Pages

Saturday, May 25, 2013

Giải mã não trạng tín đồ al-Qaeda

image
Một trong hai nghi phạm đưa ra thông điệp chính trị trước ống kính camera.

Sự kiện hôm thứ Tư ở Woolwich đã khiến cả nước Anh bị sốc - nhưng đây chính là kiểu tấn công mà giới lãnh đạo ngành an ninh từ lâu vẫn lo ngại có thể xảy ra.
Có thể thấy ngay chính trong cốt lõi hệ tư tưởng bạo lực của al-Qaeda các dấu hiệu cảnh báo rằng một ngày nào đó một người lính sẽ là mục tiêu tấn công ngay chính trên đường phố nước Anh và cả cách thức hệ tư tưởng đó được các tín đồ Al-Qaeda ở Anh và ở các quốc gia phương Tây khác diễn giải như thế nào.

image
Tư duy của các chiến binh thánh chiến dùng bạo lực bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau - nhưng một yếu tố phổ biến trong số những người đã có hành vi bạo lực vì động cơ chính trị là nguyên lý cơ bản rằng họ phản đối sự hiện diện của phương Tây tại thế giới Hồi giáo.
Thỉnh thoảng khi những người Hồi giáo chính trị thuần túy nói tới sự hiện diện này, họ ý muốn nói tới ô nhiễm văn hóa - sự xuất hiện của những ảnh hưởng mà họ đặc biệt không muốn thấy. Hãy hình dung cảnh các ngôi sao nhạc pop ăn mặc hở hang được chiếu khắp thế giới trên truyền hình vệ tinh.
Nhưng đối với các chiến binh thánh chiến, sự hiện diện của binh lính mới là thực tế - và toàn bộ niềm tin đó nhắm vào việc nhìn nhận quân nhân, bất kể vai trò của họ là gì theo luật quốc tế, là kẻ thù của Hồi giáo.

image
Lập luận đó thường được hậu thuẫn bằng các hình ảnh rất cụ thể trên mạng cho thấy nỗi thống khổ của những phụ nữ và trẻ em bình thường.

Tất cả những điều đó được tung ra để khơi dậy cảm giác giận dữ và thực tế bất công cháy bỏng - dạng bất công khiến người ta có thể được thuyết phục rằng cần phải làm một cái gì đó.
Nay, rõ ràng là hầu hết những người cảm thấy bất công sẽ chống lại nó qua các hình thức hòa bình. Vấn đề của khủng bố là cảm giác bất công đó đã trở thành bàn đạp cho những đảo lộn tinh thần trong tâm trí của một người vẫn cho rằng bạo lực vô tội vạ có thể tạo ra công lý.

'Hành động một mình'

image
Vụ việc xảy ra ngay đầu giờ chiều ở khu đông người đi lại.
Bilal Abdulla là một bác sĩ Iraq, người đã tìm cách đánh bom London và sân bay Glasgow năm 2007.
Tại phiên tòa, ông nói khá rõ ràng và mạch lạc về lý do ông trở nên cực đoan, đó là vì ông nhìn nhận người Anh và người Mỹ đã giết người nước ông chứ không phải là đã giải phóng đất nước ông khỏi tay một nhà độc tài.

image
Trở lại vấn đề chính thì Anh Quốc đã chứng kiến một loạt các cuộc biểu tình của các nhóm Hồi giáo cực đoan được tổ chức đặc biệt để phản đối binh lính được điều sang Afghanistan.
Vụ khét tiếng nhất trong số này là một sự kiện vô cùng căng thẳng hồi năm 2009, khi một tổ chức (nay đã bị cấm) đã quấy rối một cuộc diễu hành hồi hương của Trung đoàn Bộ binh Hoàng gia diễn ra tại Luton.
Khó khăn cho cơ quan an ninh là xác định ai chỉ đơn giản là xả ra cho hả và ai là người thực sự đang trở thành một mối đe dọa cho an ninh công cộng.

image
Điều khó khăn hơn đó là những kẻ chủ mưu ngày càng hay hành động một mình, không chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ những gì còn sót lại của giới lãnh đạo al-Qaeda.
Được trang bị với hệ tư tưởng đó, họ được chờ đợi cứ việc thực hiện bất cứ kế hoạch khủng khiếp nào mà họ có.

Vậy là trong khi các hoạt động tình báo chống khủng bố bắt đầu tìm cách hiểu suy nghĩ của một "cá nhân đáng quan ngại" - thì cuối cùng vẫn là liệu người đó có nguy hiểm hay không.
Tình trạng tức giận ngầm ẩn về vai trò của quân đội ở nước ngoài vẫn thường xuyên xuất hiện trong các khởi tố chống khủng bố lớn - thế nhưng nó cũng từng là một phần của các kế hoạch tấn công trong những dịp trước đó.

