Pages

Sunday, April 18, 2021

Dùng rác thải nhựa để làm những con đường bền chắc

 image


Chỉ trong một km, một người lái xe đi qua một tấn rác thải nhựa. Nhưng đó không hề là một chặng đường phiền toái đi qua biển rác, con đường này rất êm và được bảo dưỡng tốt - thực tế là lớp nhựa mà mỗi tài xế chạy ngang qua không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

 

Đơn giản bởi đó là một phần của con đường.

 

Biến rác thải thành đường đi


image

Trên một con đường vào New Delhi, vô số xe mỗi ngày chạy ào qua hàng tấn túi nylon, nắp chai và ly polystyrene bỏ đi.


Con đường này, kéo dài từ New Delhi cho đến Meerut gần đó, được xây dựng bằng cách sử dụng một hệ thống do Rajagopalan Vasudevan, giáo sư hóa học tại Trường Kỹ thuật Thiagarajar ở Ấn Độ, phát triển. Nó thay thế 10% bitum trên đường bằng rác thải nhựa tái sử dụng.

 

Ấn Độ dẫn đầu thế giới trong việc thử nghiệm đường nhựa từ đầu những năm 2000. Nhưng ngày có nhiều quốc gia đang bắt đầu làm theo.


image


Từ Ghana đến Hà Lan, việc xây dựng nhựa thành đường và lối đi đang giúp giảm bớt khí thải carbon, giữ cho đại dương và bãi rác không tràn ngập rác thải nhựa, đồng thời cải thiện tuổi thọ trung bình của đường sá.

 

Cho đến năm 2040, có 1,3 tỷ tấn nhựa trong môi trường trên toàn cầu. Chỉ riêng Ấn Độ đã tạo ra hơn 3,3 triệu tấn nhựa mỗi năm - đó là một trong những điều thúc đẩy Vasudevan tạo ra hệ thống biến rác thải thành đường.

 

Dùng cách này thì có một lợi ích rõ rệt, đó là quá trình thực hiện rất đơn giản, đòi hỏi ít máy móc công nghệ cao.

 

Đầu tiên, rác thải nhựa xé vụn được rải lên một tập hợp đá và cát nghiền nhỏ trước khi được nung đến khoảng 170C - đủ nóng để làm tan chảy rác thải.

 

Nhựa sau khi nấu chảy sẽ được đem phủ một lớp mỏng lên trên cát đá. Sau đó, bitum nung nóng được đổ lên trên cùng, giúp làm thành một khối rắn chắc và hỗn hợp hoàn chỉnh.


image


Nhiều loại nhựa khác nhau có thể được sử dụng: túi đựng, cốc dùng một lần, màng nhiều lớp khó tái chế và bọt polyetylen và polypropylen đều đã được sử dụng làm đường ở Ấn Độ, và chúng không cần phải được phân loại hoặc làm sạch trước khi xé nhỏ.

 

Bên cạnh đảm bảo những rác thải nhựa này không bị thải ra bãi rác, lò đốt hay đại dương, có một số bằng chứng cho thấy nhựa cũng giúp đường hoạt động tốt hơn.

 

Thêm nhựa vào đường sá dường như sẽ làm chậm quá trình xuống cấp và giảm thiểu ổ gà.

 

Nguyên liệu nhựa giúp cải thiện độ linh hoạt của bề mặt đường, và sau 10 năm, những con đường nhựa đầu tiên của Vasudevan không có dấu hiệu của ổ gà. Tuy nhiên, nhiều con đường trong số này còn tương đối mới nên độ bền của chúng vẫn cần được kiểm nghiệm.

 

Theo tính toán của Vasudevan, việc tích hợp nhựa phế thải vào đường thay vì đốt nó cũng giúp tiết kiệm ba tấn carbon dioxide cho mỗi km đường.

 

Cũng có những lợi ích kinh tế nữa, với đường nhựa giúp tiết kiệm khoảng 670 đô la cho mỗi km đường.


image


Vào năm 2015, Chính phủ Ấn Độ đã ra quy định bắt buộc rác thải nhựa phải được sử dụng để làm đường sá gần các thành phố lớn có hơn 500.000 dân, sau khi Vasudevan trao bằng sáng chế về hệ thống này cho chính phủ miễn phí.

 

The plastic that goes into roads would otherwise go to landfill or the incinerator một làn đường bình thường cần phải có 10 tấn bitum đường mỗi km, và với việc Ấn Độ làm hàng ngàn cây số đường giao thông một năm, tiềm năng sử dụng chất thải nhựa tăng lên nhanh chóng. Cho đến nay, đã có 2.500 km những con đường nhựa này đã được xây ở Ấn Độ.

 

Lợi thế của đường plastic


image


"Đường nhựa có thể chịu được cả tải trọng nặng và lưu lượng xe cộ đông," ông Vasudevan nói. "Nó không bị ảnh hưởng bởi mưa hay nước đọng."

 

Các dự án tương tự đã xuất hiện trên khắp thế giới. Công ty hóa chất Dow đang thực hiện các dự án sử dụng nhựa tái chế nhiều polyethylen ở Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. Dự án đầu tiên ở Anh được làm ở Scotland vào năm 2019 do công ty xây dựng đường nhựa MacRebur, vốn đã làm đường nhựa từ Slovakia đến Nam Phi, thực hiện.

