Thursday, July 18, 2019

Những rạn nứt mới trong nền kinh tế toàn cầu khi xuất khẩu giảm

BM
Kinh tế Trung cộng đang phát triển với tốc độ chậm nhất kể từ thập niên 90 khi phải chiến đấu với cuộc thương chiến với Mỹ

Nếu bạn nghi ngờ rằng thương chiến Mỹ-Trung đang tác động đến châu Á, hãy nhìn vào không đâu xa hơn là những con số xuất khẩu mới nhất của Singapore.

Singapore chứng kiến xuất khẩu giảm trong tháng thứ hai liên tiếp, lần này là 17,3% trong tháng Sáu so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự sụt giảm kinh ngạc này xảy đến khi số liệu tăng trưởng của Singapore được công bố tuần trước cho thấy mức tăng trưởng giảm 3,4% so với quý trước.

Vậy tại sao bạn nên quan tâm liệu Singapore có đang bán ít hơn hàng hóa của mình ra thế giới so với trước đây?

Dấu hiệu cảnh báo sớm?

Singapore là một trong những thành phố phụ thuộc vào thương mại nhất trên thế giới, và thường được xem là chỉ số toàn cầu về thương mại.

BM
Nền kinh tế Singapore đang chậm lại khi xuất khẩu trượt giảm

Các nhà phân tích gọi dữ liệu của Singapore là "dấu hiệu cảnh báo sớm", để chỉ ra rằng có nguy hiểm phía trước.

Sự lo lắng của các nhà quan sát châu Á là các con số của Singapore chỉ là dấu hiệu của nhiều tin xấu hơn đến từ phần còn lại của khu vực.

Tác động của thương chiến

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các nền kinh tế châu Á đang bị tác động bởi cuộc thương chiến Mỹ-Trung.

"Đó là một câu chuyện giống nhau xung quanh khu vực," Song Seng Wun, nhà kinh tế học Đông Nam Á của ngân hàng tư nhân CIMB nói.

"Cuộc thương chiến này xảy ra vào thời điểm tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại sau thời kỳ mười năm tương đối ổn định. Ngay cả khi bằng phép lạ nào đó một nàng tiên gõ cây đũa thần và cuộc thương chiến biến mất, tất cả những gì có thể xảy ra là mọi thứ sẽ chỉ ít tồi tệ hơn - thay vì thực sự tồi tệ."

Dữ liệu từ Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc như là một danh sách các tin xấu. Tháng Sáu là tháng đặc biệt ảm đạm với cả ba quốc gia.

Ấn Độ chứng kiến xuất khẩu giảm 9,7% lần đầu tiên trong chín tháng.

Indonesia, vốn coi Trung cộng là đối tác thương mại lớn nhất của mình, cũng chứng kiến xuất khẩu giảm 8,98% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc cũng phải chứng kiến xuất khẩu giảm 13,5%.

Tất cả các quốc gia này bán các sản phẩm từ dầu cọ và hóa chất cho đến chip bán dẫn cho Trung cộng.

Tuần này Trung cộng công bố mức tăng trưởng hàng quý thấp nhất từng thấy trong gần ba thập kỷ, một phần do lo ngại thương chiến.

Thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lên hàng hóa Trung cộng hiện bao trùm hơn một nửa hàng hóa Trung cộng bán sang Mỹ. Điều đó có nghĩa là các công ty Trung cộng hoặc phải cắt giảm chi phí của họ cho người mua, hoặc bán ít hơn cho Mỹ.

BM
Indonesia, nước xuất khẩu dầu cọ chủ chốt, chứng kiến xuất khẩu giảm trong nửa đầu năm nay

Và điều đó có nghĩa là các quốc gia cung cấp sản phẩm cho các công ty Trung cộng cũng đang bị ảnh hưởng.

Không có vẻ gì như là nó sẽ sớm tốt hơn.

Báo cáo từ trung tâm nghiên cứu Nomura của Nhật Bản công bố tuần này về xuất khẩu của châu Á cho thấy xuất khẩu "sẽ tiếp tục ảm đạm trong tháng tới".

Nomura đổ lỗi điều này cho "sự thiếu tiến bộ trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung", đã làm gia tăng sự không ổn định toàn cầu đè nặng lên các quyết định đầu tư đoàn thể và các dấu hiệu mà chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang được sử dụng như một "vũ khí của chính sách đối ngoại" trong khu vực.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng khi nào hay liệu thương chiến Mỹ-Trung sẽ đi đến một giải pháp - hoặc liệu đây có phải là sự khởi đầu của một "sự thay đổi lớn hơn trong chính sách của Mỹ với tự do thương mại", như Capital Economics chỉ ra.

Ông Trump đã cho hay Việt Nam - cho đến nay hưởng lợi từ thương chiến Mỹ-Trung - có thể là nước tiếp theo bị ông áp thuế quan, và các nhà kinh tế cho rằng Đài Loan và Hàn Quốc cũng có thể là những nước tiếp theo nằm trong danh sách.

Châu Á là ngôi nhà của thế hệ tiếp theo của các công ty và người tiêu dùng trên thế giới.

image
Mỹ và Trung cộng đồng ý nối lại đàm phán thương mại tại hội nghị G20 tại Nhật Bản năm nay

Đến năm 2050, có thể thấy tỷ trọng của nền kinh tế toàn cầu tăng lên 52%, theo Ngân hàng Phát triển châu Á - có nghĩa là khu vực này cũng sẽ là đầu tàu cho tăng trưởng toàn cầu.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng nếu xu hướng chống tự do thương mại của Hoa Kỳ tiếp diễn và tác động nhiều hơn đến các nền kinh tế châu Á, điều đó có thể làm tổn thương tốc độ tăng trưởng tiềm năng dài hạn của khu vực - lần lượt sẽ làm tổn hại đến những phần còn lại của chúng ta.



Karishma Vaswani

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.