Pages

Friday, May 30, 2014

Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn

image
Ông Laurent Gédéon hiện đang nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị của Trung Quốc
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.

Ông Laurent Gédéon, chuyên gia về Trung Quốc và Việt Nam, nhấn mạnh trong toàn bộ cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc đã ‘thắng’ vì họ đã làm được những gì họ muốn trên Biển Đông.
“Trong cuộc khủng hoảng bất cân xứng này, các nước trong khu vực cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung Quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” nhà nghiên cứu nói.

Ông Gédéon cũng cho rằng, sự kiện giữa Crimea và Nga có mối liên hệ với sự kiện biển Đông, do ‘lãnh đạo’ Trung Quốc đã theo dõi ‘rất sát’ nhằm đánh giá khả năng phản ứng và hồi đáp của các quốc gia lớn ở phương Tây, “nhất là Hoa Kỳ, nổi bật là trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”.

BBC Tiếng Việt giới thiệu cuộc phỏng vấn với chuyên gia người Pháp hôm 25/05 tại Lyon, Pháp bên lề cuộc thảo luận về các vấn đề trong cuộc khủng hoảng căng thẳng Trung – Việt.

Trung Quốc đã 'thắng'

BBC: Phải chăng do vị trí địa lý của Việt Nam với Trung Quốc mà vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước sẽ không bao giờ giải quyết được?

Tôi cho rằng mâu thuẫn không phải là không thể tránh được nếu Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận chung về vùng nước trong vịnh Bắc Bộ.
Một thỏa thuận chính trị chung giữa Hà Nội và Bắc Kinh là hoàn toàn có thể và chúng ta có chứng cứ để tin rằng điều này có thể đạt được.
Về vấn đề lãnh hải trên biển Đông, chúng ta thấy có sự chồng lấn trong việc tuyên bố lãnh thổ từ phía Trung Quốc và bên kia là Việt Nam, các tuyên bố này áp dụng lên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và rộng lớn hơn, là không gian hàng hải.
Như vậy có thể nói đây là một dạng căng thẳng nằm trong căng thẳng chính trị mà không chỉ đơn giản là vấn đề địa lý.

BBC: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với những gì đang diễn ra trên Biển Đông? Việt Nam có lý do để lo lắng không?

image
Nhiều tấm quảng cáo tuyên truyền về biển đảo đã được dựng lên ở Hà Nội. Ảnh chụp hôm 27/05.
Trung Quốc đã chứng tỏ họ có phương tiện để duy trì sự có mặt của giàn khoan này trong khu vực, bằng cách đưa hơn 80 tàu thuyền xung quanh để bảo vệ giàn khoan.
Chúng ta cũng có giả thuyết rằng giàn khoan có thể sẽ được rút đi. Với cách nhìn của tôi thì đây là chiến thắng về mặt chính trị và chiến thắng về mặt ngoại giao.
Bởi vì nhìn vấn đề một cách khách quan thì từ năm 1974, quần đảo Hoàng Sa đã chịu chủ quản trực tiếp của Trung Quốc. Nên một khi Trung Quốc đã đưa giàn khoan vào vùng này rồi kể cả có rút ra, chủ quyền của họ đối với vùng này là không thay đổi.
Theo ý kiến của tôi, việc này vén màn chiến lược của Bắc Kinh nhằm trước tiên và đương nhiên là thử phản ứng của các nước láng giềng với Việt Nam, và xa hơn là của Hoa Kỳ. Thế nên giàn khoan này có thể chỉ là một bước thử nghiệm.
Với người dân, người Việt vốn vẫn cực kỳ lo lắng trước Trung Quốc, vì Trung Quốc nhắc họ nhớ tới lịch sử đô hộ, mà nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam chỉ độc lập trước Trung Quốc vào năm 939 bằng vũ lực, và sau này vẫn luôn phải đối mặt với ý đồ muốn chiếm lại Việt Nam từ đế chế Trung Hoa.
Vậy đó là lịch sử cận đại, và ít nhất thì Trung Quốc cũng đã chiếm cứ một số không gian trên biển của Việt Nam.
Nhưng về đe dọa chiến tranh thực sự và mối lo ngại liên quan trực tiếp đối với Việt Nam và Trung Quốc, tôi nghĩ là rất ít khả năng xảy ra. Bởi vì theo tôi thì từ cả phía Bắc Kinh và Hà Nội đều không có ý định đối đầu nhau.

'Tách rời phương Đông'

image
Đảng vừa phải đối mặt với áp lực nội bộ, vừa phải giải quyết áp lực từ Trung Quốc

BBC: Dưới áp lực nào thì giới lãnh đạo Việt Nam thấy họ buộc phải đổi mới?

