Bánh
mì là bánh làm bằng bột mì ủ men, nướng chín trong lò, món ăn chính của nhiều
nước trên khắp năm châu; Từ châu Âu, châu Mỹ, châu Úc đến châu Á, châu Phi.
Bánh mì được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo nguyên liệu, thành
phẩm của các xứ sở, các địa phương. Tiếng Anh gọi bánh mì là bread, tiếng Pháp
gọi bánh mì là (le) pain. Bánh mì đầu tiên ra đời khoảng ba ngàn năm trước Công
Nguyên, nhờ điều kiện khí hậu ấm áp của vùng đất Lưỡng Hà và kỹ thuật ủ men bia
của người Ai Cập.
"Có
lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng được biết đến nhiều
là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định. Ngoài người Pháp, cách làm
bánh mì đầu tiên được người Hoa tiếp thu, sản xuất bán ra thị trường và trong
số khách hàng mua bánh mì thời kỳ đó có cả người Việt: Bồi bàn, thông ngôn,
thầy ký có lẽ là những người nếm bánh mì đầu tiên; Kế đó là công chức tân trào,
rồi đến tầng lớp Tây học, thị dân và lần lần tỏa rộng phổ biến cả thành thị lẫn
nông thôn" – Huỳnh Ngọc Trảng
Trong
bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu năm 1861, ta thấy có hai
câu như sau:
Sống
làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Bánh
mì theo chân người Pháp đến Saigon đầu tiên, xuống Nam Kỳ lục tỉnh, ra miền
Bắc, sau đó mới phổ biến trên toàn quốc, cho nên khi đề cập đến bánh mì, người
ta đề cập đến Saigon: bánh mì Saigon. Ta thấy những thực phẩm, những vật dụng
hàng ngày mà người Pháp mang đến Việt Nam, đều được gọi kèm theo chữ tây như:
khoai tây, hành tây, dâu tây, rượu tây, thuốc tây, giày tây … Trong khi ngoài
Bắc gọi bánh mì là bánh tây, thì miền Nam lúc đó đã gọi nó là bánh mì ổ (ổ như
chữ ổ của bánh bông lan). Có lẽ một trong các loại bánh mì mà người Pháp du
nhập sang đầu tiên là pain de champagne (bánh mì đồng quê) ổ bự, to bè, nhiều
ruột, để được vài ngày hay các loại bánh mì hình tròn, hình bầu dục gọi tên là
le pain rond, le complet, le bâtard...
“Nhìn
lại bối cảnh lịch sử văn hóa của việc hội nhập bánh mì vào xứ mình, chúng ta
thấy rằng đó là một quá trình tiêu biểu cho cuộc đụng đầu lịch sử: tập trung
những xung đột và giao lựu những áp đặt và giải trừ , những áp bức và đấu
tranh, những thất bại đau thương và những thắng lợi hào hùng...
Ở
đấy, Sài Gòn tự nó đã là một thành phố ngã ba đường, vì nó đã nối được những
luồng thông thương chủ yếu với thế giới rộng lớn hơn bên ngoài, sự giao lưu
không ngừng của con người, tư tưởng, luồng tư bản, hàng hóa … “ - Huỳnh Ngọc
Trảng
Ai bảo bánh mìParis
ngon
Chắc gì hơn bánh mì Sài Gòn!
Bánh mì Sài Gòn Năm bờ Uon
Nóng, thơm, bùi, béo, lại vàng ròn
Công Tử Hà Đông
Những ổ bánh mì Saigon mới ra lò còn nóng, dậy mùi thơm của bột mì nướng, vỏ giòn rụm, vàng ươm, láng lẩy bơ, nở tròn bụng, ruột trắng mịn và xốp này từ những năm 30 cho mãi đến bây giờ, vẫn là một thứ quà Saigon, mà những người dân ở miền Tây đi Saigon về lại nhà mua làm quà cho con cháu. Dù bánh mì khắp nơi đều có, ở các tỉnh đều có lò làm bánh mì, nhưng danh tiếng bánh mìSaigon đã đi vào ký ức người ta từ lâu lắm rồi. Ở cửa ngõ
thành phố đi các tỉnh đầy những chỗ bán bánh mì. Bến xe xa cảng miền Đông, miền
Tây, lúc nào cũng có những người đội các cần xé đựng bánh mì đến tận cửa xe bán
cho khách mua.
Ai bảo bánh mì
Chắc gì hơn bánh mì Sài Gòn!
Bánh mì Sài Gòn Năm bờ Uon
Nóng, thơm, bùi, béo, lại vàng ròn
Công Tử Hà Đông
Những ổ bánh mì Saigon mới ra lò còn nóng, dậy mùi thơm của bột mì nướng, vỏ giòn rụm, vàng ươm, láng lẩy bơ, nở tròn bụng, ruột trắng mịn và xốp này từ những năm 30 cho mãi đến bây giờ, vẫn là một thứ quà Saigon, mà những người dân ở miền Tây đi Saigon về lại nhà mua làm quà cho con cháu. Dù bánh mì khắp nơi đều có, ở các tỉnh đều có lò làm bánh mì, nhưng danh tiếng bánh mì
“
Hồi còn nhỏ học Tiểu học, mỗi lần bãi trường, nghỉ hè là ba anh em tôi được ba
tôi dẫn đi Sài Gòn chơi, thăm bà dì ở ngã Bảy gần rạp Long Vân... và nhứt là
khi về lại Mỹ Tho, trên tay luôn luôn xách tòn ten một xâu chừng chục ổ bánh mì
cột dây lác có quai. Quà Sài gòn à nhen. Má tôi đem chia cho bà con chòm xóm ăn
lấy thảo. Còn mấy đứa bạn hàng ngày chơi tạc lon, vít hình, bắn đạn, đá cá, đá
gà, đá banh, tắm sông... cho ngoạm (cắn) một miếng thôi là đủ rồi! Bánh mì Sài
gòn mà! Bánh mì ở đâu cũng có nhưng phải nói "Bánh mì Sài gòn" có
đẳng cấp và phong độ ghê gớm lắm!.Một thứ quà bình dân đem về xa lắm ở tận trên
... Sài gòn! Sài gòn cho dù có đủ món ngon vật lạ, đủ thứ trên đời do người ở
tứ xứ mang về, nhưng theo đầu óc suy nghĩ non nớt của một học sinh tỉnh lẻ (đêm
buồn), chỉ có "Bánh mì Sài gòn" mới tượng trưng cho "thủ
đô" Sài gòn. Theo thời gian có lúc ngon lúc dở, tùy chỗ pha thêm bột gạo
nhiều ít khác nhau: chợ Cũ, xa cảng miền Tây, xa cảng miền Đông, ngã ba Hàng
Xanh ....”- Dương Quang Bổn
Đáp tàu khói, về quê ăn Tết
Gió bấc đầu mùa gợn sóng đêm
Ôm ổ bánh mì làm gối nhỏ
Đem về cho mẹ với cho em
Kiên Giang
Sau khi mấy ông Tây thuộc địa về nước, bánh mì ở lại, vẫn tồn tại, và lần hồi mọc rễ vững vàng, được tiếp nhận rất nồng nhiệt, ở mọi nơi, trong mọi giới. Ổ bánh mì thông dụng và tiện lợi cho việc vừa đi vừa gặm (như thơ cụ Đồ Chiểu nêu trên) ngày nay là ổ bánh mì theo hình dáng như baguette của Pháp, nhưng ngắn hơn, chỉ khoảng 30-40 cm. Baguette là loại bánh mì đặc biệt của thủ đô Paris, hình trụ thon, dài cỡ một mét, bề ngang nhỏ, đường kính khoảng 5- 6 cm, nặng chừng 250 gam, vỏ giòn, ít ruột, phía trên mặt có cắt rãnh, thường để ăn liền trong ngày, không giữ được lâu.
