Pages

Tuesday, June 1, 2021

Biến chủng Ấn Độ gây bệnh tại Việt Nam

 image

Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (tính từ ngày 27/4) đến 6h sáng 1/6, Việt Nam đã có 4,356 ca mắc Covid-19 mới tại 34 tỉnh/thành, đa số các bệnh nhân này được xác định mắc biến chủng Ấn Độ dòng thứ 2 (B.1617.2).

 

Kể từ khi SARS-CoV-2 được phát hiện ở TP. Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung cộng) cuối năm 2019, chủng virus viêm phổi Vũ Hán này nhanh chóng lan khắp thế giới và cho đến nay, lần lượt xuất hiện các biến thể của nó, với năng lực lây lan mạnh hơn chủng ban đầu.

 

Biến thể của virus SARS-CoV-2 (biến thể B.1.617) được phát hiện lần đầu tiên tại bang Maharashtra của Ấn Độ hồi tháng 10/2020, và được chứng minh là có khả năng lây truyền rất cao.

 

Đầu tháng 5/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp biến thể này vào danh sách “biến thể đáng lo ngại ở cấp độ toàn cầu”, trong khi đó, CDC Mỹ chỉ xem đây là biến thể “cần được quan tâm”.


image


Theo thống kê, tại Ấn Độ, B.1.617 chiếm tới 55% trong tổng số trường hợp “biến thể đáng lo ngại” (VoC), chiếm đa số trong các ca nhiễm tại các bang như: Maharashtra, Punjab, Delhi, Andhra Pradesh và Telangana và đã lây sang nhiều nước khác.

 

WHO phân chia biến thể B.1.617 thành 3 dòng gồm: B.1.617.1; B.1.617.2 và B.1.617.3, trong đó, B.1.617.2 đã đột biến trở nên và lây nhiễm cao hơn.

 

Biến chủng Ấn Độ gây bệnh tại Việt Nam

 

Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (tính từ 27/4 đến nay) tại Việt Nam, qua giải trình tự gen virus trên các bệnh nhân cho thấy, có 2 biến chủng đang phổ biến là chủng Ấn Độ và Anh.

image
2 vợ chồng thai phụ mắc Covid-19 ở Tân Phú nhiễm biến chủng Ấn Độ.

 

Ngoài ra, Việt Nam còn phát hiện thêm biến chủng virus viêm phổi Vũ Hán mới lai tạo giữa chủng Ấn Độ và Anh. Hiện đã xác định 4/32 mẫu bệnh phẩm nhiễm loại biến chủng virus lai này.

 

Theo ghi nhận, hiện chủng biến thể Ấn Độ được đánh giá có khả năng lây lan mạnh, đang gây dịch Covid-19 ở nhiều tỉnh/thành. Cụ thể:

 

Tại Bắc Giang, từ 1 công nhân bị nhiễm bệnh, chỉ sau 5 ngày đã lây lan hàng trăm người khác tại nhiều công ty trong khu công nghiệp. Các ca mắc ghi nhận tại tỉnh này đều mang bến thể Ấn Độ. Kết quả giải trình tự gene 9 mẫu ngày 19/5 của tỉnh này đều thuộc biến thể B.1.617.2.

 

Tại Bắc Ninh, đến tối 30/5, toàn tỉnh ghi nhận 804 ca bệnh Covid-19 trong cộng đồng (chiếm khoảng 80%) và khu công nghiệp (chiếm khoảng 20%). Qua phân tích mẫu bệnh phẩm các ca mắc Covid-19 tại đây đều mang biến thể Ấn Độ. Kết quả giải trình tự gene 2 mẫu bệnh của tỉnh này vào ngày 19/5 cũng cho kết quả thuộc biến thể B.1.617.2.

 

Tại TP. HCM, kết quả giải trình tự gen virus trên 5 bệnh nhân thuộc chuỗi lây nhiễm tại quận Gò Vấp, cả 5 đều nhiễm biến chủng Ấn Độ dòng B.1.617.2.


image


Liên quan đến chùm ca bệnh này, tính đến 6h ngày 1/6, TP. HCM đã có hơn 200 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố; 11 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính chưa được công bố. Từ chùm ca bệnh này, dịch bệnh đã lây lan 20/22 quận, huyện (ngoại trừ quận 11 và huyện Cần Giờ). Dịch cũng đã phát tán ra một số tỉnh thành khu vực phía Nam.

 

Trước đó ngày 18/5, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có BN4514 (ngụ tại Chung cư SunVeiw Town, TP. Thủ Đức, TP. HCM) nhiễm Covid-19 biến chủng Ấn Độ B.1.617.2.

 

Chiều 29/5, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM công bố kết quả giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm của cặp vợ chồng thai phụ ở quận Tân Phát nhiễm Covid-19 biến chủng Ấn Độ B.1.617.2.

 

Tại Hà Nội và Bệnh viện K, kết quả giải trình tự gene 15 mẫu của bệnh nhân Covid-19 ngày 19/5 đều thuộc biến chủng Ấn Độ B.1.617.2. Kết quả giải trình tự gene ngày 9/5 của 1 mẫu tại Hà Nội cũng thuộc biến chủng Ấn Độ B.1.617.2.