Chúng ta chỉ có thể đưa ra các giả thuyết, tuy nhiên Hà Nội vẫn thường xuyên đánh giá mối đe dọa từ Trung Quốc và khả năng Việt Nam có thể đối phó với các đe dọa của Trung Quốc.
Cũng có áp lực từ nội bộ, khi mà đảng Cộng sản phải bảo vệ vị trí và vai trò dẫn dắt của mình trong toàn cảnh chính trị Việt Nam. Tôi cho rằng cần có sự cân bằng trong việc đưa ra các quan điểm chính trị từ phía chính phủ và Đảng.
Từ phía đảng Cộng sản cần phải giữ vững quan điểm chính trị quốc gia và các biện pháp chống lại áp lực từ Trung Quốc. Và câu trả lời cũng nằm ở việc họ cân bằng áp lực này như thế nào.
Nếu áp lực của Trung Quốc ngày càng lớn, đây chỉ là một giả thuyết, và Việt Nam vẫn thấy mình đơn độc trong việc đối đầu với Trung Quốc, và thấy cần thiết phải tìm tới các đối tác mạnh mẽ khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam.
Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ.
Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.
...Theo cách nhìn khách quan, ta có thể thấy có nhu cầu cần phải tìm được sự cân bằng này. Nếu không, Việt Nam có thể sẽ gặp rắc rối trong chính trị nội bộ.

image
Sự kiện Crimea và Nga là 'chỉ dấu' cho lãnh đạo Trung Quốc liên quan tới vấn đề biển Đông, theo nhà nghiên cứu người Pháp

BBC: Ông từng nói sự kiện Crimea và Nga cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông?

...Cụ thể trong trường hợp Crimea, tôi nghĩ là Bắc Kinh đã cực kỳ chú ý tới sự kiện này. Đặc biệt là những người đứng đầu Trung Quốc đã đánh giá khả năng phản ứng và đáp trả của các nước lớn ở phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.
Tôi nghĩ là sự thiếu câu trả lời trực tiếp và hiệu quả đối với Crimea từ Hoa Kỳ - vì Nga đã dùng tới biện pháp chính trị sự đã rồi – và tới thời điểm này, vẫn chưa có các biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, khiến lãnh đạo Bắc Kinh suy nghĩ.
...Cùng lúc đó, chúng ta có thể thấy với sự kiện biển Đông, việc thiếu câu trả lời của Hoa Kỳ trong vụ Crimea có thể chỉ dấu cho Trung Quốc rằng họ có thể dùng tới chút vũ lực, họ có thể dùng kiểu chính trị sự đã rồi vì Mỹ sẽ phản ứng lại một cách hạn chế.
Và chúng tôi tự hỏi, liệu giàn khoan đưa ra nhằm mục đích chắc chắn là thử Việt Nam nhưng có phải cũng là để xem khả năng phản ứng và đáp trả của Hoa Kỳ đối với các sự việc về không gian lãnh thổ theo kiểu này.




Hạnh Ly

image

image


image


image


image


image


image


image

image

image


image





VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ

image
Tàu Việt Nam và Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa
VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ, Nhật Bản giữa lúc tranh chấp Biển Đông leo thang

Giới phân tích nói xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang đẩy Hà Nội xích lại gần hơn với Washington và các đồng minh của Mỹ trong khu vực, kể cả Nhật Bản và Philippines.

Theo bản tin của tờ South China Morning Post, những giải pháp của Hà Nội bị hạn chế giữa lúc họ đang cố gắng lôi kéo sự chú ý của quốc tế, và cùng lúc không muốn phương hại tới quan hệ với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, một đối tác quan trọng về ý thức hệ và kinh tế.

Tờ báo dẫn lời Giáo sư Li Ming jiang của Đại học Quan hệ Quốc tế Singapore, nói rằng trong ngắn hạn Việt Nam và Hoa Kỳ có khả năng tăng cường hợp tác quân sự. Nhưng về lâu về dài, các vấn đề như tình hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ ngăn cản nỗ lực tạo dựng một quan hệ đối tác bền chặt hơn.
image
Việt Nam cũng đang chuẩn bị chung kết một thỏa thuận để Việt Nam nhận thêm tàu tuần tiễu của Nhật. Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng ủng hộ Hà Nội trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ The Wall Street Journal mới đây.

Sáng thứ Sáu, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã rời Nhật Bản lên đường sang Singapore để dự hội nghị an ninh ba ngày. Theo dự kiến, tại đây ông sẽ đưa ra hình ảnh một nước Nhật như một lực đối trọng với sức mạnh đang tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Các hãng tin AFP, Kyodo và AP tường thuật rằng trong một bài diễn văn quan trọng đọc vào tối hôm nay, Thủ Tướng Abe sẽ vạch ra viễn kiến của ông về những gì mà Nhật Bản có thể đóng góp cho nền hòa bình toàn cầu.