ỞSaigon , nhiều đợt bánh mì được ra lò trong
ngày. Bánh mì nóng được phân phối khắp đường phố, khắp ngõ hẻm Saigon sáng sáng, chiều chiều nhờ đội ngũ bán bánh mì
dạo. Hoặc là những em nhỏ quảy trên lưng các túi vải bồng bột, màu mỡ gà, bên
trong lồng thêm vài lớp bao bằng giấy dầu để giữ cho bánh mì nóng lâu, vừa chạy
lúp xúp vừa rao:” Bánh mì nóng đê ê ê ê …”. Hoặc những ông bán bánh mì bằng xe
đạp, sau yên xe chở một giỏ cần xé, phủ kín bằng bao bố.
Đáp tàu khói, về quê ăn Tết
Gió bấc đầu mùa gợn sóng đêm
Ôm ổ bánh mì làm gối nhỏ
Đem về cho mẹ với cho em
Kiên Giang
Sau khi mấy ông Tây thuộc địa về nước, bánh mì ở lại, vẫn tồn tại, và lần hồi mọc rễ vững vàng, được tiếp nhận rất nồng nhiệt, ở mọi nơi, trong mọi giới. Ổ bánh mì thông dụng và tiện lợi cho việc vừa đi vừa gặm (như thơ cụ Đồ Chiểu nêu trên) ngày nay là ổ bánh mì theo hình dáng như baguette của Pháp, nhưng ngắn hơn, chỉ khoảng 30-40 cm. Baguette là loại bánh mì đặc biệt của thủ đô Paris, hình trụ thon, dài cỡ một mét, bề ngang nhỏ, đường kính khoảng 5- 6 cm, nặng chừng 250 gam, vỏ giòn, ít ruột, phía trên mặt có cắt rãnh, thường để ăn liền trong ngày, không giữ được lâu.
Ở
“
Nhiều lúc đứng chờ bánh mì ra lò, tôi đã có dịp chứng kiến quy trình làm bánh:
Bánh mì trước khi nướng là bột lấy trong những bao bột mì, được thợ nhồi cho
dẻo, để cho nở rồi kéo thành từng thỏi bột nhỏ, dài. Họ khéo léo ngắt từng đoạn
cho vừa với cân lượng rồi dùng dao nhỏ rạch những đường dài dọc theo ổ bánh, để
khi nướng bánh mau nở. Xong, họ sắp những ổ bánh còn là bột đó thành hàng lên
những chiếc "băng" giống như "băng-ca", kê vào miệng lò
nướng rồi kéo một cái tức thì bánh trên cái "băng-ca" đó đều nằm gọn
trong lò nướng. Thợ đóng cửa lò nướng lại, tăng, chỉnh độ nóng của điện sao cho
bánh nướng chín vàng mà không bị khét. Khi đủ thời gian, ổ bánh đang nướng
trong lò sẽ được những người thợ dùng những cái dầm nhỏ như cái mái chèo, xúc
ra một ổ để xem độ chín. Khi bánh đã chín đều người ta dùng những dụng cụ giống
như cái xẻng to mà xúc bánh ra, đổ thành đống trên bàn, mỗi lần xúc chừng chục
ổ bánh nóng hôi hổi, sờ vào phỏng tay như chơi!”- Hoàng Đức
Bánh
mì ăn không cũng ngon
Ta đi trăm núi, ngàn sông biển
Không đâu bánh mì ngon
Bằng bánh mìSaigon
Công Tử Hà Đông
Ta đi trăm núi, ngàn sông biển
Không đâu bánh mì ngon
Bằng bánh mì
Công Tử Hà Đông
Những
lò bánh mì ở Saigon lúc nào cũng có đông người
chờ lấy bánh mới: hoặc là những người bán lẻ cần một số lượng lớn, hoặc là
những người chỉ cần mua một vài ổ, nhưng muốn mua thẳng từ lò. Cầm ổ bánh mì
nóng hổi mới ra lò, người ta hay bẻ cái đầu giòn giòn ăn liền tại chỗ. Bánh mì
nóng giòn ăn không cũng ngon, nhưng bánh mì không cũng có nhiều cách để ăn lắm.
Ăn
bánh mì theo ông Tây, bà đầm từ thời thuộc địa là ăn bánh mì với fromage, trứng
(omelette, oeufs au plat), thịt nguội (paté, jambon, saucisse à), beurre, mứt
trái cây(confiture) như dâu, cam, nho àhay chấm sữa nóng cho bữa ăn sáng. Dùng
bánh mì ăn kèm với súp (soupe), bí tết (bifteck), ra gu (ragout)à trong bữa ăn
tối. Tuy cũng ăn giống như vậy, nhưng người Saigon
đã dần dà cải tiến cho hợp với khẩu vị của mình như: Ăn bánh mì với những miếng
phô mai “ Đầu con bò cười (La vache qui rit)”, phối hợp thêm chuối già. Ăn sáng
bằng bánh mì trét bơ mặn Bretel, rắc chút đường cát trắng; Bánh mì chấm sữa
nóng, pha thêm một chút cà phê cho có mùi thơm hay ăn bánh mì trét bơ chấm cà
phê sữa nóng; Bánh mì chấm sữa đặc có đường hiệu Ông Thọ hay Con chim (hiệu Ông
Thọ- Hiệu sữa Longevity, trước đây thuộc hãng Foremost, Mỹ, hình “ Ông Thọ
chống gậy”, nói lên tuổi thọ của người dùng. Hiệu Con chim của hãng Nestlé,
Thụy Sỹ, đúng ra là hình một tổ chim, gồm một chim mẹ và hai chim con)...
Bánh mì gốc Tây, đến Saigon được cho kết duyên với các món ăn, gốc gác từ các
nước khác, đã được Việt Nam hóa như: Cà ri gà nấu bằng nước cốt dừa và sả,
trong khi các loại cà ri Ấn Độ nấu bằng sữa chua (yaourt); Bò kho cách hầm
giống như bò nấu xốt vang của Tây (boeuf bourguignon), nhưng có thêm mùi ngũ vị
hương; Hay ăn bánh mì với các món Tàu là phá lấu, lạp xưởng, xá xíu, thịt quay,
xíu mại...
Vân
Tiên ngồi dựa gốc dừa
Tay cầm chai rượu miệng nhai bánh mì
Nguyệt Nga mới hỏi ăn gì ?
Vân Tiên mới nói bánh mì thịt quay!
NQB
Nguyệt Nga mới hỏi ăn gì ?
Vân Tiên mới nói bánh mì thịt quay!
