Pages

Thursday, February 7, 2013

Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN

image
Bài báo đã gây công phẫn trong cộng đồng mạng

Cộng đồng mạng đang được kêu gọi ký vào một lá đơn yêu cầu Đại học Stanford, Hoa Kỳ, sa thải một vị giáo sư bị cáo buộc đã phỉ báng người dân Việt Nam.
Ông Joel Brinkley, cựu phóng viên tờ New York Times, người từng đoạt giải Pulitzer, tuần trước có đăng trên website của báo Chicago Tribune một bài bình luận tựa đề " Dù phồn thịnh lên, thú ẩm thực ở Việt Nam vẫn khác thường".

Trong bài báo, ông Brinkley mô tả những điều ông quan sát thấy khi thăm Việt Nam, rằng người Việt thích ăn sóc, chim chóc và chuột bọ.
Ông nhận xét rằng "Quỹ Động vật hoang dã liệt Việt Nam vào dạng quốc gia gây hại cho thiên nhiên hoang dã nhất thế giới".
Bài báo bị cho là "thiếu thông tin và đầy cảm tính" đã nhanh chóng gây phản ứng giận dữ trong dư luận không chỉ ở Việt Nam.

Ăn thịt chó
image
Bài viết của Joel Brinkley bắt đầu bằng quan sát: "Chẳng cần ở Việt Nam lâu bạn cũng có thể nhận thấy một điều bất thường. Bạn không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy sóc leo trèo trên cây hay chuột chui rúc trong các đống rác. Không thấy chó ở ngoài đường".

"Nói chung bạn không thấy bất kỳ loại động vật nào, cả hoang dã lẫn thú nuôi. Chúng biến đi đâu hết cả? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết: chúng bị ăn thịt cả rồi."

Những nhận xét nói trên gây công phẫn trên các diễn đàn mạng. Nhiều người chỉ trích Brinkley là "hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc".

Làn sóng phản ứng giận dữ đã khiến công ty xuất bản Tribune Media Services phải ra thông cáo thừa nhận rằng bài viết của ông Joel Brinkley không đạt yêu cầu về báo chí và các bước biên tập cần thiết đã không được thực hiện.
Thông cáo viết: "Chúng tôi lấy làm tiếc về chuyện vừa xảy ra và chúng tôi sẽ cảnh giác để bảo đảm tiến trình biên tập trong tương lai".
Tuy nhiên bài viết vẫn không bị gỡ xuống.

Tổ chức bảo vệ động vật lên tiếng

image
Brinkley nói ông viết lại những gì quan sát thấy trong chuyến đi 10 ngày ở Việt Nam
Không chỉ người dân, mà các tổ chức bảo vệ động vật hoạt động ở Việt Nam cũng bày tỏ bức xúc trước bài báo của ông Brinkley.

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Jake Brunner, nhân viên chương trình Việt Nam của Liên đoàn Quốc tế vì Bảo vệ Động vật, khẳng định: "Việt Nam không ghê sợ như nêu trong bài báo".
Bà Naomi Doak từ tổ chức bảo vệ động vật Traffic thì nói: “Tôi không đồng ý với nhiều ý kiến của ông ta về chim và chó và thấy ông ta cũng nhầm lẫn về một số thứ khác".
"Việt Nam còn nhiều chim chứ, nhưng chúng ở trong lồng; cũng có nhiều chó nhưng chúng là vật nuôi."

Brinkley nói các quan sát của ông được thu thập trong chuyến đi xuyên Việt kéo dài 10 ngày.
Ông cũng nói ông viết loại bài bình luận này sáu năm nay mà chưa bao giờ nhận nhiều phản ứng đến thế.
"Người Việt Nam có vẻ quá nhạy cảm trước các chỉ trích, giống nhiều dân tộc khác trên thế giới."
Ông nói thói quen ăn thịt của người Việt khiến họ hung hăng hơn các dân tộc láng giềng như Lào, Campuchia hay các nước Đông Nam Á chủ yếu ăn cơm.

image
Lá đơn đòi đuổi việc Brinkley trên mạng viết: "Giáo sư mà thiếu hiểu biết như thế này không thể có chỗ tại Stanford hoặc bất kỳ trường đại học nào khác".
"Brinkley phải xin lỗi công khai và yêu cầu các chuyên gia về Việt Nam sửa sai lầm của ông ta. Nếu không, Stanford cần sa thải ông ta."
Trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ chưa đưa ra phản hồi chính thức.
Lá đơn trên mạng tính đến tối 7/2 giờ Việt Nam đã thu được 157 chữ ký.


Chuyên gia động vật 'sốc' vì bài chê VN

image
Bà Naomi Doak, đại diện TRAFFIC, chuyên giám sát buôn bán động vật hoang dã.
Đại diện tổ chức TRAFFIC, chuyên giám sát các mạng lưới buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam phản ứng khá mạnh mẽ đối với bài viết của Joel Brinkley ‘chê’ thói quen ăn uống của người Việt Nam làm chết hết động vật.

Bà Naomi Doak, nói với BBC tiếng Việt, đây là bài báo “cực kỳ đáng thất vọng”, “tôi thậm chí còn hơi bị sốc khi đọc bài đó”.
“Bài báo đầy những thông tin thiếu kiểm chứng, tạo ra thông tin sai lệch về tình hình ở Việt Nam hiện nay.”
Bà Naomi Doak nói đúng là ở Việt Nam có nhiều vấn đề trong việc tiêu thụ động vật hoang dã, nhưng rất nhiều đoạn trong bài viết của ông ấy “chỉ dựa trên ý kiến một chiều, và rất nhiều thông điệp mà tôi nghĩ là quan trọng lại thiếu trong đó.”
Trong đoạn mở đầu cùa bài viết của Joel Brinkley có câu: “Chẳng cần ở Việt Nam lâu bạn cũng có thể nhận thấy một điều bất thường.
“Bạn không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy sóc leo trèo trên cây hay chuột chui rúc trong các đống rác. Không thấy chó ở ngoài đường."

