Saturday, May 9, 2020

Sự sụp đổ của Đức Quốc xã Thế chiến II

BM
Berlin cuối cùng đã thất thủ sau hơn hai tuần diễn ra các trận đánh ác liệt trên từng khu phố

Sau gần bốn năm chiến đấu căng thẳng, các lực lượng Xô Viết cuối cùng mở cuộc tổng tấn công vào Berlin hôm 16/4/1945.

BM

Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô vào tháng Sáu năm 1941 và giết hại chừng 25 triệu thường dân và quân nhân Nga.

Nhưng giờ đây, nước Đức của Adolf Hitler đã suy sụp. Một đơn vị đồn trú đã kiệt sức và mất tổ chức, chừng 95.000 người, phải đương đầu với quân Liên Xô tấn công vào Berlin từ phía Đông và phía Nam.

Tổng số chừng 1,5 triệu quân Xô Viết bao vây rồi tấn công vào thủ đô nước Đức. Đây là cuộc tổng tấn công lớn cuối cùng cho cuộc chiến ở châu Âu.

BM
Các lực lượng Xô Viết quần đảo trên bầu trời Berlin và tấn công từ mặt đất cũng như trên không 

BM
Những người dân Berlin đầy sợ hãi tìm cách chạy khỏi thành phố khi quân Xô Viết tiến vào

Adolf Hitler không chịu rời thủ đô, và sống những ngày cuối đời dưới hầm, được gọi là Führerbunker, ở trung tâm Berlin.

Ông xuất hiện trên mặt đất lần cuối cùng vào sinh nhật lần thứ 56, hôm 20/4/1945, để trao huân chương cho những người chiến đấu bảo vệ Berlin.

Cũng ngày hôm đó, quân Xô Viết bắt đầu ném bom trung tâm thành phố. Berlin bị bao vây hoàn toàn ngày 23/4.

BM
Đức Quốc xã dùng cả người già và trẻ em để tự vệ cho thủ đô - trong ảnh, Adolf Hitler trao huy chương cho chiến binh trẻ em. 

 BM
Có tổng số chừng 1,5 triệu quân Xô Viết bao vây và tấn công thủ đô của Đức Quốc xã

Lực lượng Đức Quốc xã thua kém về số lượng và vũ khí, và không làm gì được để làm chậm bước tiến của quân Xô Viết.

Ngày 30/4/1945, Hitler tự sát, một ngày sau khi cưới bà Eva Braun. Thi thể của họ được đưa lên mặt đất và đốt tại một hố bom gần đó.

Không lâu sau, quân Xô Viết chiếm thành phố Reichstag đã bị đánh bom từ trước. Một bức ảnh nổi tiếng cho thấy một người lính vẫy cờ Liên Xô trên nóc tòa nhà quốc hội lịch sử. 

   BM
Hình ảnh nổi tiếng cho thấy cờ Liên Xô được phất trên nóc nhà quốc hội ở thành phố Reichstag

Reichstag chính thức đầu hàng ngày 2/5, mặc dù các trận đánh tiếp diễn cho tới khi cuộc chiến kết thúc ngày 8/5.

Thành phố Berlin chỉ còn là đống đổ nát. Quân Xô Viết chiếm đóng phân phát bánh mỳ và nhu yếu phẩm cho người dân, nhưng một số quân nhân cũng có hành động tàn ác với dân thường.
Hàng ngàn phụ nữ Đức bị hãm hiếp.

BM
8/5/1945: Nguyên soái Wilhelm Keitel ký thỏa thuận đầu hàng không điều kiện gần Berlin 

BM
Berlin bị tàn phá bởi các trận đánh trên phố và bom đạn của quân Anh và quân Mỹ 

BM
Quân Xô Viết phân phát súp và bánh mì cho thường dân còn ở lại trong thành phố sau khi Berlin đã thất thủ

Quân đồng minh chiến thắng chiếm đóng Berlin sau cuộc chiến.

BM

Người dân bắt đầu dọn dẹp thành phố, và lãnh đạo các nước Mỹ, Anh và Nga gặp ở Potsdam, ngoại ô Berlin, chỉ vài tháng sau khi chiến tranh kết thúc, để thiết lập lại hòa bình.

BM
Người dân nhanh chóng bắt tay vào dọn dẹp thành phố từ đống đổ nát hoang tàn

BM
Khu Potsdamer Platz trong hoang tàn 

BM
Thủ tướng Anh Winston Churchill thăm Berlin vào tháng 7/1945, và ngồi bên ngoài hầm của Hitler


BM

Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt như thời Đại Suy thoái
Trung cộng đối mặt tâm lý bài Trung toàn cầu sau dịch Covid-19
Cần có một phiên tòa xử ĐCSTC tội ác chống lại loài người
Ông Trump nói virus corona kinh khủng hơn trận Trân Châu Cảng
Đồ thị bịnh dịch Vũ Hán tại Mỹ
Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?
Covid-19 đe dọa dẫn đến 'Chiến tranh lạnh' giữa Mỹ và Trung cộng
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai sống và ai chết
Chiến lược của Hoa kỳ để đáp ứng mối đe dọa ngày càng tăng của Trung cộng
Giữa đại dịch _ người Việt hải ngoại cần ‘tinh thần chịu đựng’
Trump mà thất cử thì “Game is over”
Đạt được tham vọng có làm bạn hạnh phúc?
Trung cộng che giấu độ bùng phát virus để tích trữ thiết bị
Chính quyền Trump thúc đẩy đưa chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung cộng
COVID-19 và phản ứng của Thế Giới
Tình hình du lịch sẽ ra sao trước khi có vaccine?
Amabie _ 'bùa yểm' chống Covid-19 của người Nhật
Sài Gòn _ bốn mươi lăm năm nhìn lại
Ngày 30/4 hãy gọi là ngày ‘Tưởng niệm’
Làm sao thoát khỏi sự thống trị của thời gian?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.