NQB
Cách
ăn bánh mì còn được Saigon hóa, phong phú thêm một bậc ở cách chế biến là kẹp
vào trong bánh mì phần “ nhân “ kiểu cách rất Saigon, gọi là bánh mì kẹp thịt
Saigon hay bánh mì thịt Saigon. Bánh mì thịt Saigon xác định được nét đặc biệt
và hương vị riêng của mình, phản ảnh thị hiếu ăn uống và sự sáng tạo của dân
chúng: “ Bánh mì với đặc tính xốp, thẩm thấu nước nên ngon khi kẹp bánh mì
thịt, pa tê hay thậm chí kẹp miếng ốpla ở giữa vẫn ngon hơn khi ăn kiểu Tây,
bánh ra bánh và thịt ra thịt “ - Phạm Công Luận
Phần
nhân của bánh mì thịt Saigon gồm ba nhóm:
1-Loại
thịt kẹp (bỏ, nhét) vào bên trong quyết định tên gọi của bánh mì. Gọi chung là
thịt nhưng có thể là thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá hay trứng. Trứng thường làm
kiểu ốp la chiên sẵn. Cá là cá hộp xốt cà chua (ở VN ngày xưa có hiệu cá mòi
Sumaco của Maroc, ngày nay có hiệu cá nục Ba cô Gái của Thái Lan). Thịt bò xay
trộn sả ớt bằm nhuyễn xiên que nướng. Thịt gà thường làm kiểu chà bông hay
quay. Thịt heo được sử dụng nhiều nhất, với nhiều cách chế biến khác nhau: Từ thịt
heo nướng, thịt xá xíu, thịt quay, thịt ba chỉ buộc dây bó khoanh, da nhuộm màu
đỏ cam, thịt thăn heo chà bông...qua xíu mại (thịt heo bằm xốt cà chua), nem
nướng, chả lụa, giò thủ... qua ba tê gan, phá lấu (lòng heo khìa), bì (da heo
trộn thịt heo chiên xắt sợi)...
2-
Các loại rau: Dưa leo thái mỏng, ngò (rau mùi), đồ chua, hành tây, cọng hành
lá, ớt... Bà Nguyễn Thị Tịnh, chủ nhân bánh mì Hòa Mã nói: “ Người miền Nam thường
thích cái gì cũng có tí rau. Vì vậy ổ bánh mì được cho thêm vài lát dưa leo, củ
cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua, thêm vài cọng hành, ngò để có hương thơm,
vài khoanh ớt cay vừa ăn vừa hít hà mới khoái “
3-Gia
vị như: Sốt mayonnaise, xì dầu, nước mắm pha, tương đen, tương ớt, muối tiêu...
Ở
các chỗ bán bánh mì, các nguyên liệu kể trên được bày biện sẵn sàng phục vụ
thực khách. Bánh mì thường được nướng giòn từ trước. Khi có khách hỏi mua một ổ
bánh mì đặc biệt chẳng hạn, người bán hàng lẹ tay lấy ổ bánh mì, xẻ đôi, một
bên quệt qua quệt lại chút sốt mayonnaise hay bơ, một bên trét ba tê gan, rồi
nhét chả lụa, thịt nguội à cho đều, rồi cho thêm miếng dưa leo xắt mỏng, chút
đồ chua, vài cọng ngò, vài khúc hành lá chẻ nhỏ, vài miếng ớt, chan chút xì
dầu, rắc miếng muối tiêu lên trên, kẹp lại, đặt trên tờ giấy cắt vuông, gói
lại, giao cho khách đang đợi. Các động tác của họ rất nhịp nhàng, thành thạo.
Nhìn thấy dễ như vậy, nhưng cách xắt thịt, chả dày hay mỏng vừa đủ, sự gia giảm
số lượng bơ, sốt, ba tê, ớt... Rắc bao nhiêu muối tiêu, xì dầu thì vừa ăn sẽ
quyết định “ phẩm chất “ của từng hàng bánh mì.
Cắn
một miếng bánh mì giòn rụm, vỏ bánh mì rớt xuống, đủ mùi: mằn mặn của thịt,
chả, ba tê , ngọt ngọt, chua chua của đồ chua, mát mát của dưa leo, hành ngò à
lan khắp vị giác- Đầy đủ chất bột, chất đạm, rau củ, gia vị: Bánh mì thịt
Saigon là món ăn có hết các điều kiện đó!
Ngồi
buồn gặm ổ bánh mì
Mùi thơm chả quế thầm thì bên tai
Bánh mì hương vị mặn mà
Bỏ tình anh gặm mì gà ba-tê
Bánh mì xá xíu ai chê
Lại thêm xíu mại cho “phê” cõi người
”Xì dầu” anh xịt đã đời
Thừa thiên “ớt hiểm” cho vừa xót xa
Bánh mì thịt nguội có hành
Mua năm tặng một cả làng anh quơ
Cho dù người có thị phi
Yêu đời anh “xực” bánh mì mà thôi...???
Mùi thơm chả quế thầm thì bên tai
Bánh mì hương vị mặn mà
Bỏ tình anh gặm mì gà ba-tê
Bánh mì xá xíu ai chê
Lại thêm xíu mại cho “phê” cõi người
”Xì dầu” anh xịt đã đời
Thừa thiên “ớt hiểm” cho vừa xót xa
Bánh mì thịt nguội có hành
Mua năm tặng một cả làng anh quơ
Cho dù người có thị phi
Yêu đời anh “xực” bánh mì mà thôi...???
Đủ
chất bột, chất đạm, rau củ; gia vị. Đủ năng lượng cho một bữa ăn, dù là sáng,
trưa , chiều hay tối. Bánh mì thịt Saigon phục
vụ đủ mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội. Nó lại thích hợp với hầu bao hạn
chế của người bình dân. Tô phở, dĩa cơm, hộp xôi đều mắc tiền hơn một ổ bánh mì
thịt. Nhưng cũng có những người lúc túi tiền quá eo hẹp, họ ăn bánh mì không
xịt xì dầu hay rắc muối tiêu cho qua bữa. Thành ra, cũng có người lâu lâu lại
thèm ăn bánh mì nướng giòn chấm xì dầu pha loãng với nước, đường, chanh, xắn
chút ớt cay cay. Còn những người lao động nghèo, muốn cho chắc bụng thì mua
bánh mì chấm hay bẻ thành miếng nhỏ bỏ vào nước lèo của tô phở, tô mì, tô hủ
tíu … để ăn no luôn.
Nhớ
lai mấy năm ngay sau biến cố 1975, thời kỳ “ bao cấp “, thời kỳ mà khẩu phần
lương thực là gạo mốc ăn độn với khoai lang, bo bo và bột mì (bột mì du nhập từ
các nước xã hội chủ nghĩa anh em có mùi mối mọt, mùi cứt chuột...), người ta “
xếp hàng cả ngày “ để đổi bột mì này với mì vắt vụn hay bánh mì chai cứng “
chọi chó cũng lỗ đầu “ do các lò bánh mì công tư hợp doanh cung cấp. Thời kỳ
kinh tế tư nhân bị tiêu diệt, thời kỳ mà Saigon lâm vào tình cảnh “ đói “, kiệt
quệ, khủng hoảng tinh thần, thiếu thốn đủ thứ, có được chút đường thẻ (đường
tán) người ta ăn với thứ bánh mì trên một cách ngon lành cho đỡ thèm chất ngọt,
chất bột.
