Sunday, May 17, 2020

Khi thế giới diễn ra như cảnh phim bom tấn

BM
Cho dù bạn tin rằng nghệ thuật bắt chước cuộc sống, hay nghĩ thật ra cuộc sống bắt chước nghệ thuật, thì thực tế có vẻ như là Thế kỷ 21 đang bắt chước một bộ phim bom tấn của Mỹ.

Như nhiều người trong chúng ta quan sát, tình huống hiện tại trên thế giới có vẻ như là dư âm từ hai bộ phim Contagion (Lây Nhiễm) và 28 Days Later (28 Ngày Sau).

Trước đó, khủng hoảng khí hậu toàn cầu, với các bản tin về bão nhiệt đới, sóng lớn dâng và cháy rừng, đem lại cảm giác như từng bộ phim bom tấn đang gây ra thảm họa chấn động địa cầu.

BM
  
Dù vậy, điều kỳ lạ là, dù có sự liên kết khó chịu giữa các bản tin môi trường và những phim về hủy diệt, thì biến đổi khí hậu hiếm khi nào được đề cập trong bất cứ bộ phim nào.

Trên màn ảnh rộng, ta được biết mối đe dọa với nền văn minh là chiến tranh, như trong Quyển Sách Của Eli (The Book of Eli), Mad Max: Con Đường Tử Thần (Mad Max: Fury Road), Alita:

BM
  
Thiên Thần Chiến Binh (Alita: Battle Angel); là bệnh tật (như phim Vùng Đất Thây Ma (Zombieland), Chiến Tranh Thế Giới Z (World War Z), Lây Nhiễm (Contagion), Hoả Ngục (Inferno); là các loại thuốc ban đầu được chế ra để chống lại bệnh tật, như trong các phim Tôi Là Huyền Thoại (I Am Legend), Sự Trỗi Dậy Của Hành Tinh Khỉ (Rise of the Planet of the Apes); là sinh vật ngoài hành tinh xâm lăng, như Bí Mật Trái Đất Diệt Vong (Oblivion), Cuộc Chiến Luân Hồi (Edge of Tomorrow), Vùng Đất Câm Lặng (A Quiet Place); và là quỷ dữ, như phim Sống Nốt Ngày Cuối (This Is The End).

Rõ ràng là, những bộ phim giải trí tràn ngập về thời diệt vong thể hiện sự lo lắng của chúng ta về tình hình của hành tinh này. Thế nhưng chuyện dấu vết carbon mà ta gây ra có thể liên quan đến sự diệt vong lại chưa hề được nói đến.

Trong phim The Core (2003), lõi của Trái Đất ngừng quay, và người ta cần đến những vụ nổ hạt nhân để kích hoạt Trái Đất quay lại.

Trong phim Sunshine (2007) của Danny Boyle, nguyên nhân là Mặt Trời gần như đã chết và một lần nữa, người ta cần đến các vụ nổ hạt nhân để làm Mặt Trời hoạt động trở lại.

BM
  
Trong bộ phim Hố Đen Tử Thần (Interstellar - 2014) của Christopher Nolan, mùa màng bị nấm bệnh.

Trong bộ phim Những Đứa Trẻ Thời Chiến (Children of Men - 2006) của Alfonso Cuaron, vấn đề là sự vô sinh.

BM
  
Và rồi đến bộ phim Chuyến Tàu Băng Giá (Snowpiercer - 2013) của Bong Joon-ho, được đạo diễn người Hàn Quốc này thực hiện vài năm trước khi ông làm bộ phim Ký sinh trùng (Parasite) mới đoạt giải Oscar.

Bộ phim hành động về thế giới bị diệt vong được đặt bối cảnh trong kỷ băng hà mới, nhưng thay vì bối cảnh này xảy ra vì biến đổi khí hậu, thì sự diệt vong này lại do một nỗ lực lầm lạc đảo ngược kỷ băng hà bằng cách "phát tán CW7 vào các tầng bên trên của khí quyển". 

