Pages

Friday, May 29, 2020

Việt Nam và lo ngại người TC ‘thâu tóm đất nơi trọng yếu’

BM
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói việc người Trung cộng 'núp bóng để thâu tóm đất tại các khu vực trọng yếu là rất nguy hiểm, cần đặc biệt cảnh giác'.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói việc người Trung cộng 'núp bóng để thâu tóm đất tại các khu vực trọng yếu là rất nguy hiểm, cần đặc biệt cảnh giác'.

"Tôi đọc bài về báo cáo của Bộ Quốc phòng, thấy rất đáng lo ngại. Đó là Trung cộng mua toàn đất ven biển, ở những khu vực rất nhạy cảm, trọng yếu. Điều này nằm trong chiến lược Vành đai, con đường của họ", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, chia sẻ hôm 28/5.

"Tôi thực không hiểu tại sao chúng ta lại để cho họ làm như vậy. Nó sẽ ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng của mình rất lớn", ông nói thêm.

Đất ở khu vực trọng yếu

BM
  
Bộ Quốc phòng Việt Nam trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây cho biết người Trung cộng đang sử dụng hơn 162.000ha đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất.

Theo báo cáo, thời hạn thuê đất của người Trung cộng thường từ 5 - 50 năm, lĩnh vực hoạt động chủ yếu tại khu vực biên giới đất liền và ven biển là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giày da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử.

Các tỉnh, thành có tình trạng người Trung cộng tập trung "sở hữu" đất đai thời gian qua là Đà Nẵng 22 trường hợp, Quảng Ninh 17 trường hợp, Hải Phòng 16 trường hợp, Bình Định 9 trường hợp, Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi tỉnh có 5 trường hợp.

BM
  
Đà Nẵng được coi là "điểm nóng" về đất đai thuộc khu vực trọng yếu ven biển bị người Trung cộng thâu tóm, trong đó có các khu vực được coi là "nhạy cảm" như sân bay Nước Mặn, một căn cứ quân sự ven biển thời Chiến tranh Việt Nam bị bỏ hoang.

Theo Bộ Quốc phòng, tại Đà Nẵng, người Trung cộng chủ yếu dựa theo hai hình thức để đứng tên sử dụng các lô đất.

BM
Vị trí khu vực đất được những 'người nước ngoài giấu mặt' mua nằm gần đường Võ Nguyên Giáp và sân bay Nước Mặn

Hình thức thứ nhất là thành lập doanh nghiệp liên doanh. Khi thành lập, doanh nghiệp do người Việt Nam điều hành vì người Trung cộng góp vốn thấp hơn (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất). Sau một thời gian, người Trung cộng tăng vốn, giành quyền điều hành và hệ quả là quyền sử dụng các lô đất rơi vào tay người Trung cộng.

Hình thức thứ hai là người Trung cộng đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người gốc Hoa) để mua đất. Cơ quan chức năng đã phát hiện một số cá nhân có kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu nhiều lô đất, hầu hết đều ở vị trí đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ.

"Trước hết, nói về đường lối bành trướng thì Trung cộng không chỉ thực hiện với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khi họ có tiền, họ sang cả châu Phi, sang Djibouti, họ xây cảng và các cơ sở ở đấy. Điều này nằm trong đường lối tranh giành vị trí số 1 thế giới với Mỹ", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói.

BM
  
Ông phân tích thêm: "Chẳng hạn vị trí họ mua ở sân bay Nước Mặn, một vị trí ở cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ. Từ đây kết hợp với Hải Nam có thể giúp khống chế Vịnh Bắc Bộ. Nhìn xa ra, tôi thấy điều này ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, quốc phòng. Đây là thứ mà chúng ta không thể không cảnh giác trước âm mưu của người Trung cộng, muốn thôn tín những vùng đất chiến lược của Việt Nam".

"Tôi thấy việc Bộ Quốc phòng báo cáo với Quốc hội là điều đáng mừng. Nghĩa là mình đã thấy được vấn đề. Khi mình thấy rồi, có báo cáo rồi, thì lãnh đạo cấp chiến lược sẽ phải có cách xử lý thôi", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm chia sẻ.

BM
Trường học ở Hà Nội ngày 4/5

Báo cáo về tình hình người Trung cộng "thâu tóm" đất đã làm nóng diễn đàn Quốc hội trong tháng 5 năm, với nhiều đại biểu cho rằng cần điều chỉnh các luật Đầu tư và Đất đai để ngăn chặn nguy cơ.

Những người quan ngại còn đề cập đến cái mà họ cho rằng sẽ là nguy cơ lớn nếu để đất đai tại những nơi dự kiến hình thành các đặc khu trong tương lai rơi vào tay người Trung cộng.

Điều chỉnh luật để ngăn chặn?

BM
  
Theo luật pháp hiện hành, người nước ngoài không được đứng tên giấy phép sử dụng đất đai tại Việt Nam mà chỉ được phép mua nhà ở. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định quản lý việc nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, tăng vốn, mua cổ phần doanh nghiệp trong nước để qua đó sở hữu đất đai các dự án.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội hôm 25/5, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói: "Họ mua, thuê không liên quan đến nội dung luật Đất đai quy định. Theo luật đầu tư, theo luật Nhà ở, họ hoàn toàn được làm. Còn luật Đất đai không cấp giấy quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài".

BM
  
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì chia sẻ luật hiện hành chưa có chính sách cụ thể về vấn đề ngăn chặn người nước ngoài thuê, mua đất ở vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng.