Loại
bánh mì hợp tác xã này để chừng nửa ngày là khô queo, không nhá nổi, các bà nội
trợ Saigon bèn cắt ổ bánh mì ra nhiều lát đem
hấp trong xửng như hấp xôi. Bánh mì mới hấp ra phải ăn liền mới ngon, lúc còn
nóng bánh dai nhưng mềm, trét mỡ hành, cuốn xà lách và rau thơm, chấm nước mắm
ớt chua ngọt, thả lưa thưa vài cọng đồ chua. Chính ra món bánh mì hấp có từ
lâu, là món ăn chơi người ta bán ở mấy chợ. Một dĩa bánh mì hấp gồm vài lát
bánh mì, trên mặt có thể là nhân thịt heo bằm trộn củ sắn, hành tây hay nhân bì
trộn thính và thịt heo xắt chỉ, trét mỡ hành. Bì có trộn thịt là sang rồi. Bánh
mì bì rẻ tiền bán cho nhà nghèo chỉ có da heo trộn thính nên ăn dai dai, cho
chút mỡ hành, chan nhiều nước mắm pha cho thấm vào ổ bánh mì.
Sống
cho đàng hoàng tôi không cần nhiều lắm
Một lát bánh mì – một hớp nước cũng xong
Một khoảng trời xanh
Và một lời âu yếm yêu thương
Là đủ
Bánh mì và nước
Không hiếm ở mọi nơi
Piper
Một lát bánh mì – một hớp nước cũng xong
Một khoảng trời xanh
Và một lời âu yếm yêu thương
Là đủ
Bánh mì và nước
Không hiếm ở mọi nơi
Piper
Trước
năm 1975, những học sinh tiểu học của nhiều trường công lập, đến giờ ra chơi,
được phát cho một khúc bánh mì không và một ly sữa bột, theo chương trình tài
trợ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ăn bánh mì chấm sữa riết cũng ngán, đám
học trò nhỏ vo ruột bánh mì thành cục bột nhỏ chọi nhau chơi!
Giới
học sinh, sinh viên thường dùng những chữ: “ cơm tay cầm “,” thổi kèn “ hay gặm
để ám chỉ chuyện ăn bánh mì. Cơm tay cầm cho thấy bánh mì rất phổ thông. Động
tác nhai bánh mì khá giống động tác của người thổi kèn harmonica. Còn động từ
gặm để tả việc ăn một món ăn nào không lấy gì làm khoái khẩu cho lắm (Bánh mì ở
đây không phải là bánh mì nóng giòn mới ra lò, có thể đã để lâu, ỉu mềm hay khô
khốc, ăn xong phải uống nhiều nước, thành ra no lâu!).Có những lúc cạn tiền,
nhẵn túi, đói meo, thường là cuối tháng, các cô cậu sinh viên chỉ có khả năng
mua bánh mì chan nước xíu mại, người bán thương tình cho thêm miếng dưa leo hay
cọng ngò hoặc là mua bánh mì trét tương đen, thứ tương ăn phở, thêm chút đồ
chua, thế cũng ngon chán! Còn những lúc trốn học với đám bạn, mỗi đứa thủ sẵn
một ổ bánh mì thịt gói trong giấy nhựt trình, một bịch trà đá có ống hút, vô
rạp xi nê vừa ăn, vừa xem phim, rồi tán dóc, dzui không gì sánh bằng! Nếu nói
bánh mì đi theo ta suốt quãng đời đi học cũng không phải là nói quá!
Còn bây giờ
anh khác thằng nhóc lắm
Ngồi xổm lan can và gặm bánh mì
Chờ áo trắng tan trường ơi áo trắng
Anh trải thơ tình để lót bước em đi
Bùi Chí Vinh
Ngồi xổm lan can và gặm bánh mì
Chờ áo trắng tan trường ơi áo trắng
Anh trải thơ tình để lót bước em đi
Bùi Chí Vinh
“
Như bánh cuốn, phở, xôi, bún, bánh mì là thức ăn không thể thiếu của nhân dân
Sài Gòn. Bánh mì là thứ người ta có thể ăn mọi lúc, ở mọi chỗ, có thể dễ mang
theo. Bánh mì có mặt suốt ngày, từ sáng tinh sương đến đêm khuya, và dễ dàng
tìm thấy ở bất cứ đầu đường, góc phố nào của Sài Gòn. Đêm khuya khi những tiệm
ăn đã đóng cửa, không còn hủ tíu, phở, chè thì xe bánh mì với ngọn đèn leo lét
vẫn một mình thức trên vỉa hè đón đợi những khách cần ăn khuya.
Việt
Nam không trồng lúa mì, nhưng dân Việt Nam lại thích ăn bánh mì, nên Việt Nam
phải nhập cảng bột mì để làm bánh mì và mì sợi “ – Nguyễn Thị Hàm Anh
“
Tôi có anh bạn nhà văn từ Hà Nội vào Sài Gòn chơi. Được dăm ngày, một buổi
sáng, khi đang ngồi cà phê vỉa hè, anh chợt đưa ra nhận xét: “Sài Gòn có cái
bánh mì là lạ nhất”. Tôi chưa hiểu. Anh giải thích: “ Ở Hà Nội, người ta cũng
bán bánh mì nhưng là để trong cái thúng, bưng đi dạo khắp nơi, ai kêu thì ghé
lại. Còn ở Sài Gòn, một người bán bánh mì, mỗi bữa dẫu chỉ bán chục cái bánh
cũng có một cái xe lắp kính hẳn hoi...”. À, thì ra cái lạ là ở chỗ “cái xe có
kính” rất ư đàng hoàng tử tế ấy. Chưa hết, bánh mì Sài Gòn còn rất ngon và có
nhiều sự lựa chọn. Ngán thịt, sợ phì thì kêu bánh mì bì. Muốn bụng nhẹ, mau
tiêu thì gọi bánh mì cá. Thích bồi dưỡng một chút thì “đủ thứ”. Còn chỉ cần đủ
dinh dưỡng thì “trứng ốp-la” – Trần Nhã Thụy
“
Xe bánh mì truyền thống thường bao giờ cũng có chiều ngang chừng tám tấc đến
một thước, rộng chừng năm - sáu tấc. Nửa trên ba phía là kiếng, trưng nào bánh,
nào thịt, nào gia vị để nhận vào ổ bánh. Nửa dưới đóng kín thường có một bếp
than. Bánh lúc nào cũng nóng. Bánh nhận đủ sắc màu ẩm thực quốc tế bên trong:
Xíu mại, thịt quay, pâté, xá xíu, lòng heo, lòng bò khìa, phô mai, thịt ba
rọi,...Nhiều xe bánh mì trông đơn sơ vậy, nhưng nổi tiếng cả vài chục năm, ngay
một góc đường, hoặc trước một căn nhà.” – Ngữ Yên
“
Còn bánh mì thịt Bưu Điện Sài Gòn thì từ lâu đã là một thương hiêu của Việt Nam . Ổ bánh nhỏ
vừa một người ăn hình như làm ra chỉ để bán bánh mì thịt. Mấy xe bánh mì thịt ở
đây hình thức trang trí chiếc xe trông như nhau. Nội dung và chất lượng ổ bánh
mì đến giá cả không có gì khác, chẳng qua ai quen đâu mua đó mà thôi. Khách đi
đường, các bác taxi, các thầy cô làm trong bưu điện, các công chức tòa Đô
Chánh... là thực khách trung thành của bánh mì ở đây.
