Pages

Sunday, February 3, 2013

Vụ kiện chấn động ở Mỹ về hiến tinh trùng

image

Một vụ án chưa có tiền lệ trong đó người hiến tinh trùng bị buộc phải chu cấp tiền nuôi dưỡng đứa trẻ ra đời theo phương pháp nhân tạo, dù trước đó đã ký giấy cam đoan khước từ quyền làm cha.

Vụ án chưa có tiền lệ trong lịch sử tư pháp Mỹ với nguyên đơn là Văn phòng Bảo vệ quyền lợi gia đình và trẻ em (ORFC) trực thuộc chính quyền tiểu bang Kansas, còn bị đơn là ông William Marotta, 46 tuổi thợ cơ khí ở thành phố Topeka, thủ phủ của tiểu bang. Nhằm đáp ứng lời cầu khẩn qua trang quảng cáo trực tuyến Craigslist, W. Marotta đã đồng ý cung cấp tinh trùng của mình cho một cặp uyên ương đồng tính nữ là Jennifer Schreiner 34 tuổi và Angela Bauer 40 tuổi.
Đến tháng 3/2009, cả 3 người đã chấp bút ký bản hợp đồng trên giấy trắng mực đen, rằng người hiến tinh trùng không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào với đứa trẻ sắp sinh ra. Đồng thời họ cũng thỏa thuận trong giấy khai sinh sẽ chỉ ghi tên mẹ là Jennifer Schreiner, còn mục người cha để trống.

image
William Marotta, người hiến tinh trùng ‘làm ơn mắc oán.
Mọi chuyện bắt đầu rắc rối khi bà mẹ bé gái chia tay người tình đồng giới vào cuối năm 2010 sau 8 năm chung sống, rồi gửi đơn yêu cầu ORFC hỗ trợ tài chính để nuôi con nhỏ và được chấp thuận. Trong quá trình bổ túc hồ sơ cho ngân sách trợ cấp của năm kế tiếp, ORFC phát hiện ra rằng, do luật pháp bang Kansas không công nhận hôn nhân đồng tính, nên J. Schreiner không được coi là một bà mẹ độc thân và được yêu cầu phải tiết lộ tên của "cha đẻ" tức là người đã cho tinh trùng.

Thoạt tiên, J. Schreiner từ chối cung cấp danh tính của người đàn ông đã giúp con cô chào đời, nhưng trước áp lực từ ORFC là bé gái sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế theo chương trình Medicaid của nhà nước với chi phí rất cao nếu bà mẹ tự trang trải, nên rốt cục J. Schreiner buộc phải đồng ý viết vào tờ khai bổ sung. Theo bản khai thì đó là W. Marotta, người được sự chấp thuận từ vợ và 2 người con đã trưởng thành cho hành động nhân văn của mình. Nhưng khi ORFC tiếp xúc với W. Marotta thì đương sự không thừa nhận mình là cha đứa trẻ được ông hiến tinh trùng, dựa theo bản hợp đồng đã ký với người mẹ trước khi bé chào đời.

image
Cặp đồng tính lúc còn mặn nồng.
ORFC liền đệ đơn lên Tòa án thành phố Topeka chính thức khởi kiện W. Marotta vào đầu tháng 10/2012. Trong phiên điều trần đầu tiên do tòa triệu tập vào ngày 8/1 vừa qua, vị đại diện ORFC cho rằng, bản giao kèo là không hợp lệ, do việc thụ tinh nhân tạo của đương sự không thực hiện theo đúng các quy định của Đạo Luật ban hành năm 1994 về lĩnh vực này. Theo đó việc thụ tinh nhân tạo phải được thực hiện tại một bệnh viện chuyên ngành với các thiết bị y tế đầy đủ.
 Trong khi J. Schreiner tự rao tìm người cho tinh trùng, mà không đến các bệnh viện chuyên khoa về thụ tinh nhân tạo với chi phí khoảng 3.000 USD có hóa đơn xác nhận. Khoản kinh phí này sẽ được ORFC trang trải cho các trường hợp thuộc dạng bà mẹ độc thân.

Đại diện ORFC lập luận trước tòa rằng: Chiểu theo luật hiện hành của tiểu bang Kansas, thì W. Marotta là người cha hợp pháp nên phải có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa bé. 
Căn cứ vào đạo luật nói trên, người hiến tinh trùng sẽ không được coi là cha của đứa trẻ dưới sự giám sát của một bác sĩ chuyên môn, chứng thực người nhận không phải là vợ theo hôn thú của đương sự. 

