đó trong bảy đến tám ngày bò qua bò lại sát nhau, không có chút riêng tư gì, không được ngủ," ông cho biết. "Vì vậy nơi này thực ra trông như ngôi đền Taj Mahal với họ - họ có giường riêng, có buồng vệ sinh, có phòng tắm, họ có một nơi tử tế để ăn thức ăn thật."

Thời gian cách ly trong khoang riêng và sau đó ở cơ sở tại Houston cũng giúp các phi hành gia trên tàu Apollo 11 có thể trấn tĩnh lại và viết báo cáo về sứ mệnh họ vừa hoàn thành, trước khi họ bước vào chuyến du hành khắp thế giới trong vai trò là những người nổi tiếng nhất hành tinh.



Richard Hollingham

BM

Hong Kong năm 2047 và Việt Nam năm 2020!
Người Việt bị án tù vì nghịch ngợm tại Yellowstone
5 quốc gia trên tuyến đầu của công nghệ
Only in USA
Vạn Lý Trường Thành
Tổng thống Đài Loan ghé Mỹ, bất chấp sự phản đối của TC
Đài Loan với Tàu cộng, ai hủy diệt ai nếu xảy ra xung đột ?
Vì sao Ngũ Giác Đài được thiết kế đặc biệt như vậy?
Đừng tin báo chí Trung cộng hay báo chí Mỹ
Chứng khoán Mỹ lại lập kỷ lục mới
Đồng tính luyến ái và cuộc cách mạng tình dục mới
Vì sao đa số các ứng viên Dân Chủ đều sắp thất bại?
10 Tổng thống Mỹ giàu nhất mọi thời đại
Người Mỹ gốc Việt nói gì về đe dọa của Trump đánh thuế hàng VN?
Mỹ-Trung đàm phán sụp đổ vì không hiểu nhau?
Ly hương _ Sự chọn lựa nghiệt ngã !
Bản chất con người phần 'thiện' nhiều hơn phần 'ác'?
Cha mẹ nghiêm khắc khiến tôi vụng về và cô đơn
Ông Trump cho Tập ăn chén súp _ Nhưng Tập phải cắm cổ chạy ba quãng đồng
Thần Trump

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.