Bánh
mì Bưu Điện Sài Gòn một thời tạo ra kiểu ăn bánh mì thịt của người Việt, khiến
nhiều ông Tây bà Đầm về nước mà còn nhắc còn thèm. Nên nay còn có nhiều ông Tây
du lịch đến Sài Gòn tìm ăn bánh mì thịt, gọi là kiểu Sài Gòn, như là món ăn có
“truyền thống Saigòn” vậy.Xe bánh mì thịt với kiểu cách Bưu Điện Sài Gòn sau
nầy trở thành mô típ chung cho xe bán bánh mì thịt ở miền Nam. Đi về tỉnh bạn
sẽ bắt gặp trước nhà lồng chợ, cửa trường học, bên hông nhà thương, tại bến xe
đò... hình ảnh những chiếc xe bánh mì thịt kiểu Bưu Điện Sài Gòn quen thuộc.” –
Trần Văn Chi
Thèm
ổ bánh mì, ớt cay hít hà
Cháy đỏ phần da thịt trần va chạm
Như lũ song thét gầm khô khốc
Sinh sôi tràn lớp sinh sôi
Caphesuotngay
Cháy đỏ phần da thịt trần va chạm
Như lũ song thét gầm khô khốc
Sinh sôi tràn lớp sinh sôi
Caphesuotngay
Hồi
đó, trước cửa Bưu Điện Sàigòn có hai quầy bán bánh mì mà người ta quen gọi là
bánh mì Bưu điện, quầy nằm bên phải hình như có tên là Hương Lan (Nguyễn Văn
Ngãi), bán những ổ bánh mì con cóc nhỏ trét sốt mayonnaise, kẹp jambon, xúc
xích, thêm vài lát dưa leo ngâm giấm ( cornichon của Tây, pickled cucumber của
Mỹ),và đặc biệt là thịt gà quay xé nhỏ.
Nhắc
tới ổ bánh mì được làm ngắn, nhỏ lại và tròn như con cóc, kẹp nhân thịt gà quay
xé nhỏ của bánh mì Bưu Điện, thì ta cũng không quên nhớ lại tiệm bánh mì con
cóc và thịt gà chà bông, có vị ngọt ngọt, mặn mặn rất ngon, nổi tiếng thời đó
là Nguyễn Ngọ trên đường Trần Hưng Đạo, quận Nhứt, thời phong trào nuôi gà Mỹ
(gà công nghiệp) rộ lên ở các trại chăn nuôi ngoại ô, khoảng sau 1965.
Nói
về các tiệm bánh mì lâu năm ở Saigon , phải nói
đến tiệm bánh mì Hòa Mã. Năm 1954, vợ chồng thi sỹ Lê Minh Ngọc (tác giả tập
thơ hoa Thề, được Giải Thưởng Văn Chương Việt Nam Cộng Hòa, bộ môn Thơ, trước
năm 1963) và bà Nguyễn Thị Tịnh di cư vào Nam . Trước đó, bà Tịnh đã làm cho
hãng thịt nguội chuyên cung cấp cho các nhà hàng Pháp ở Hà Nội. Khi vào Sài
Gòn, hai ông bà đã có sẵn ý tưởng mở cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội để phục
vụ cho người Việt trong khu vực. Năm 1958, cửa hàng bánh mì thịt nguội mang tên
Hòa Mã (tên một làng ở ngoại ô Hà Nội) ra đời tại số 511 Phan Đình Phùng (nay
là Nguyễn Đình Chiểu, Q.3). Sau đó hai năm, tiệm dời về số 53 Cao Thắng, cho
đến nay vẫn là tiệm bán bánh mì nhỏ với bảng hiệu cũ kỹ, phai màu theo năm
tháng, trông giống như một tiệm nước trong Cholon. Tiệm tồn tại trên nửa thế kỷ
kể từ ngày thành lập.
Ban
đầu, tiệm cũng bán bánh mì riêng, thịt nguội riêng, ăn tại chỗ hoặc mang về.
Nhưng người mua thường là công chức, thợ thuyền, sinh viên, học sinh không có
nhiều thời gian vào buổi sáng để nhẩn nha ngồi ăn ở tiệm. Thế là Hòa Mã làm ổ
bánh mì vừa đủ cho suất ăn sáng dài hơn gang tay, nhét thịt, chả lụa, pa-tê vào
giữa để người mua tiện mang theo vào nơi làm việc, lớp học. Cho nên nhiều người
cho Hòa Mã là tiệm đầu tiên bán những ổ bánh mì thịt kiểu Sài Gòn.
Trong
khu vực Bàn Cờ, ngoài tiệm bánh mì Hòa Mã, còn phải kể đến tiệm bánh mì Hà Nội
cũng thuộc loại nổi tiếng thâm niên, với cơ sở khang trang, sạch sẽ, ngày nay
tọa lạc tại 83-85 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 8, quận 3. Cũng như chủ nhân
bánh mì Hòa Mã, với nghề làm thịt nguội, gia đình ông Lê Văn Đối từ Hà Nội di
cư vào Nam, quyết định mở cửa hiệu bánh mì đồ nguội trên đất Sài Gòn, đặt tên
là bánh mì Hà Nội để làm kế mưu sinh. Lúc đầu quán nhỏ, vài bàn ghế lụp xụp
nhưng bánh mì nóng giòn, dọn bên cạnh dĩa jambon, chả lụa, patê , dưa leo, cà
chua, ớt đỏ và sốt mayonnaise tiệm tự làm để riêng. Món đặc biệt của tiệm ngày
trước là gà rút xương dồn thịt, jambon và nấm hương. Bánh mì Hà Nội bây giờ trở
thành một cửa hàng ăn uống rộng lớn, bán thêm bánh mì kẹp thịt mang đi, bánh
ngọt, xôi chè...
Bàn
tay bỏ quên túi áo
mân mê cây bút chì
(không có mẫu bánh mì)
tìm nghĩa của từ chẳng thấy
Phan Huyền Thư
mân mê cây bút chì
(không có mẫu bánh mì)
tìm nghĩa của từ chẳng thấy
Phan Huyền Thư
Có
lẽ không nơi nào có nhiều chỗ bán bánh mì thịt như Saigon !
