Sunday, May 24, 2020

Kinh tế chiến lang của ĐCSTC còn có thể hung hăng được bao lâu?

BM
Anh cả của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là ĐCSTC. ĐCSTC tại WHO đối diện với áp lực từ nghị quyết ký tên chung của hơn 100 quốc gia yêu cầu điều tra nguồn gốc virus, và kêu gọi trả lại thân phận quan sát viên cho Đài Loan tại WHO. ĐCSTC làm ngơ không thấy, vẫn thái độ hung hãn không thỏa hiệp. Sau dịch viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTC vẫn “nói không” với thế mạnh từ quốc tế.

Ông Tập Cận Bình khi phát biểu tại Đại hội Y tế Thế giới (WHA) đã mạnh tay rải tiền, được coi là điển hình của ngoại giao chiến lang. Dù vậy đa phần mọi người đều cần phải hiểu, sức mạnh ngoại giao chiến lang của ĐCSTC là đến từ nền kinh tế chiến lang, nhân tố chính giúp ĐCSTC không sợ hãi rất đơn giản, “kiểm soát hơn một nửa nước nghèo trên thế giới”, chỉ cần ĐCSTC tiếp tục kiểm soát các nước khác, thì mặt mũi của ĐCSTC vẫn sẽ tiếp tục giữ vẻ xấu xí.

BM
  
Ý chính là ví dụ điển hình, thành phố lớn ở miền Bắc nước Ý Lombardia bị thiệt hại nghiêm trọng, đã đề xuất đòi ĐCSTC bồi thường 20 tỷ Euro. Tuy nhiên Chính phủ trung ương phe cánh tả của Ý lại im tiếng vì không muốn đắc tội với ĐCSTC. Có thể thấy kinh tế đỏ của ĐCSTC có ảnh hưởng tới Ý lớn thế nào, chứng minh Chính phủ Ý đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, có khổ mà khó nói.

Kinh tế Ý đỏ hóa, hoặc có thể nói, kinh tế của toàn bộ quốc gia châu Âu đỏ hóa, đương nhiên không phải là bắt đầu từ hôm nay, và bị kiểm soát ở mức độ lớn nhỏ khác nhau tùy vào nền tảng tài vụ của mỗi nước. Sau năm 1980, Liên Xô giải thể, khi kinh tế châu Âu đối mặt với tình trạng thu hẹp, khiến các nước phát triển chậm, lại đúng là thời điểm Trung cộng trỗi dậy.

BM
  
Lượng lớn lao động giá rẻ Trung cộng sau cải cách mở cửa đã tiến vào châu Âu, đến sau năm 2000, nhân lực và tài chính đều đã đến, nhất là bang Ôn Châu Trung cộng. Tại Ý, các thành phố như Lombardia (thành phố bị dịch bệnh nghiêm trọng), Prato, Milan, người Ôn Châu chiếm 12%. Khu vực gần thành phố Milan có đến 2.000 nhà máy sản xuất quần áo chất lượng cao, hơn một nửa trong số đó là ông chủ người Trung cộng. Đây là ngành sản xuất độc đáo của Milan, nhưng lại là mô thức chế độ lao động thủ công của Trung cộng. Bởi vì giá cả sản phẩm chất lượng cao quyết định bởi nơi sản xuất, nếu như Milan giống như Gucci của Pháp chuyển nhà máy đến Trung cộng sản xuất thì không phải là nguyên bản sản xuất tại địa phương nên giá sẽ giảm một nửa.

BM
  
Nước Ý cho rằng đây là chiêu tốt, kết cục là đại dịch bùng phát. Ý thậm chí còn đưa công an Trung cộng tới khu vực gần Milan thực thi pháp luật để đối phó với người Trung cộng, mở ra ví dụ về chuyển nhượng chủ quyền.

Kinh tế đỏ đi vào châu Âu

BM
  
Không chỉ có Ý rơi vào tay ĐCSTC, năm 2004, Xinjiang Chalkis, một công ty của Giải phóng quân ĐCSTC, đã mua lại nhà máy sản xuất nước sốt cà chua lớn nhất tại Pháp là Le Cabanon.

Nhà máy sản xuất nước sốt cà chua Le Cabanon nằm ở vùng Provence, có lịch sử cả trăm năm. Sau khi bị công ty Trung cộng mua lại, bao bì bên ngoài của Le Cabanon vẫn duy trì như cũ, nhưng công nhân trong nhà máy lại đổi thành công nhân Trung cộng đảm nhiệm, máy móc sản xuất hàng đầu đều bị dỡ bỏ, công nhân Pháp nghỉ việc. 