‘Thật hồn nhiên’
image
Đại diện TRAFFIC nói, Khi ông ấy đưa ra bình luận về tất cả các loài động vật, cả hoang dã, cả vật nuôi, thì thật là hồn nhiên, nhận xét về việc này phải cần nghiên cứu cụ thể, và phải biết rõ là bạn đang nói về loài động vật nào”.
Trả lời câu hỏi về việc bà có cho việc người Việt Nam ăn thịt chó, chuột, chim chóc... là mối đe dọa đối với thế giới động vật, bà Doak nói, “tôi cho là việc tiêu thụ động vật hoang dã nói chung thôi đã là đe dọa đối với một số loài động vật ở Việt Nam”.
“Tôi cũng cho là phần lớn nội dung bài báo đó không nên nói tới Việt Nam hay bất kỳ người Việt Nam nào, hoặc cụ thể tới loài động vật nào.”
Bà Naomi Doak cho rằng, việc tiêu thụ động vật hoang dã thì ở đâu cũng sẽ bị ảnh hưởng, “và ở Việt Nam có rất nhiều chim, rất nhiều chó”, bà nhắc đi nhắc lại.
Bà Naomi Doak đặc biệt tỏ thái độ không hài lòng đối với trích dẫn của tác giả Joel Brinkley về báo cáo của WWF đối với Việt Nam.
Tác giả viết, "Quỹ Động vật hoang dã liệt Việt Nam vào dạng quốc gia gây hại cho thiên nhiên hoang dã nhất thế giới".
Còn bà Doak cho rằng “đó là phần trích dẫn nhầm lẫn và không đưa ra được kết luận chung cuộc. Nếu chỉ nói về một số loài nhất định, thì đúng.
“Tùy vào thông tin cụ thể và một cách nhìn nhất định, thì đúng là bảo vệ động vật ở Việt Nam đang rất tệ. Và báo cáo của WWF chỉ ra rõ, đó là đối với tê giác và hổ. Nhưng với voi chẳng hạn, thì Việt Nam đang làm khá ổn, không phải tuyệt vời, nhưng ok.”
“Đó chính là lý do khác nữa khiến tôi có vấn đề đối với bài báo của Joel Brinkley, trích dẫn mà không rõ ràng nguồn gốc và bối cảnh,” bà Doak kết luận.

Bảo vệ động vật ở Việt Nam
image
Trao đổi thêm về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, bà Naomi Doak nói có rất nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là giải quyết vấn đề nhu cầu tiêu thụ.
“Nhu cầu thì không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác cũng vậy, nhưng nếu bạn nhìn cụ thể, sẽ thấy kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh, và nhìn vào nguyên nhân thúc đẩy nhu cầu của thị trường, thì đây chính là khó khăn lớn nhất.”
“Người Việt Nam nếu muốn hòa nhập với toàn cầu thì có trách nhiệm lớn hơn nhiều so với niềm tin không có chứng cứ khoa học là những con thú quý hiếm có thể chữa được bệnh, hay phải có đồ chạm khắc bằng ngà mới oai.
“Họ phải vượt qua được điều đó khi họ là một phần của hệ thống toàn cầu, kinh tế toàn cầu và công dân toàn cầu.”
“...Hơn thế nữa, những đồ chạm khắc bằng ngà ở các nước Đông Nam Á vốn cũng là biểu tượng của sự giàu có, và khá phổ biến dưới hình thức quà tặng trong xã hội Việt Nam.
“Như vậy, chúng tôi đang đấu tranh với những gì được xã hội chấp nhận, rất khó khăn, rất khó để thay đổi ngược lại suy nghĩ đó.”
Đại diện của tổ chức Traffic cũng nói “tôi phải thành thật với cô có chính phủ nào thực sự hành động đủ? Có lẽ tôi phải nói không.”
Và lý do thì rất phức tạp. Các tổ chức bảo vệ động vật có chứng cớ “có những người thuộc chính phủ liên quan tới tiêu thụ động vật hoang dã.
“Khi ta nhìn rộng ra cả thế giới thì còn vấn đề tham nhũng nữa.”
Đã có nhiều phản ứng giận dữ của cộng đồng mạng đối với bài viết của tác giả Joel Brinkley về Việt Nam, thậm chí còn có thư kiến nghị đòi trường đại học Stanford nơi ông này giảng dạy ngành báo chí phải cho ông nghỉ việc.

image
Ông Brinkley nói các quan sát của ông được thu thập trong chuyến đi xuyên Việt kéo dài 10 ngày.
Ông cũng nói ông viết loại bài bình luận này sáu năm nay mà chưa bao giờ nhận nhiều phản ứng đến thế.
"Người Việt Nam có vẻ quá nhạy cảm trước các chỉ trích, giống nhiều dân tộc khác trên thế giới."
Ông nói thói quen ăn thịt của người Việt khiến họ hung hăng hơn các dân tộc láng giềng như Lào, Campuchia hay các nước Đông Nam Á chủ yếu ăn cơm.

image

8 quán thịt chó ngon nhất nước...


image


Trung tá hải quân Mỹ ‘chiến đấu’ chống… thịt chó ở VN

image


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.