 

Tại Vĩnh Phúc, Hải Phòng, sáng 19/5, Bộ Y tế công bố kết quả giải trình tự gene các mẫu của bệnh nhân Covid-19 tại 2 địa phương này, phát hiện 3 mẫu thuộc biến chủng Ấn Độ B.1.617.2, trong đó, Vĩnh Phúc (2), Hải Phòng (1).

 

Tại Hưng Yên, Thái Bình, chiều 9/5 Bộ Y tế công bố kết quả giải trình tự gene 7 mẫu của bệnh nhân Covid-19 tại Hưng Yên (2), Thái Bình (5) đều thuộc biến thể B1.167.2.

 

Biến chủng Ấn Độ chống lại thuốc kháng thể và vaccine



image


Theo phúc trình được đưa lên mạng bioRxiv hôm 27/5, kháng thể trong máu của những người đã đánh bại Covid-19 nhưng chưa chích ngừa và từ những người đã chích 2 liều vaccine Pfizer cho thấy chống lại biến thể Ấn Độ yếu hơn từ 3 tới 6 lần so với chống lại biến thể Anh và biến thể Nam Phi.

 

Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Pasteur (Pháp) đã nghiên cứu tính hiệu quả từ các loại vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech và AstraZeneca trước biến thể B.1.617 của virus corona có xuất xứ từ Ấn Độ.


image


Cụ thể, nhóm nghiên cứu lấy mẫu xét nghiệm của 28 nhân viên y tế ở thành phố Orleans (Pháp), trong đó, 16 người đã chích 2 liều vaccine Pfizer và 12 người đã chích 1 liều vaccine AstraZeneca.

 

Kết quả cho thấy, nhóm được tiêm vaccine Pfizer vẫn sản sinh kháng thể trước biến thể B.1.617, nhưng với số lượng ít hơn 3 lần so với lượng kháng thể sản sinh đối với biến thể B.1.1.7 từ Anh. Trong khi đó, số lượng kháng thể sản sinh của nhóm được chích vaccine AstraZeneca cũng chỉ đạt khoảng 33%, tương đương kết quả 2 nghiên cứu mới được công bố gần đây ở Anh.


image

Chuỗi lây nhiễm liên quan đến chùm lây nhiễm ở quận Gò Vấp mang biến chủng Ấn Độ.

 

Đồng tác giả Olivier Schwartz từ Viện Pasteur cho hay, những người từng nhiễm Covid-19 trong 1 năm qua và những người đã chích đủ 2 liều vaccine của Pfizer nhìn chung vẫn sản sinh đủ kháng thể đối với biến thể virus corona từ Ấn Độ. Tuy nhiên, số lượng kháng thể này ít hơn từ 3 đến 6 lần so với biến thể ở Anh.

 

Theo ông Olivier Schwartz, 2 liều vaccine AstraZeneca kém hữu hiệu chống biến thể Ấn Độ. Kháng thể của những người nhận được liều vaccine đầu tiên “không ức chế được” biến thể Ấn Độ này.

 

Ông Schwartz nói thêm, sự lây lan nhanh của biến thể Ấn Độ có liên hệ đến khả năng “vượt thoát” ảnh hưởng của kháng thể trung lập.

 

WHO hiện công nhận ít nhất 4 biến chủng, lần lượt là B.1.1.7 (lần đầu tiên phát hiện ở Anh nên gọi là biến chủng Anh), B.1.351 (biến chủng Nam Phi), P1 (biến chủng Brazil) và B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ). Trong đó, giới chức y tế Anh hồi đầu tháng 5 đã gọi B.1.617.2 là biến chủng gây quan ngại vì tốc độ lây lan nhanh chóng trong thời gian gần đây ở nước này.

 

Các chuyên gia WHO đang tìm hiểu khả năng biến chủng Ấn Độ có thể tiếp tục gây ra đột biến mới với khả năng lây nhiễm và kháng vaccine cao hơn, tiếp tục lan rộng trên thế giới. Cuối cùng, các biến thể này có thể hoàn toàn kháng những loại vaccine hiện có, cản trở việc kiểm soát dịch bệnh.

 

 

 

Hoa Nam


image


Nước _ Nguồn dinh dưỡng bị lãng quên
Câu chuyện Xã Nghĩa
Nikola Tesla _ Thiên tài khoa học
Say đi em
Câu chuyện trồng hoa
Hàng trăm thi thể được tìm thấy chôn dọc bờ sông Ấn
Chưa tiết lộ về virus Vũ Hán của tình báo Hoa Kỳ khiến các nghị sĩ chú ý
Dân Ấn Độ khẩn cầu sự thương xót của 'nữ thần Corona'
Chống lão hóa bằng 5 loại thực phẩm lên men truyền thống
Tòa tháp 14 tầng ở Gaza trong đợt không kích của Israel
10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích
Sự khéo léo và sáng tạo của người dân Hoa Kỳ
Cuộc sống này là một Nghi Lễ
Những điều biết và không biết về Covid-19
Khoa học chứng minh ăn tỏi giảm xơ vữa mạch máu
Thuyết sắc tộc trọng yếu so với Chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ
Vì kiếp trước Em đã làm khổ Đàn Ông
Nhân loại rồi sẽ tự hủy diệt?
Hãng xưởng tại Trung cộng đang chuyển dịch sang Đông Nam Á
Đến Âu Châu _ hãy đọc các quy định về xét nghiệm COVID-19

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.