Đại loại cũng chừng đó nguyên liệu, nhưng mỗi tiệm, mỗi xe bánh mì có một tính
cách, một gout riêng, không nơi nào giống nơi nào, hầu như dân Saigon ai cũng
có một chỗ “ ruột “ để mua bánh mì mà mình cho là ngon, người ta ăn chỗ nào thì
quen chỗ đó, vì lâu lâu mua đại một chỗ nào đó, xui xui gặp bánh mì dở, nhá
không trôi, nhưng cũng có khi hên, bất ngờ khám phá ra một chỗ bán bánh mì ngon
mới, không biết trước được. Có những xe bánh mì lúc nào cũng có đông người xếp
hàng chờ mua, khi đã “ kết “ rồi thì người ta không ngại công chờ ( Chỗ ruột
của tôi hồi còn ở Saigon là xe bánh mì Tám Cầu, ở trước rạp xi nê Việt Long,
đổi một lần là Văn Hoa Saigon, hai lần là Capitol, sau 1975 thành Thăng Long, nằm
trên đường Cao Thắng, quận 3, ngay ngã ba đường Trần Quý Cáp, nay là Võ Văn
Tần. Đặc biệt của bánh mì Tám Cầu là quét một chút bơ mặn ở một đầu giòn bên
ngoài ổ bánh mì thịt).
Hồi
trước, các xe bánh mì đậu ở một chỗ như đầu hẻm, hông chợ, gốc cây, trước cửa
trường học... Còn bây giờ, chẳng biết từ lúc nào, các xe bánh mì trở thành hàng
rong, đi bán dạo khắp nơi, mà nghe đâu họ lại không rao mới kỳ!!! Các xe bánh
mì đẩy lưu động này là một trong những phương tiện mưu sinh, cho không biết bao
nhiêu người nghèo ở Saigon . Chỉ cần chút vốn
để sắm chiếc xe bánh mì đẩy có tủ kính, còn bánh mì không, thịt nguội, chả
lụa... được chủ lò cho thiếu gối đầu: bán xong rồi mới trả tiền thì phải! Họ
tảo tần, chắt chiu, góp nhặt từng đồng để lo cho gia đình mình.
Bánh mì, nước hay- bầu trời
Coi như tôi chưa có trên này
Dù thời gian qua tôi đã sử dụng rất nhiều
Bánh mì và nước
Piper
Bánh mì ởSaigon hiện nay phải nói là phát triển
đến chóng mặt: thiên hình, vạn trạng về “hình thức “ cũng như “ nội dung “.
Ngoài vô số kể những xe bánh mì đẩy rong ruổi khắp nẻo Saigon, những xe bánh mì
ngon nổi tiếng, tọa lạc tại một vị trí cố định cũng rất nhiều như: Ba Lẹ (Tân
Định), Sáu Minh (Võ Văn Tần), Lan Huệ (Lê Văn Sỹ)à Ta còn phải nói đến số lượng
các tiệm bánh mì mọc lên như nấm!
Bánh mì, nước hay- bầu trời
Coi như tôi chưa có trên này
Dù thời gian qua tôi đã sử dụng rất nhiều
Bánh mì và nước
Piper
Bánh mì ở
Các
tiệm bánh mì có tiếng tăm lâu năm, nhiều người biết đến như: Ngọc Sáng (Lý Tự
Trọng - Gia Long, Q1), Anh Phán (Cống Quỳnh, Q1) , Hà Nội (Nguyễn Thiện Thuật,
Q3), Như Lan ( Hàm Nghi, Q1). Như Lan trước đây là một tiệm nhỏ, sau vài chục
năm, đã chiếm một miếng đất bề thế ở mặt tiền đường Hàm Nghi, gồm ba cửa hàng
ăn uống, ngày đêm tấp nập khách, ngoài bánh mì thịt họ còn bán đủ thứ, như một
mini restaurant: heo vịt quay, xôi chè, bánh ngọt... và các món nước gồm cháo,
miến, phở...
Các
tiệm chuyên môn bánh mì bí tết (bifteck) như :Nam Sơn (Nam Kỳ Khởi Nghĩa- Công
Lý, Q1), Hỏa Diệm Sơn (Võ Văn Tần - Trần Quý Cáp, Q3)...
Bánh
mì giờ bán trong các tủ kiếng sáng choang, của các tiệm bánh mì trang trí lịch
sự, bắt mắt, có máy lạnh, có wifi miễn phí, nhân viên mặc đồng phục, phong cách
phục vụ chuyên nghiệp. thích hợp cho các dịch vụ gặp gỡ làm ăn hay hẹn hò à Các
tiệm trang bị đầy đủ lò nướng, quầy bếp, tủ trữ lạnh... bảo đảm vệ sinh, sạch
sẽ. Mỗi phần bánh mì được đựng trong túi giấy, có khăn giấy và tăm. Bánh mì
thịt giờ được bán theo hình thức món ăn nhanh (fastfood) trong các tiệm bánh mì
hiện đại như: bánh mì Ta (Lê thánh Tôn), King Baguettera (Trần Hưng Đạo),
Bamizon(Nguyền Văn Chiêm) và các hệ thống nhiều tiệm là bánh mì Góc Phố (Bread
Corner), bánh mì Onoré, bánh mì Kinh Đô, bánh mì ABC...
Bánh
mì “ ngoại “ du nhập, được giới trẻ Saigon
tiếp đón nồng nhiệt. Đầu tiên là bánh mì baguette thực thụ bán ở siêu thị Cora,
với hệ thống Le Bon hương vị Pháp, bánh mì Chop Chop phong cách Tây nguyên bản,
bánh mì bát Bistro, bánh mì Tous les Jours (Hàn quốc), bánh mì Love Bread
(Singapore), bánh mì Schneider(Đức). Le Tokyo Baum (Nhật)à Hàng loạt cửa hàng
gọi tên là bakery& café với phong cách trẻ trung, hiện đại được ồ ạt mở ra,
cạnh tranh nhau khá khốc liệt, tạo cho khách hàng có nhiều lựa chọn. Phần lớn
các cửa hàng bakery&café này nằm trong quận 1 và quận 3, là khu dân cư có
thu nhập cao, khách vãng lai nhiều, tập trung nhiều cao ốc văn phòng.
Phải
nói thêm loại bánh mì thịnh hành của Saigon
bây giờ là “ bánh mì tươi “. Bánh mì làm tại chỗ, khi khách gọi, thợ mới nướng
trong lò điện nhỏ, mỗi mẻ chỉ chừng chục ổ, để bảo đảm sự tươi mới của bánh.
Bánh bưng ra còn nóng hổi, đặc ruột, không giòn như bánh mì thường, thơm mùi bơ
phưng phức. Để sản xuất loại bánh mì tươi này, tiệm có công thức riêng và
nguyên liệu đặc biệt nhập cảng từ Pháp
Nếu
mỗi bài thơ tôi đổi được một khúc bánh mì
Hoặc một gói xôi mặn, lơ thơ vài lát chả mỏng, nhúm ruốc gà, tí mỡ hành...
Tôi sẽ chịu khó hì hục đánh vật nhiều hơn trên keyboard
Gieo cho bằng được một vần thơ tuyệt hảo
Đào Công Điền
Hoặc một gói xôi mặn, lơ thơ vài lát chả mỏng, nhúm ruốc gà, tí mỡ hành...