"Tuy nhiên, tất cả các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài đầu tư chúng tôi đang nghiên cứu, có thể tham mưu để Chính phủ ban hành một chỉ thị mới, trong đó có cả vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất", ông nói.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng còn cho biết quy định ngăn chặn người nước ngoài thuê, mua đất ở khu vực trọng yếu quốc phòng có thể tích hợp trong dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến.

Tuy nhiên, ông lưu ý thêm: "Luật là bình đẳng cho tất cả mọi lĩnh vực, thành phần. Còn những cái đó thì phải dùng công cụ khác. Luật không phân biệt đối xử người này với người kia, nước này, nước kia. Những lĩnh vực cần nhà nước quản lý thì nhà nước dùng các công cụ bằng cách khách nhau để quản lý chặt chẽ vấn đề đó. Có những cái không thể đưa thành luật được".

BM
  
Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển đề xuất:

"Vấn đề người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên, một hình thức đội lốt như vậy, thì pháp luật cấm rồi. Có thể xử lý ngay được."

"Còn vấn đề mà mua lại cổ phần công ty, thì cái này cần điều chỉnh luật theo hướng, những khu vực mang tính chiến lược, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng cần có tiếng nói quyết định trong vấn đề đầu tư nước ngoài vào các khu đất thuộc vùng trọng yếu đối với an ninh, quốc phòng. Cần rà soát lại toàn bộ các dự án ở vùng trọng điểm để xử lý".

BM
Một khu vực gần sân bay Nước Mặn của Đà Nẵng

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói: "Theo tôi, về mặt luật pháp thì Việt Nam cần xây dựng chặt chẽ hơn, tránh bị Trung cộng lợi dụng. Thêm nữa, nhà nước cần tuyên truyền cho người dân về mức độ nguy hiểm để họ biết, cùng cảnh giác, không giúp ngoại bang mua đất như thế. Cần lấy lợi ích quốc gia làm ưu tiên số một".

Ông cũng nhắc lại chiến lược Vành đai, con đường của Trung cộng:

"Họ muốn tạo dựng Con đường tơ lụa trên biển, kết nối Trung cộng, xuống Biển Đông, sang Malaysia, qua Ấn Độ Dương. Họ không làm điều đó trong ngày một ngày hai, và họ có thể thực hiện điều đó trong hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm. Đối với người Việt Nam cần phải cảnh giác, phải thấy để mà lo", ông Lê Kế Lâm chia sẻ.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói:

BM
  
"Chúng ta cần làm rõ thế nào là ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh. Theo tôi, thứ nhất là những mảnh đất gần biên giới. Thứ hai là các mảnh đất gần các cơ sở an ninh, quốc phòng. Cái này thì những quy định tới đây đều phải nêu rõ khoảng cách bao nhiêu thì được coi là có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng."

"Thứ ba là các vùng bờ biển, biên giới biển. Nhiều nơi ở các vị trí này đang xảy ra hiện tượng là các doanh nghiệp Việt Nam chuyển cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Trung cộng. Qua đó, doanh nghiệp nước ngoài cũng 'sở hữu' các mảnh đất đó. Cái này xét về luật Đầu tư thì không sai, nhưng xét về Nghị định về biên giới thì hoàn toàn sai."

"Cho nên thời gian tới, trước khi ra luật Biên giới, thì chắc chắn Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cần rà soát lại nhanh các dự án đang nằm trong tay người nước ngoài để có hướng xử lý phù hợp".

BM
  
Về vấn đề ngăn chặn nguy cơ, tối 27/5, Tổng cục quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản nêu 7 giải pháp.

Trong đó, cơ quan này nêu rõ việc quy hoạch các khu vực trọng yếu, nhạy cảm có liên quan đến quốc phòng, an ninh cần được tính toán trước một bước nhằm xác định khu vực, phạm vi, giới hạn để thực hiện các dự án đầu tư cũng như những khu vực hạn chế quyền tiếp cận và giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.



Bùi Thư 


BM

Môn võ cổ giúp người Hong Kong sống thọ và tự tại
TT Trump _ “Tôi có cơ hội phá vỡ thế lực nhà nước ngầm”
Phi cơ ném bom của Mỹ 'bay qua Đài Loan và gần Hong Kong'?
Cây phượng đổ gây thương vong 18 học sinh
Tình trạng phong tỏa làm bùng nổ một 'thế hệ Zoom'
Niềm tin trong xã hội đại lục sụp đổ
Sân sau của Tàu cộng tại California
Covid-19 _ "gậy ông đập lưng ông"
Báo Mỹ đăng tên người gốc Việt tử vong vì Corona trên trang nhất
Nhịp sống 'giãn cách xã hội' đầy sáng tạo thời hậu phong tỏa
Xin Cha sống mãi trong Con
Trồng được rau ở Phú Lâm là ‘thắng to’ trong khẳng định chủ quyền
Món bánh xèo Nhật nổi tiếng sau vụ ném bom hạt nhân Hiroshima
Kinh tế gia hàng đầu cảnh báo 10 năm trầm cảm và nợ nần
Kinh tế chiến lang của ĐCSTC còn có thể hung hăng được bao lâu?
Từ ghét đến "cuồng" Trump
Cuộc chiến gà rán ở Mỹ
Y tá Nga lên tiếng về ảnh lộ nội y
Tổng thống Trump gửi tối hậu thư tiến sĩ Tedros WHO
Nước Úc 'thoát Trung' thời viêm phổi Vũ Hán

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.