 

MacRebur cũng phát hiện ra rằng sử dụng nhựa sẽ cải thiện tính linh hoạt của đường sá, giúp chúng đối phó tốt hơn với sự co giãn do thay đổi nhiệt độ, dẫn đến ít ổ gà hơn - và ở những nơi có ổ gà, việc dùng nhựa phế thải để lấp chúng mà nếu không sẽ được đưa đến bãi rác là giải pháp khắc phục nhanh chóng.

 

Chính phủ Anh mới đây đã công bố 1,6 triệu bảng Anh để nghiên cứu về đường nhựa để giúp khắc phục và ngăn chặn ổ gà.


image

Nhựa phế thải được dùng để làm đường sá thay vì bị vứt ra bãi rác

 

Tại Hà Lan, PlasticRoad đã xây dựng con đường bằng nhựa tái chế đầu tiên dành cho xe đạp trên thế giới vào năm 2018 và ghi nhận lượt xe thứ một triệu đi qua hồi cuối tháng 5/2020.

 

Họ đã xé nhỏ, phân loại và làm sạch chất thải nhựa thu gom tại địa phương, trước khi chiết xuất polypropylene từ hỗn hợp này - loại nhựa thường có trong cốc lễ hội, bao bì mỹ phẩm, nắp chai và ống hút nhựa.

 

Không giống những con đường rác thải nhựa ở Ấn Độ, Anh và các nơi khác, PlasticRoad hoàn toàn không sử dụng bitum.


image


"PlasticRoad gần như hoàn toàn dùng nhựa tái chế, chỉ với một lớp rất mỏng khoáng chất ở tầng trên cùng," Anna Koudstaal, đồng sáng lập công ty, cho biết.

 

Mỗi mét vuông đường plastic dành cho xe đạp đưa vào hơn 25kg rác thải nhựa tái chế, giúp giảm đến 52% lượng khí thải carbon so với làm đường lát gạch thông thường cho xe đạp, Koudstaal nói.

 

Có gây ô nhiễm?


image


Nhưng một khi nhựa được dùng ở bên trong đường hoặc lối đi - làm thế nào để đảm bảo nhựa vẫn ở đó? Liệu thành phần nhựa có bị mòn thành vi nhựa gây ô nhiễm đất, nước và không khí hay không?

 

Đường, lốp xe và phanh ô tô thông thường được biết là nguồn ô nhiễm vi nhựa chính. Koudstaal nói rằng các con đường plastic không tạo ra nhiều vi nhựa hơn đường sá truyền thống, vì các tài xế không tiếp xúc trực tiếp với nhựa.

 

Một chỗ khác mà hạt vi nhựa có thể được giải phóng từ các con đường là từ phía dưới: các con đường được thiết kế để nước mưa thấm qua, nhỏ giọt xuống hệ thống thoát nước dưới bề mặt con đường. Nhưng Koudstaal nói rằng hạt vi nhựa khó mà thoát ra theo cách này: "Đường xe đạp có lớp lọc để loại bỏ vi nhựa và đảm bảo nước mưa thấm xuống đất không bị pha tạp."

 

Gurmel Ghataora, giảng viên cao cấp tại khoa xây dựng dân dụng ở Đại học Birmingham, đồng ý rằng sử dụng nhựa ở bề mặt dưới đường sẽ giảm thiểu nguy cơ tạo ra thêm vi nhựa. "Việc các hạt như vậy được tạo ra ở cấp độ bề mặt do bị xe cộ bào mòn là không thể tránh khỏi," ông cho biết.

 

Với việc Ấn Độ có một trong những mạng lưới đường bộ lớn nhất thế giới, phát triển với tốc độ gần 10.000 km đường mỗi năm, tiềm năng đưa rác thải nhựa vào sử dụng là rất lớn.


image


Mặc dù công nghệ này tương đối mới đối với Ấn Độ, và thật sự là mới đối với phần còn lại của thế giới, Vasudevan tin tưởng rằng đường nhựa sẽ ngày càng được phổ biến, không chỉ vì lý do môi trường mà còn vì tiềm năng xây được những con đường có độ bền và có sức chịu đựng hơn.

 

 

 

Chermaine Lee


image


Trào ngược dạ dày thực quản
Trung cộng đơn độc trong liên minh chống Hoa Kỳ
Chiến tranh tâm lý của Hoa kỳ chọc giận Hồ Tích Tiến và CCTV
Đã 25 ngày nhận lệnh _ Harris vẫn khiếp sợ Biên Giới!?
Cách nuôi dạy con khác thường của người phương Tây
Kinh tế Biden
Cha mẹ có thật sự biết cách lắng nghe con mình?
Chế độ Cộng sản kiểm duyệt ngôn luận về các vấn đề quân sự
Mất đi Tự do
Ân nghĩa vợ chồng
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để chống lại bệnh trầm cảm
Công kích Hoa Kỳ _ Trung cộng muốn định nghĩa lại nhân quyền
Bí ẩn tờ 2 đô la
Nên ăn cá thế nào để tốt cho sức khoẻ, trí não?
Cựu TT Donald Trump ra mắt trang web cá nhân mới
Deacon Nguyen M. San: Một kỷ vật vô giá
Bài diễn văn của ông Blinken trước NATO
9 cách cư xử văn minh với người thô lỗ
Quả lựu đạn chính trị Biden đặt vào tay Harris!
Tôi lo sợ cụ Biden

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.