Tôi sẽ chịu khó hì hục đánh vật nhiều hơn trên keyboard
Gieo cho bằng được một vần thơ tuyệt hảo
Đào Công Điền
Khu
vực Little Saigon (Tiểu Saigon) lâu đời nhất, nổi tiếng nhất và lớn nhất nằm
trong vùng Orange County (Quận Cam), của miền Nam California nắng ấm, được mệnh
danh là thủ đô của người Việt tỵ nạn - Những ai đã và đang sống ở nơi này sẽ
cảm nhận sâu sắc câu:” Chúng ta đi mang theo quê hương “.Đó là tên một bức
tranh vẽ cảnh một ngày hội Tết ở miền Bắc, theo kiểu tranh dân gian Đông Hồ của
cố họa sỹ Tạ Tỵ, vẽ sau năm 1954 khi ông đã vào Nam. Sau biến cố 1975, chúng ta
đi mang theo rất nhiều di sản về tinh thần, không phải là vật chất, nhưng trong
phạm vi bài viết này, chỉ xin đề cập đến bánh mì mà thôi. Người Việt lưu lạc
khắp bốn phương trời, mang theo qua Mỹ ,
Canada , Úc,
Pháp... Bánh mì Tây kiểu Saigon !
Chữ
bánh mì hồi chúng ta còn học English for Today ở Saigon
được dịch ra là bread. Ngày nay, cũng giống như phở, bánh mì thịt của người
Việt tha hương đã bắt đầu chinh phục các thị trường năm châu bốn bể và vinh dự
mới nhất là nó đã chễm chệ trong bộ tự điển trứ danh The Oxford English
Dictionary (OED). Trong ấn bản ngày 24 tháng 3 năm 2011, tự điển OED có thêm
900 từ ngữ mới,” banh mi”/ ba:n mi:/, danh từ (số nhiều không đổi) chính thức
góp mặt cùng với các “ anh hào ăn uống” khác là “taquinos” (kiểu bánh snack giòn
của người Mễ) và “ kleftiko” (món thịt cừu hầm của Hy Lạp). Trên web site chính
thức của OED có đoạn: “ Vì hiện nay thế giới ăn uống của cộng đồng nói tiếng
Anh trên thế giới ngày càng đa dạng, những từ vựng mới phản ảnh nguồn gốc lâu
đời của các truyền thống ẩm thực này”. “
”
Banh mi” được thế giới hiểu là một loại bánh (snack) Việt Nam , gồm một ổ
bánh dài baguette (làm theo truyền thống gồm bột mì và bột gạo) được nhét một
số thức, chủ yếu là thịt, đồ chua, dưa leo, sốt mayonnaise, ớt... Khái niệm
bánh mì ngày càng quen thuộc với dân bản xứ, và không có gì ngạc nhiên khi họ
vào các quán ăn VN, gọi loại bánh mì thịt mà họ ưa thích bằng tiếng Việt “ banh
mi “, dù trong các tiệm bánh mì của người Việt, luôn có tên gọi bằng tiếng Anh
tương ứng.
Em
kêu tiếng Mẹ, Cha trên vành môi ngọng nghịu
Ăn bánh mì thay thế phở với cơm
Ấy mà phía sau tà áo dài lễ hội
Chiếc eo thon dịu dàng còn rất đỗi ViệtNam
Lã Thế Phong
Ăn bánh mì thay thế phở với cơm
Ấy mà phía sau tà áo dài lễ hội
Chiếc eo thon dịu dàng còn rất đỗi Việt
Lã Thế Phong
Nếu
chỉ bán một món bánh mì thịt thì không sống được, người ta phải bán kèm những
thức ăn khác thì mới đủ sở hụi, nên các tiệm bán bánh mì ở Quận Cam đại loại có
thể chia ra làm vài hình thức chính:
Các
quán cà phê có bán thêm bánh ngọt, các món điểm tâm, trong đó có bánh mì thịt
như: Le Croissant Doré (Bolsa, gần thương xá Phước Lộc Thọ), Coffee Factory
(Brookhurst, góc Mcfadden), TipTop Sandwiches (Brookhurst, gần Wesminster)à
Các
tiệm bánh ngọt có bán thêm bánh mì, cà phê như:Lily Bakery (Bolsa, gần
Brookhurst), Boulangerie Pierre & Patisserie (Brookhurst, gần Hazard)à
Nhà
hàng có bán bánh mì và thịt nguội dọn riêng trên dĩa là Tài Bửu và Uyên Thi
(Uyên Thi nằm trên Bolsa, góc Magnolia, lúc trước là tiệm Tài Bửu, nay Tài Bửu
dọn qua Wesminster, bên cạnh Thanh Sơn Tofu).
Các
tiệm bánh mì thường đặt một số bàn ghế cho khách ngồi ăn bánh mì, uống nước,
nhâm nhi cà phê chiếm đa số. Bước vào các tiệm bánh mì này, ta thấy ngay một
bảng lớn chụp hình đủ loại bánh mì với số thứ tự để gọi, sau lưng chỗ tính
tiền. Tiệm nào cũng có lò nướng bánh mì bên trong, quầy bánh mì, quầy bán các
thức uống đủ loại:cà phê, boba, nước mía, rau má, sinh tố... đủ loại bánh VN,
xôi chè, cơm, cháo, bún à Khách đặt mua và trả tiền xong, sẽ nhận được một số
thứ tự trên hóa đơn, chờ kêu số (nhiều tiệm ngày nay đã trang bị màn ảnh treo
trên trần nhấp nháy số) sẽ đến lãnh thức ăn ở một chỗ kế cận. Nếu khách chưa ăn
liền có thể yêu cầu để đồ chua, dưa leo, ớt riêng. Một số tiệm bánh mì được ưa
thích là: Top Baguette (Bolsa, góc Magnolia, đối diện quán Uyên Thi), Bánh mì
Chợ Cũ ( Magnolia, góc Hazard), Bánh mì & Chè Cali (có nhiều chi nhánh),
Bánh mì Tân Hoàng Hương (Euclid, góc Edinger), Bánh mì Gala (Brookhurst, khu Bò
7 món Pagolac), Bánh mì Saigon ( góc Wesminster và Magnolia, trong khu chợ Mỹ
Thuận) à
Theo
anh Kevin Trần, điều hành tiệm Bánh mì Saigon
thì:”
Khách muốn giữ bánh mì cho lâu hư, thì mua về nên để bánh trong bao nylon cột
lại, cho vào ngăn đá tủ lạnh. Mỗi khi muốn dùng để ra ngoài chừng 5 phút, rồi
đặt vào lò có sẵn hơi nóng trong vòng 3 phút, đủ để bánh mì tươi giòn lại.
Tuyệt đối không nên nướng lại vì độ nóng sẽ làm bánh mì bị cứng, và đưa vào
miệng nhai thì bánh bị bể, rơi ra “.
Một
trong các hệ thống bánh mì thịt kiểu Saigon lớn nhất nước Mỹ là Lee'
Sandwiches, chủ nhân là ông Chiêu Lê, với trên 50 cửa tiệm, hơn 900 người làm,
tại nhiều tiểu bang: California, Arizona, Texas, Nevada và Oklahoma. Tiệm đầu
tiên của gia đình họ mở ở đường Santa Clara , gần
khu Tully, San Jose ,
năm 1983. Lee' Sandwiches “ bám theo sát nút “ các hiệu bánh tân kỳ của Mỹ,
khách có thể vào internet, xem email, màn ảnh truyền hình lớn giới thiệu thực
đơn, giá cả, các món đồ giảm giá đặc biệt... Tại một chi nhánh ở thành phố Garden Grove , khách có
thể lái xe (drive- thru) mua bánh mì.