Các giới chức Nhật cho biết tại hội nghị Singapore, Thủ Tướng Abe cũng sẽ giải thích vì sao Nhật Bản đang tái xét những hạn chế về pháp lý đã được áp đặt bởi Hiến Pháp chủ hòa của nước ông, trong bối cảnh tình hình an ninh đang thay đổi.

image
Thủ Tướng Abe sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel hôm nay, thứ Sáu, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera sẽ gặp Bộ trưởng Hagel vào ngày thứ Bảy.

Các cuộc họp cấp cao diễn ra giữa lúc trong nội địa Nhật Bản đang có tranh cãi gay gắt hơn về liệu Nhật Bản có nên hành xử quyền tự vệ, và sửa đổi chính sách chủ hòa của Nhật Bản sau thời chiến, hay không.

Các động thái của Nhật Bản nhằm tháo gỡ các hạn chế để có khả năng bênh vực các đồng minh bị tấn công quân sự đang gây nhiều quan ngại tại Trung Quốc và Nam Triều Tiên.

image
Bất cứ cuộc tranh cãi nào giữa Tokyo và Bắc Kinh cũng sẽ thu hút sự chú ý tại hội nghị an ninh Singapore, trong bối cảnh các chiến đấu cơ Trung Quốc mới đây đã áp sát một cách bất thường các máy bay của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.

Trí thức Việt Nam gửi thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước

image
Hơn một trăm nhà trí thức Việt Nam vừa ra thư ngỏ gửi đến đồng bào trong và ngoài nước cùng các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, bày tỏ quan tâm về “tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm”, tiếp theo sau những sự cố dồn dập xảy từ đầu tháng Năm, trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Trang mạng boxit.com đăng bức thư ngỏ có chữ ký của nhiều trí thức cả trong lẫn ngoài nước. Trên danh sách này có tên nhiều nhà hoạt động, nhà văn nhà thơ, nhà báo và một số đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Danh sách này còn có chữ ký của một số lãnh đạo tôn giáo và quân đội, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Bức thư ngỏ tố cáo mưu đồ lấn chiếm Biển Đông và “hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế” mà Trung Quốc đã ký kết. 
image
Bức thư ngỏ này được soạn thảo bởi nhóm trí thức đã khởi xướng kiến nghị 72 và ký tuyên bố quyền thực thi quyền chính trị và dân sự.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, một trong những người đã ký vào thư ngỏ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho biết thông điệp chính của lá thư ngỏ này:

“Cái thông điệp nổi bật là phải dứt bỏ 4 tốt và 16 chữ vàng, mối quan hệ lệ thuộc vào Trung Quốc, đấy là cái thứ nhất. Thứ hai là, chỉ có xây dựng một hệ thống dân chủ thực sự, một nền dân chủ và một nền pháp trị thực sự, tức là không còn độc đảng, không còn toàn trị thì Việt Nam mới có cơ chống ngoại xâm, bởi vì Việt Nam hiện bây giờ đang trơ trọi, tuy rằng trong nước, Tivi vẫn nói rằng nhân dân thế giới ủng hộ, nhưng mà thực sự là bất chấp sự kêu gọi của ông Thủ Tướng, những nước mà lên tiếng mạnh mẽ cũng chỉ nói một cách chiếu lệ mà thôi bởi vì một nước độc đảng, một chế độ độc tài khó mà thuyết phục được những người khác làm bạn.”

image
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS và từng là Chủ tịch Hội Tin Học Việt Nam, nói rằng đã đến lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam nên gạt sang một bên 16 chữ vàng và 4 chữ tốt trong quan hệ với Trung Quốc.

Nhưng liệu tình hình thực tế trong nước đã chín muồi cho các đảng chính trị khác sẵn sàng hoạt động hay chưa, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:

“Tôi nghĩ rằng nếu mà người dân thúc ép và bản thân những người cầm quyền cũng hiểu được điều đấy và có một thay đổi về mặt pháp luật, hợp thức hóa các đảng chính trị khác hoạt động thì tôi nghĩ rất là nhanh chóng họ có thể tự tổ chức được, chứ không có gì là quá khó khăn cả.”

Bức thư ngỏ nói chính quyền Việt Nam vẫn trấn áp các cuộc biểu tình khi người dân muốn bày tỏ ý chí muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia và chống xâm lược trước dã tâm muốn thôn tính Biển Đông của Bắc Kinh.

image
Nhóm khởi xướng bức thư ngỏ nói rằng tình hình nguy hiểm hiện nay là một thách thức, nhưng có thể là “một cơ hội lớn cho dân tộc chấn hưng theo con đường dân tộc và dân chủ”.
Bức thư kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước hãy đoàn kết và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập  và chủ quyền quốc gia.



image



image

image


image

image

image

image

image

image

image

image


image