BM
  
Tiếp theo, toàn bộ nông dân Pháp cung cấp cà chua cho nhà máy sản xuất đều thất nghiệp, bởi vì Le Cabanon không cần mua sản phẩm thu hoạch được của nông dân khu vực gần đó nữa, mà sốt cà chua đậm đặc được đóng thùng từ Tân Cương vận chuyển theo đường biển đến cửa khẩu nước Pháp, trực tiếp đưa vào nhà máy ở vùng Provence. Công việc hiện tại của công nhân là sau khi lấy bột cà chua từ trong thùng ra, sẽ cho vào lon thiếc sau đó hoàn thành động tác dán nhãn đóng gói. Ngoại quan của bao bì sốt cà chua Le Cabanon không thay đổi, nhãn mác vẫn như cũ, chỉ là ông chủ của nhà máy này đã đổi thành Giải phóng quân của ĐCSTC.

Nguồn gốc của cà chua là Nam Mỹ, còn hiện tại huyện Toksu ở phía Bắc Tân Cương, thành phố Xương Cát ở Tân Cương có diện tích trồng trọt lớn nhất thế giới, mỗi năm đến mùa thu hoạch, người Duy Ngô Nhĩ chính là lao động giá rẻ nhất. Chủ những nông trại ở đây chính là Giải phóng quân ĐCSTC, sau khi ĐCSTC chiếm lĩnh Tân Cương, đã thực hiện chế độ đóng quân khai hoang, quân nhân chuyển thân biến thành ông chủ của nông dân, ông chủ của vườn ruộng rộng lớn, và còn thành lập Công ty Xinjiang Chalkis, mở rộng màu đỏ của ĐCSTC ra toàn thế giới.

BM
  
Kinh tế chiến lang của ĐCSTC đã đạt được hiệu quả ở rất nhiều quốc gia, cùng với sự mở rộng của “một vành đai, một con đường”. Kinh tế chiến lang càng tiến sâu vào lục địa châu Phi, được gọi là mô hình phát triển kinh tế “bẫy ngọt”, khiến những nước này biến thành nước nợ lớn. Lấy Trung Á làm ví dụ, 5 nước có tên hậu tố stan ở Trung Á có hơn một nửa mà chủ nợ lớn nhất là Trung cộng, ví dụ: Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan. Còn các nước châu Phi thì càng không cần nói, hơn 60% quốc gia châu Phi có ký kết hợp đồng vay thương mại với Trung cộng, chỉ cần không trả tiền, thì lập tức đối  mặt với chế tài của ĐCSTC. Do đó, khi bị ĐCSTC đeo tròng vào cổ, kết cục sẽ không khác gì thuộc địa các nước phương Tây.

BM
  
ĐCSTC ở châu Phi thông qua đầu tư phát triển, từ nông nghiệp đến khoáng sản, đã cướp đoạt tài nguyên của châu Phi, một khắc cũng không ngừng lại. ĐCSTC tự xưng là giúp đỡ thế giới thứ ba, thực ra đây là học tập các nước châu Âu cướp bóc thuộc địa đối với châu Phi, chỉ là thủ đoạn tiến bộ hơn. ĐCSTC giấu tiền đằng sau các doanh nghiệp tập đoàn lớn trên thế giới, khiến người khác không cách nào nhìn ra mà thôi.

Mỹ ‘nuôi hổ’ gây họa

Đồng đô la Mỹ là công cụ mà ĐCSTC dùng để kiểm soát các nước khác trên thế giới, đồng thời học tập sử dụng chế tài thương mại mà các nước phương Tây thường sử dụng. Không lâu trước đó, Úc yêu cầu WHO tiến hành điều tra độc lập về nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán, kiến nghị này đã đắc tội ĐCSTC, thế là ĐCSTC tiến hành ra tay đối sản phẩm lúa mạch nhập khẩu từ Úc, thực thi thuế quan trừng phạt 80%. Đây là ví dụ đơn giản nhất, chỉ cần dựa vào ĐCSTC để kiếm lợi thì buộc phải nghe lời họ.

BM

Úc không nghe lời, hiện tại chỉ có thể kiện lên WHO, vấn đề là WHO cũng bị ĐCSTC kiểm soát, Úc liệu có thể lấy được công bằng chính nghĩa hay không thì vẫn cần phải chiến đấu.

BM

Rất nhiều học giả đổ lỗi cho Mỹ tự tạo ra tổ chức quốc tế sau chiến tranh, hy vọng duy hộ trật tự thế giới mới, nhưng kết quả thẩm phán của trật tự mới lại là ĐCSTC. Nước Mỹ hiện tại tức giận, nhưng sự thực đã bày ngay trước mắt, bàn tay nắm giữ kinh tế thế giới mới là bàn tay nắm giữ ngoại giao thế giới.

BM

Mỹ cuối cùng đã nếm trái đắng, tiến cử một nước Đài Loan nhỏ bé vào Đại hội Y tế Thế giới mà vẫn phải nhìn sắc mặt của ĐCSTC. Tuy nhiên cũng phải nói lại, tục ngữ Đài Loan có câu, “Kẻ xấu sẽ không kiêu ngạo lâu”, sói chiến sẽ biến thành sói cô đơn, ĐCSTC còn kiêu ngạo được bao lâu? E là cũng không còn lâu nữa.



Hồng Bác Học


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.