'Nợ máu phải trả bằng máu'

image
Một phụ nữ đã khuyên nghi phạm hạ vũ khí
Năm 2007, một cuộc điều tra chung giữa cảnh sát và cơ quan an ninh Anh, MI5, đã bắt giữ một người đàn ông Birmingham, người muốn bắt cóc một binh lính Anh.
Parviz Khan muốn cạnh tranh với các chiến binh thánh chiến tại Iraq bằng cách quay video cảnh chặt đầu một người lính và sau đó tung đoạn video lên mạng. Ông này hiện đang thụ án chung thân.
Vụ chống lại quân đội nổi tiếng nhất diễn ra ở những nơi khác có thể so sánh được là vụ nổ súng ở Fort Hood tại Mỹ, trong đó 13 người đã bị một đại tá quân đội giết hại. Người gây án được cho là đã trở nên cực đoan bởi một giáo sĩ al-Qaeda.
Gần đây hơn, hai nhóm khác tại Anh đã bị bỏ tù sau khi tính chuyện chọn binh lính làm mục tiêu tấn công của họ.

image
Một trong những nhóm này nói tới chuyện tấn công Wooton Bassett, thị trấn ở Wiltshire, nơi vẫn thường ngưng mọi hoạt động tại đây khi quan tài của quân nhân tử trận ở Iraq và Afghanistan hồi hương được đưa qua đây.

image
Lý lẽ vẫn được những người cực đoan nhất quán sử dụng liên quan đến các vụ việc này là quân đội mang chiến tranh tới các nước Hồi giáo - vì thế nay họ mang chiến tranh lại đây.
"Chúng tôi phải chống lại họ vì họ chống chúng tôi. Nợ máu phải trả bằng máu", người đàn ông thực hiện vụ tấn công ở Woolwich với giọng London đã nói như vậy.

"Tôi xin lỗi là phụ nữ phải chứng kiến cảnh này hôm nay, nhưng ở đất nước của chúng tôi phụ nữ của chúng tôi phải chứng kiến điều tương tự."


Dominic Casciani


Tình báo Anh định 'tuyển dụng nghi phạm'

image
Nghi phạm Michael Adebolajo được nói đã từ chối đề xuất của MI5
Cơ quan tình báo nội địa Anh MI5 từng tiếp cận nghi phạm vụ tấn công Woolwich và đề nghị hợp tác, theo bạn bè người này.
Một người bạn thuở nhỏ của Michael Adebolajo cho hay MI5 đã hỏi ông ta liệu ông có muốn làm việc cho họ hay không, chỉ sáu tháng trước khi vụ tấn công xảy ra.
Ông Abu Nusaybah nói trên chương trình Newsnight của BBC rằng Adebolajo, một trong hai nghi phạm bị bắt sau vụ sát hại Lee Rigby ở khu đông nam London hôm thứ Tư, đã không chấp thuận đề xuất của an ninh.
BBC chưa có xác nhận của các nguồn chính thức về việc này.
Ông Abu Nusaybah đã bị bắt ngay tại trụ sở BBC sau khi trả lời phỏng vấn.
Cảnh sát London nói người đàn ông 31 tuổi đã bị bắt lúc 21:30 tối thứ Sáu giờ địa phương vì tình nghi khủng bố và cảnh sát cũng đã thực hiện lệnh khám xét tại hai ngôi nhà ở phía đông London.
Tuy nhiên họ cũng cho hay việc bắt giữ này không liên quan trực tiếp tới vụ giết hại quân nhân Rigby.

'Quấy rầy'

image
Trong phỏng vấn dành cho chương trình Newsnight, Abu Nusaybah nói ông ta nghĩ bên trong tư duy của bạn ông, tức nghi phạm Adebolajo, đã xảy ra "thay đổi" sau khi ông này bị an ninh bắt trong chuyến đi Kenya hồi năm ngoái.
Abu Nusaybah nói Adebolajo cáo buộc rằng ông ta đã bị lạm dụng về cả thân thể và tình dục khi bị giam giữ và thẩm vấn ở nhà tù Kenya.
Sau sự kiện này, Adebolajo trở nên buồn bã và ít nói, "không còn mau mắn như trước nữa".
Ông Abu Nusaybah cũng cho hay Adebolajo nói với ông rằng sau khi trở về từ Kenya, ông đã bị MI5 theo dõi và gõ cửa nhà.
"Nói chung là anh ta bị sách nhiễu."
"Lời của anh ta là: 'Họ quấy rầy tôi - họ không để cho tôi yên'".

image
Theo Abu Nusaybah, Adebolajo nói MI5 thoạt tiên muốn hỏi liệu ông ta có biết một số người không và sau khi nhận được câu trả lời là không đã hỏi ông ta có muốn làm việc cho MI5 không.
"Anh ta đã nói rõ là không muốn làm việc cho họ và khẳng định là không biết những người họ hỏi."
Adebolajo, 28 tuổi, người khu Romford, đông London, và nghi phạm thứ hai Michael Adebowale, 22 tuổi, người Greenwich, đông nam London, đã được MI5 biết đến 8 năm nay.


image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.