Pages

Wednesday, July 31, 2013

Kiến ba khoang Paederus littoralis

image
Nếu thấy con này đậu trên người thì mọi người đừng dùng tay đập nó. Vì chất axjt trong con vật này sẽ huỷ hoại da của bạn như trong hình. Hãy thổi nó bay ra khỏi cơ thể của bạn rồi hãy giết nó.

image
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2-3mm), có hai màu đỏ và đen, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong, ...

image
Loại bọ này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của bọ có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, và Paederus dermatitis, một loại viêm da khi bị côn trùng đốt. Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng.
Khi bị kiến ba khoang bám trên da, không nên dùng tay giết kiến mà khuyến cáo nên chỉ thổi kiến đi.

"Nói kiến ba khoang đốt là không hoàn toàn chính xác. Thực chất có một số vi khuẩn cộng sinh sống trên kiến tiết ra chất gây kích ứng da khi tiếp xúc với da cơ thể lạ, như một phản ứng bảo vệ. Đây không phải là loại mới xuất hiện mà đã có từ rất lâu. Chúng thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, ven bờ suối nước ngọt hoặc dưới lá cây ở các bìa rừng. Những người dân bị đốt thường sống ở khu vực ngoại thành, gần cánh đồng”, tiến sĩ Khoa nói.
Vì sao gần đây nhiều người dân bị đốt, ngứa viêm loét da, tiến sĩ Khoa cho rằng, thực chất nhiều loại côn trùng đang phát triển một cách bất thường, không chỉ là kiến ba khoang. Nguyên nhân có thể vì kiến ba khoang ăn rầy nâu, khi nguồn thức ăn này phong phú (người dân phun hóa chất bừa bãi, nên rầy nâu kháng thuốc rất nhiều), vì thế số lượng kiến ba khoang cũng nhiều lên.

image
Tiến sĩ Phạm Thị Khoa
Đặc điểm của côn trùng là thích ánh sáng xanh nên kiến ba khoang thường tập trung vào khu vực có ánh đèn. Kiến ba khoang rất khó diệt, những loại thuốc xịt côn trùng thông thường không có tác dụng. Nhiều người bị kích ứng da do kiến khoang, nhẹ thì ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, đặc biệt nếu dính vào mắt có thể gây bỏng mắt, mù tạm thời.
Vì thế, theo tiến sĩ Khoa, để phòng tránh gia đình nên dùng lưới chống muỗi, côn trùng, quanh nhà có thể đặt các cây đuổi côn trùng như sả, dạ hương… Vào mùa côn trùng phát triển (tháng 3, 4, 5 và 8, 9, 10) trong nhà nên tắt bớt đèn, trước khi đi ngủ nên quét dọn nhà cửa, rũ giường. Cho trẻ đi chơi thì nên tránh chỗ đèn sáng, nếu thấy kiến ba khoang đậu trên người thì thổi nhẹ cho nó bay đi chứ không chà xát mạnh. Ngoài ra, ở các khu chung cư nên bố trí hệ thống đèn hợp lý, chỗ xa nhà nên bố trí ánh đèn mạnh để thu hút côn trùng, càng đến gần nhà thì dùng ánh sáng dịu, đỏ, vàng.

image

The name Nairobi fly or Kenya fly is applied to two species of beetle which live in East Africa, Paederus eximius and Paederus sabaeus. They are species of the rove beetle genus Paederus, and are black and red in colour, and about 6–10 mm long. They live in rotting leaves where they lay their eggs.

image
The beetles neither sting nor bite, but their haemolymph contains pederin, a potent toxin that causes blistering and Paederus dermatitis. The toxin is released when the beetle is crushed against the skin. People are advised to brush or blow the insect off their skin to prevent irritation.

image





No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.