BM
Trong bộ phim Chuyến Tàu Băng Giá (Snowpiercer) của Bong Joon-ho về thế giới bị hủy diệt, thảm họa môi trường không xảy ra vì biến đổi khí hậu - mà do một nỗ lực đảo ngược thảm họa này và sau đó gây ra sai lầm

Chỉ có một bộ phim lớn ở Hollywood có thông điệp hoàn toàn ngược lại, đó là phim Ngày Kinh Hoàng (The Day After Tomorrow - 2004) do Roland Emmerich thực hiện.

Đạo diễn và tác giả người Đức này nổi tiếng với phim Ngày Độc Lập và Quái vật Godzilla trước đó. Cả hai bộ phim đều làm nổi bật sự hủy diệt hàng loạt, nhưng ông chú ý tới tình trạng thời tiết cực đoan và những vấn đề về hệ sinh thái đã có từ nhiều thập niên trước đó.

Bộ phim thời sinh viên ông làm năm 1984, có tên Noah's Ark Principle (tên tiếng Đức là Das Arche Noah Prinzip), lấy bối cảnh là một trạm không gian vũ trụ, nơi người ta có thể kích thích những cơn bão cuồn cuộn xảy ra.

BM
  
Vào năm 1990, ông tung ra bộ phim khoa học viễn tưởng ly kỳ có tên Mặt Trăng 44 (Moon 44), trong đó các tập đoàn khai thác khoáng sản khắp nơi trong thiên hà sau khi đã sử dụng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất.

Sau đó, khi đã nổi tiếng ở Hollywood, Emmerich sử dụng tác phẩm của Art Bell và Whitley Strieber có tên Cơn Siêu Bão Đang Đến Khắp Toàn Cầu (The Coming Global Superstorm) làm nền cho bộ phim thảm họa theo phong cách thời thập niên 1970 với đầy các ngôi sao xuất hiện trong phim.

Cũng như nhiều phim khác của ông, bộ phim Ngày Kinh Hoàng cũng cũ kỹ và ngớ ngẩn như điện ảnh thông thường.

Nhưng một phần của phim có nội dung khá vững chãi. Đó là cảnh tượng mọi người đổ đi mua hàng điên cuồng giống như hình ảnh tiên tri (dù trong đó không ai có vẻ như mua một đống giấy vệ sinh), và sự hài hước đã sắc sảo hơn qua thời gian.

Khi Hoa Kỳ trở nên gần như không thể sống được, dân tị nạn chen chúc nhau khắp khu vực Rio Grande, nhưng không được phép vào Mexico cho đến khi tất cả các khoản nợ của Châu Mỹ Latin được hủy bỏ.

Vào năm 2004, hình ảnh này có vẻ khá nặng nề, nhưng ngày nay, trong kỷ nguyên "Xây tường", hình ảnh có vẻ có tính cách mạng.

Thói quen xấu của Hollywood

Quan trọng hơn, ít nhất là đến mức mà Hollywood quan tâm, thì bộ phim Ngày Kinh Hoàng là bộ phim bom tấn có doanh thu khủng ở phòng chiếu.

BM
  
Là phim có tổng thu nhập cao hàng thứ sáu năm 2004, chỉ xếp một hạng sau Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Jesus (The Passsion of the Christ), tác phẩm này cho thấy phim ảnh có thể có chủ đề về vấn đề môi trường nổi bật và vẫn có thể thu được hàng trăm triệu đô la.
Nhưng nó vẫn chưa thể tạo ra xu hướng về các bộ phim ly kỳ có chủ đề về khí hậu và môi trường.

Chủ đề này đã xuất hiện nhiều trong phim tài liệu, như phim đoạt giải Oscar lấy cảm hứng từ bài thuyết trình của Al Gore có tên Sự Thật Khó Nghe (An Inconvenient Truth - 2006). Nhưng các đạo diễn về phim giả tưởng vẫn tiếp tục né tránh chủ đề biến đổi khí hậu, và thậm chí cả Emmerich cũng rút lui khỏi đề tài này.

Khi ông làm một phim khác về thảm họa toàn cầu có tên 2012 (2009), ông đổ lỗi cho tình trạng lụt lội toàn cầu trong phim là… do các notron từ lửa mặt trời, thay vì là bất cứ lý do gì do loài người có thể gây ra. 