Điều
quan trọng bậc nhất của các tiệm bánh mì thịt kiểu Saigon ở Mỹ là phải làm sao
cho các loại thịt, đồ chua à giữ được trong vòng 3 tiếng đồng hồ, theo đúng
luật quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
… Dừng chân
trên phố một chút nhé em
Anh vào Lee kiếm ổ bánh mì thịt nguội
Phong phanh ở đây, nghe nhiều chuyện lạ
Gã giàu ngút trời hình như lobby êm ả à muốn giàu them
Đấm mặc bọn chúng cho quen
Bởi mình sẽ không bao giờ hết một niềm tin
Nhưng triết lý cuộc đời hình như bắt nguồn từ ngu ngốc
Hừm …! Ổ bánh mì anh đã dặn cho nhiều ớt
Môi khô cằn mà chưa thấy vị nồng cay
Caphesuotngay
Anh vào Lee kiếm ổ bánh mì thịt nguội
Phong phanh ở đây, nghe nhiều chuyện lạ
Gã giàu ngút trời hình như lobby êm ả à muốn giàu them
Đấm mặc bọn chúng cho quen
Bởi mình sẽ không bao giờ hết một niềm tin
Nhưng triết lý cuộc đời hình như bắt nguồn từ ngu ngốc
Hừm …! Ổ bánh mì anh đã dặn cho nhiều ớt
Môi khô cằn mà chưa thấy vị nồng cay
Caphesuotngay
Một
di sản tinh thần lớn mà người Việt tỵ nạn ra đi mang theo là ngày Tết VN. Hàng
năm, dù sống ở bất cứ nơi nào, hễ năm cũ (ta) hết, là chúng ta chuẩn bị đón
mừng năm mới, tạo chút hương vị Tết trong gia đình, để nhớ lại những ngày xuân
ngày xưa ở quê nhà. Chúng ta cũng dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa vài chậu cúc đại
đóa, địa lan... một hai cành đào, bánh chưng, bánh tét, mứt, trái cây... bày
bàn thờ, làm mâm cơm cúng gia tiên. Ở Little Saigon còn có hội chợ Tết, có múa
lân, có đốt pháo. Nhưng mấy ngày đầu năm âm lịch, dù rơi vào ngày nào trong
tuần, hội Tết cũng phải tổ chức vào ngày cuối tuần, để thuận tiện cho mọi
người, mọi giới.
Sống
ở các quốc gia trên thế giới, người Việt cũng tham gia tổ chức và ăn mừng các
ngày lễ Tết của các quốc gia đó. Sống trên quê hương thứ hai của mình, chúng ta
có những quyền lợi, những trách nhiệm, những vấn đề để suy nghĩ và chia xẻ với
người bản xứ... Chúng ta dần dần hội nhập vào một nền văn hóa mới, bên cạnh nền
văn hóa cổ truyền VN của mình.
Người
Âu Mỹ có danh từ” Sandwiches Generation “ để chỉ thế hệ vừa phải nuôi con nhỏ,
vừa phải chăm sóc cho cha mẹ già. Danh từ này chúng ta tạm dịch là “ Thế hệ
bánh mì kẹp “.Người Âu Mỹ bị kẹp kiểu bánh sandwich, vấn đề vất vả với việc
nuôi dạy con nhỏ và giúp đỡ cha mẹ già cùng một lúc phần lớn là nhu cầu tài
chánh - Chúng ta là thế hệ người Việt thứ nhất định cư ở quê hương thứ hai của
mình, chúng ta vẫn là người Việt, vẫn thích nghe nhạc Việt, vẫn hàng ngày ăn
món Việt là cơm, phở, bún, bánh mì Tây nhân thịt kiểu Saigon... Ở lứa tuổi 40,
50 và cả 60, chúng ta trở thành một thế hệ bánh mì kẹp, không phải bằng bánh
sandwich, mà bằng bánh mì Tây kiểu Saigon , nên
chúng ta có thêm nhiều vấn đề khác: Chúng ta bị kẹp giữa hai quê hương, giữa
hai nền văn hóa Đông và Tây. Đọc đoạn văn sau đây của tác giả Yên Hà (Trần
Phú), chúng ta mới càng thấm thía hơn:
Vướng
mắc giữa hai quê hương, giữa hai nền văn hóa, giữa hai thế hệ, chúng tôi là một
thế hệ “bánh mì kẹp” (đôi khi còn là“bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ
niệm, nhìn về đàng trước thì tương lai đã bít kín. Nhưng thôi, đã biết là mình
vướng mắc,là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp,”
nghĩa là “buông,” là chấp nhận.
Vả
lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn đề này, con cháu chúng tôi không có vấn đề
này, chỉ có chúng tôi mới có vấn đề này. Ngày nào cái thế hệ chúng tôi đi hết
rồi thì vấn đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa. Chúng tôi chỉ là một giai đoạn
chuyển tiếp, một thế hệ bị mất mát, bị hy sinh để dân tộc di dân chúng tôi có
thể lật qua một trang sử mới. Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy vọng thành
công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết. Được như
vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn nguyện lắm rồi. Xin cảm ơn Trời Phật, xin cảm ơn
phúc đức ông bà “.
Xuân
Phương
Chiếc
bánh mì và lịch sử hội nhập - Huỳnh Ngọc Trảng - webtiasang.com.vn
Bánh mì Canada- Bánh mì Saigon - Dương Quang Bổn - webphutho74.com
Mỹ tho và những lò bánh mì xưa - Hoàng Đức - web vntiengiang.com
Gặm bánh mì ở Saigon - Phạm Công Luận - web bepgiadinh. Com
Bánh mì 2008 ởSaigon - Nguyễn thị Hàm Anh -
web hoanghaithuy. wordpress. com
Bánh mì Saigon: Muôn thuở như tình yêu ban đầu - Trần Nhã Thụy - web ngoinhaamthuc.vn
Bánh mì tàu ngầmSaigon nức tiếng thế giới -
Ngữ Yên - web vietnamnet. Vn
Bánh mì xưa và nay - Trần Văn Chi - forums. chotnho.com
Bánh mì: Món ăn truyền thống của người Việt khắp nơi - web viendongaily. com
Thế hệ bánh mì kẹp - Yên Hà - web nguoiviet.com
Bánh mì Canada- Bánh mì Saigon - Dương Quang Bổn - webphutho74.com
Mỹ tho và những lò bánh mì xưa - Hoàng Đức - web vntiengiang.com
Gặm bánh mì ở Saigon - Phạm Công Luận - web bepgiadinh. Com
Bánh mì 2008 ở
Bánh mì Saigon: Muôn thuở như tình yêu ban đầu - Trần Nhã Thụy - web ngoinhaamthuc.vn
Bánh mì tàu ngầm
Bánh mì xưa và nay - Trần Văn Chi - forums. chotnho.com
Bánh mì: Món ăn truyền thống của người Việt khắp nơi - web viendongaily. com
Thế hệ bánh mì kẹp - Yên Hà - web nguoiviet.com