Pages

Thursday, July 18, 2013

Thuế nặng, nông dân bỏ ruộng hoang

image
Nông dân Việt Nam càng ngày càng bỏ ruộng hoang nhiều hơn vì thuế nặng, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu cứ gia tăng, giá bán lúa ngày mỗi giảm nên sau khi thu hoạch không đủ ăn.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam (NNVN), cơ quan của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CSVN, ngày 18/7/2013 đưa bản tin “Dân viết đơn trả ruộng”. Đây là bài thứ tư trong loạt bài 4 kỳ “Về quê dịp thu sản”. Bản tin này có cả phóng ảnh đơn viết tay của nông dân Nguyễn Huy Minh thuộc xã Trường Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh trả lại diện tích ruộng 4,843 m2.

image
Người dân đứng ở khu vực ruộng bỏ hoang ở xã Trường Lộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, ngày càng nhiều.
Báo Nông Nghiệp Việt Nam (NNVN), cơ quan của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CSVN, ngày 18/7/2013 đưa bản tin “Dân viết đơn trả ruộng”. Đây là bài thứ tư trong loạt bài 4 kỳ “Về quê dịp thu sản”. Bản tin này có cả phóng ảnh đơn viết tay của nông dân Nguyễn Huy Minh thuộc xã Trường Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh trả lại diện tích ruộng 4,843 m2.

image
“Dân bỏ đi là đúng, có khi thôn này vụ sau không ai làm ruộng nữa”. Lời ông trưởng thôn Phúc Trường tên Nguyễn Huy Hiền nói trên tờ NNVN.

image
Thôn Phúc Trường được coi là “vựa lúa của cả xã” Trường Lộc. Ông Hiền trả lời câu cật vấn của cán bộ xã hỏi về lý do tại sao lại để cho dân bỏ ruộng: “Một sào ruộng làm vất vả, cực nhọc trong vòng 6 tháng, nếu được mùa cũng chỉ thu về có 2.5 tạ thóc. Tiền đầu tư chi phí hết đã gần 2 tạ. Nộp thuế sản nữa thì vừa hết.”

Đấy là không kể công lao, mồ hôi nước mắt đổ ra suốt thời gian đó từ khi gieo cấy, bón phân, phun thuốc trừ sâu bọ, làm cỏ, đến khi thu hoạch. Ông Hiền thuật lại chính hoàn cảnh của ông: “Vụ Đông Xuân làm thì gần hòa, còn vụ Hè Thu thường chịu lỗ một sào từ 30-50 cân. Bản thân gia đình tôi làm 5 sào ruộng, tiền đầu tư hết 3 triệu đồng, đến lúc bán lúa ra chỉ được 2.5 triệu đồng, mỗi sào lỗ một trăm ngàn”.

image
Một trong những lý do chính thúc nông dân bỏ ruộng là thuế, phí chồng chất. Tờ NNVN thuật lời ông Hiền : “Cũng giống như nhiều địa phương khác, phương án thu của xã Phúc Trường được chia thành 3 loại: Thu theo đầu sào, đầu khẩu và đầu hộ. Thu đầu sào có các khoản: Giao thông thủy lợi nội đồng 8kg/sào, dịch vụ thủy lợi 2kg/sào, bảo vệ nông 2kg/sào. Khuyến nông 2kg/sào, diệt chuột 1,5kg.”

“Cân đối thù lao cán bộ 30 ngàn/sào/năm.Thu theo đầu khẩu gồm các khoản: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ vì trẻ em (5kg/lao động). Quỹ khuyến học 3 ngàn/khẩu. Quỹ văn hóa, y tế, giáo dục 3kg/khẩu.”

image
“Thu theo đầu hộ gồm có: Quỹ An ninh quốc phòng 40 ngàn/hộ. Quỹ tiêm phòng gia súc 15 ngàn/hộ.Chỉ riêng phần thu của xã, mỗi hộ dân Trường Lộc phải gánh 13 khoản thu. Nặng nhất là cân đối thù lao cán bộ, giao thông thủy lợi nội đồng, quỹ văn hóa, y tế, giáo dục…”

image
Đơn viết tay của nông dân trả lại ruộng vì sưu cao thuế nặng, làm ruộng không đủ ăn.
Nguyễn Hữu Tuấn, chủ tịch xã Trường Lộc cho biết “Hầu như thôn nào cũng có nông dân bỏ ruộng. Mà không phải ít đâu, có nhà làm đơn trả cả mẫu luôn. Phức tạp lắm. Ở thôn này, nhiều nhà đang rục rịch gửi đơn nhưng tôi chưa nhận”.

image
Vì làm ruộng không đủ tiền đóng thuế, nông dân đến chết vẫn còn nợ vì thuế mùa trước chưa trả cộng với thuế mùa sau, cứ chồng chất lên thêm.
Một tháng trước, ngày 17/6/2013, báo Nhân Dân (cái loa tuyên truyền trung ương của Đảng CSVN) viết về tình trạng “trồng lúa không lãi, nông dân Quảng Bình bỏ ruộng hoang”, kể cả những khu vực đất tốt cho sản lượng cao.

Một năm trước, tờ NNVN ngày 27/7/2012 đã nhìn nhận lý do nông dân Quảng Bình bỏ ruộng hoang ở các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Lệ Thủy vì giá lúa thấp, nhiều hộ thu không đủ bù chi.

image
"Thuế của Dân là quyền lợi của Đảng"

“Nhiều nhà thà bỏ không ruộng còn hơn là vất vả gieo trồng để cuối cùng cũng không thu được lời lãi gì.” Bà Nguyễn Thị Thỏn, nông dân xã Đại Trạch huyện Bố Trạch nói trên tờ NNVN.
Mới đầu tháng bảy này, ông tổng bí thu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tới đọc bài diễn văn chỉ đạo tại “Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nông Dân Việt Nam” tuyên truyền rằng : “Đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng ta xác định: không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn...”

image
Không chỉ riêng những người nông dân miền Trung đất nghèo khốn đốn vì chính sách “tam nông” nói một đàng làm một nẻo, ngay như nông dân miền Nam, cong lưng trồng cấy để nhà nước độc quyền xuất cảng lấy đô la, cũng kêu rên là bị bóc lột. Nhiều bài báo những năm gần đây tố cáo chủ trương ép nông dân bán lúa giá rẻ, có khi thấp hơn cả giá thành, chỉ có đám con buôn quốc doanh là có lời, còn dân thì không đủ ăn và nợ nần quanh năm.

image
Ngày 5/6/2013, ông Trương Thanh Phong, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương Thực Miền Nam (quốc doanh độc quyền xuất khẩu) đe dọa nông dân kêu rên giá thu mua thấp, thấy được dẫn lời trên tờ Đất Việt :”Đừng nói lời lãi lúc này. Hãy trả lời câu hỏi là muốn bán hay để lúa lại cho vịt ăn?”

image

image

Nông Nghiệp Việt Nam


Việt Nam đánh Tàu

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image

image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.