BM
Trong khi các phim tài liệu như Sự Thật Khó Nghe (An Inconvenient Truth - 2006) của Al Gore tập trung vào biến đổi khí hậu, thì phim truyện lại né tránh chủ đề này

Có lẽ cấu trúc của phim Ngày Kinh Hoàng có thể đem lại một số luận cứ cho thấy vì sao đó là một phim hiếm hoi có chủ đề này. Bộ phim bắt đầu rất ổn, với hình ảnh nhà nghiên cứu khí hậu Giáo sư Jack Hall (do Dennis Quaid thủ vai), gần như rơi xuống hố thẳm ở Nam Cực khi một rãnh băng kéo dài cả dặm rơi xuống ngay dưới chân ông.

Ngay sau đó, ông giải thích cách Dòng chảy Bắc Đại Tây Dương di chuyển ra sao cho vị phó tổng thống Mỹ đầy hồ nghi (do Kenneth Welsh thủ vai, một nhân vật hơi Dick Cheney), nhưng Emmerich không làm nội dung phim đầy phần lý thuyết.

Mưa đá với những viên đá to cỡ quả banh tennis tàn phá Tokyo. Các trận lốc xoáy phá tan tành Los Angeles. Trực thăng rơi từ trên trời xuống khi buồng nguyên liệu đóng băng ở Scotland. Một cảnh sóng thần cực kỳ kinh hoàng và đầy sức thuyết phục quét qua khu Manhattan, nhấn chìm đường xá và biến những toà cao ốc thành ốc đảo. Khi ấy, New York chìm dưới hàng mét băng tuyết.

Khoa học có thể không dứt khoát, nhưng những cảnh tượng trên thì rõ ràng tới mức khiến bất kỳ ai cũng phải nghĩ lại trước khi đặt mua một chiếc xe hơi mới uống xăng như nước.

BM
  
Dù vậy, khi bạn đã được cho thấy nền văn minh bị san bằng, thì tiếp theo sẽ là gì? Hầu hết phần sau của bộ phim được trao cho cậu con trai tuổi thiếu niên của Jack, tên là Sam (do Jake Gyllenhaal thủ vai) cố gắng để khỏi bị chết cóng trong Thư viện Công cộng New York, trong khi Jack trèo qua tuyết để tìm con.

Những cảnh phim trên rất ổn, nhưng chúng có vẻ như chẳng đáng gì so với sự tàn phá mà ta vừa chứng kiến. Cuối cùng thì ai mà thèm quan tâm đến Jack và Sam chứ?

Các bộ phim bom tấn có vẻ như thường nói về nỗ lực của những anh hùng cứu hàng ngàn người hoặc hàng triệu nhân mạng.

Các anh hùng chế ra phương thuốc trước loại virus hay gỡ một quả bom. Trong khẩu pháo của Emmerich, các anh hùng tiêu diệt một con thằn lằn khổng lồ biến dị (trong phim Quái vật Godzilla) và thổi tung một đội bay tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh (Trong phim Ngày Độc Lập).

Trái lại, tất cả những gì Jack làm là cố gắng đoàn tụ với con trai, xã hội ngoài kia vẫn đang đổ vỡ.

BM

Có thể nào đó là lý do khiến biến đổi khí hậu thường bị các nhà làm phim bỏ qua?

Bởi vì chủ đề này quá lớn và quá tràn ngập để trình bày trong một cuộc phiêu lưu kéo dài hai giờ? Và bởi vì một anh hùng đánh bại kẻ ác không thể sửa chữa được tình trạng này?

Theo cách nào đó, hầu hết mỗi người chúng ta đều là kẻ ác trong câu chuyện, vì những lựa chọn nhỏ nhặt hàng ngày của bản thân khi ta chọn chuyến bay đó, ăn miếng thịt bò đó, hoặc nâng cấp chiếc điện thoại.