Nhưng thay vì hành động với sự hiện diện của thầy thuốc chuyên khoa, bị đơn lại đi cung cấp tinh trùng của mình tại nhà cặp vợ chồng đồng tính vào tháng 12/2009, để 2 phụ nữ... tự xử lý việc thụ tinh nhân tạo bất chấp rủi ro có thể xảy ra. Kết quả là J. Schreiner đã mang thai rồi sinh ra một bé gái.

image
Bản giao kèo giữa 2 bên lập cuối tháng 3/2009 bị cho là trái phép. 
Có mặt tại Tòa án thành phố Topeka, trong vai người có trách nhiệm liên quan, J. Schreiner khẳng định không muốn bất cứ khoản chu cấp nào từ người hiến tinh trùng, bởi ông Marotta đơn thuần chỉ là một người trợ giúp cho việc đậu thai được suôn sẻ. Quan hệ giữa họ chỉ giới hạn ở mức độ này và không có gì ràng buộc với đứa trẻ đã sinh ra 3 năm trước.
Còn đại diện ORFC thông báo đã chính thức cắt trợ cấp nuôi con nhỏ của J. Schreiner kể từ đầu năm 2013, đồng thời đòi bị đơn W. Marotta phải chu cấp cho bé gái đến tuổi trưởng thành, cũng như bồi hoàn lại cho ngân sách thành phố 6.000 USD, là số tiền mà J. Schreiner đã nhận với tư cách là một bà mẹ đơn thân trong hai năm trước đó.

image
Sự kiện chính quyền ở Kansas từ chối cấp phúc lợi cho một đứa trẻ ra đời qua phương pháp thụ tinh nhân tạo, lại còn buộc người hiến tinh phải chu cấp tiền nuôi dưỡng đã tạo nên một làn sóng phản đối rộng khắp trên mặt báo. Độc giả tranh luận không ngớt về quan điểm của ORFC, đi ngược lại bản chất nhân đạo vốn có trong các chính sách của nhà nước dành cho bà mẹ và trẻ em. Được biết phiên điều trần kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 9/4 sắp tới. 
Theo tạp chí Topeka Capital thân cận với giới tư pháp địa phương, thì phiên xử được dự kiến sẽ bắt đầu sau 5 tháng nữa theo lịch làm việc của tòa án.


William Marotta, Kansas Sperm Donor To Lesbian Couple, Fighting Child Support Payments
TOPEKA, Kan. — A Kansas man who donated sperm to a lesbian couple after answering an online ad is fighting the state's efforts to suddenly force him to pay child support for the now 3-year-old girl, arguing that he and the women signed an agreement waiving all of his parental rights.
The case hinges on the fact that no doctors were used for the artificial insemination. The state argues that because William Marotta didn't work through a clinic or doctor, as required by state law, he can be held responsible for about $6,000 that the child's biological mother received through public assistance – as well as future child support.
At least 10 other states have similar requirements in their laws, including California, Illinois and Missouri, the Kansas Department of Children and Families argued in a prepared court documents it gave to The Associated Press late Wednesday.
Department spokeswoman Angela de Rocha said that when a single mother seeks benefits for a child, it's routine for the department to try to determine the child's paternity and require the father to make support payments to lessen the potential cost to taxpayers.
Marotta, a 46-year-old Topeka resident, answered an ad on Craigslist in 2009 from a local couple, Angela Bauer and Jennifer Schreiner, who said they were seeking a sperm donor. After exchanging emails and meeting, the three signed an agreement relieving Marotta of any financial or paternal responsibility.
But the Kansas Department for Children and Families argues the agreement isn't valid, because instead of working with a doctor, Marotta agreed to drop off containers with his sperm at the couple's home, according to documents faxed to the Shawnee County District Court late Wednesday and provided to the AP.
The women handled the artificial insemination themselves using a syringe, and Schreiner eventually became pregnant, according to the documents.
Late last year, after she and Bauer broke up, Schreiner received public assistance from the state to help care for the girl.
"My ex-partner and I wanted to have a baby," Schreiner said in a written statement to the department in January 2012, also included in the department's latest filing. "We were a gay couple so we had a sperm donor."
In October, the department filed a court petition against Marotta, asking that he be required to reimburse the state for the benefits and make future child support payments. Marotta is asking that the case be dismissed, arguing that he's not legally the child's father, only a sperm donor. A hearing is set for Tuesday.
Marotta told The Topeka-Capital Journal that he is "a little scared about where this is going to go, primarily for financial reasons."
His attorney didn't immediately return a phone message Wednesday from The Associated Press, and there was no listing for his home phone number in Topeka. Listings for Schreiner and Bauer were either incorrect or out of service, and Schreiner did not respond to a message sent by Facebook.
The agreement signed by Marotta, Schreiner and Bauer in March 2009, said the women "hold him harmless" financially. The agreement also said the child's birth certificate would not list a father.
Under a 1994 Kansas law, a sperm donor isn't considered the father only when a donor provides sperm to a licensed physician for artificial insemination of a woman who isn't the donor's wife. The result is an incentive for donors and prospective mothers to work with a doctor, de Rocha said.
"I believe that is the intent of the law, so that we don't end up with these ambiguous situations," she told the AP.
Also, the Kansas Supreme Court ruled in October 2007 that a sperm donor who works through a licensed physician can't legally be considered a child's father – and doesn't have the right to visit the child or have a role in its upbringing – absent a formal, written agreement. But the case involved a sperm donor who was seeking access to a child but had only an informal, unwritten agreement with the child's mother.
Linda Elrod, a law professor and director of Washburn University's Children and Family Law program, said the law seems clear: Sperm donors who don't want to be held liable for child support need to work with a doctor.
"Other than that, the general rule is strict liability for sperm," said Elrod, who filed a friend-of-the-court brief in the Supreme Court case.




image



image



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.