Cũng dễ hiểu vì sao các nhà làm phim Hollywood không muốn làm khán giả ghét bỏ vì nhắc lại sự thật khó chịu đó với họ. Nói về mặt thương mại, thì đem đổ lỗi về việc gây ra tình trạng hủy diệt cho một thí nghiệm của gã bác học điên rồ nào đó, hay cho tên lửa hạt nhân của một kẻ độc tài người nước ngoài nào đó, thì nghe sẽ thuận tai hơn.

Và đúng là Hollywood không thể phàn nàn về sự không thân thiện của chúng ta với môi trường mà không khiến mọi người chú ý đến nó.

Một bộ phim thông thường là lời ca tụng lộ liễu về sự tiêu dùng: lời mời lên chiếc phi cơ riêng đáng thèm muốn, căn hộ sang trọng, và những trang phục thiết kế. Và bản thân bộ phim Ngày Kinh Hoàng cũng có phần trong việc đặt sản phẩm trong phim.

Phía sau hậu trường thì ngành công nghiệp phim ảnh cũng không hề khá hơn. Nó dựa vào vô số người bay khắp thế giới, đầu tiên là để làm phim, và sau đó là để quảng cáo bộ phim theo cách phong phú nhất có thể.

BM
  
Hồi tháng Giêng, nhà thiết kế Stella McCartney khoe khoang trên Twitter là Joaquin Phoenix sẽ góp phần vào "tương lai của hành tinh" bằng cách chỉ vận một bộ lễ phục "trong suốt mùa giải", có nghĩa là vài tháng.

Nội dung trên Twitter này đã bị chế nhạo công khai, đặc biệt là với nhiều người trong chúng ta, những người đã mặc một bộ lễ phục cả 20 năm.

BM
Joaquin Phoenix công bố sẽ mặc một bộ lễ phục ăn tối duy nhất, sản phẩm của nhà tạo mẫu Stella McCartney, trong suốt mùa giải và điều này khiến nhiều người chế nhạo

Tuy vậy, tuyên bố này cho thấy ít nhất đã có dấu hiệu là Hollywood ý thức về thói quen xấu của chính họ.

Một dấu hiệu khác là Bộ hướng dẫn Sản xuất phim Xanh mới của Hiệp hội các nhà sản xuất, và động thái của Sony trong việc lắp đặt pin mặt trời cho khu vực sản xuất âm thanh của hãng.

BM
  
Nhưng liệu James Bond có bao giờ đổi chiếc xe hơi Aston Martin để đi xe đạp? Hay liệu Phoenix có mặt bộ lễ phục Stella McCartney cho mùa giải năm sau?

BM
  
Và khi ngành kinh doanh phim ảnh thức tỉnh và hoạt động lại, thì Hollywood có bắt đầu bật đèn xanh cho nhiều phim thảm họa với chủ đề đối mặt với khủng hoảng khí hậu phía trước, như bộ phim Ngày Kinh Hoàng từng làm?



Nicholas Barber

BM

Mài dao mài kéo
Ông Trump tát đầm lầy?
Cô gái gốc Việt & viên phi công Anh từng cứu mình
Giãn cách xã hội trên máy bay có khả thi?
Thêm một thiếu tướng gốc Việt trong quân đội Mỹ
Donal Trump phá bẫy cú đêm Kissinger và hội kín của Y
Đời tỷ phú Nga Pugachev _ Putin, tiền bạc và những lời dọa giết
Châu Âu nới dần phong tỏa _ số ca ở Nga tăng cao
Ai đã ngăn cản Tổng thống Trump chống dịch?
Nhiều người buồn chán, căng thẳng hơn là lo lắng cho sức khỏe
Hơn bốn triệu người nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới
Donald Trump là đại cao thủ trong trò chơi vương quyền
Ăn uống cách nào để tăng khả năng miễn dịch Covid-19?
Lặn lội thân cò
Sự sụp đổ của Đức Quốc xã Thế chiến II
Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt như thời Đại Suy thoái
Trung cộng đối mặt tâm lý bài Trung toàn cầu sau dịch Covid-19
Cần có một phiên tòa xử ĐCSTC tội ác chống lại loài người
Ông Trump nói virus corona kinh khủng hơn trận Trân Châu Cảng
Đồ thị bịnh dịch Vũ Hán tại Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.