Pages

Wednesday, December 3, 2014

Phỏng vấn Thầy Nguyễn Mạnh San về Pháp Luật Thực Dụng


image
LTS: Bài phỏng vấn về Pháp Luật Thực Dụng, được trích trong chương trình Tuổi Thu Hồng Xuân trên đài VNHN

Buổi phỏng vấn Thầy Nguyễn Mạnh San về một trong những yếu tố pháp lý thực dụng của một đề tài tổng hợp: Hệ Thống Xử Án và Tổ Chức Các Tòa Án Liên bang Hoa Kỳ, trong cuốn Tuyển Tập Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, do PT Nguyễn Mạnh San biên soạn.

image
Thụy Vi: Hôm nay Thụy Vi rất mừng là Thầy đã nhận lời đến với  chương trình “Tuổi thu hồng xuân” để có thể chia sẻ với Quý thính giả của đài Văn Nghệ Hải Ngoại về một trong những khía cạnh pháp lý thực dụng, mà Thầy đã viết trong cuốn Tuyển Tập Pháp Lý Hoa Kỳ Thực Dụng (US Applicable Law) này.

Thầy San: Trước khi trả lời trực tiếp về câu hỏi của Thụy Vi, Thầy muốn dành một phút để nói đôi lời cám ơn chị Kim Quyên làm việc tại đài Việt Nam Hải Ngoại. Cách đây hơn một năm chị Kim Quyên có mời Thầy nói về những đề tài pháp lý thực dụng trên đài Việ Nam Hải Ngoại như ngày hôm nay Thụy Vi mời Thầy; tuy nhiên lúc đó Thầy còn đang làm việc, chưa về hưu, nên Thầy không thể đáp ứng lại lời yêu cầu của chị Kim Quyên được. Và bây giờ thì tình cờ Thụy Vi lại mời Thầy nói về đề tài mà trước kia chị Kim Quyên đã mời Thầy. Thì đây cũng là theo Thánh Ý Chúa muốn cho Thầy một dịp để gặp lại Thụy Vi, là một người ngày xưa Thầy dạy trường Taberd đường Nguyễn Du Sàigòn, vào những ngày cuối tuần, Frere Algilbert Nguyễn Văn Cách và Thầy, thay phiên nhau lái chiếc xe van của nhà trường, chở phái đoàn y tế (COMITA) với các bác sĩ đi khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo ở những vùng ngoại ô Sàigòn. Bây giờ đã là mấy chục năm nay rồi, gặp lại Thụy Vi, đó cũng là sự hội ngộ rất là đặc biệt, vì thế mà Thầy sẵn sàng để trả lời câu hỏi của Thụy Vi về đề tài này.

Trước tiên xin cảm ơn Thụy Vi và đồng thời cảm ơn các Quý thính giả đang nghe đài Việt Nam Hải Ngoại về nhiều vấn đề pháp lý trong đề tài ngày hôm nay, mà Thầy rất hân hạnh được trả lời những câu hỏi của Thụy Vi nêu lên, trong cuốn Tuyển Tập Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, như đã đề cập ở trên.

Thụy Vi: Cảm ơn Thầy San đã nhắc lại kỷ niệm rất đẹp mà ngày xưa khi còn ở bên Việt Nam, lúc đó vào những ngày cuối tuần, sau những giờ dạy học mệt mỏi, Thầy San đã cùng với Frere Adrien Hóa ( còn gọi là Ông Chủ) và Frere Algilbert Cách ở trường Taberd, mời những vị bác sĩ và những chị em học sinh trong đó có Thụy Vi, đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh, để giúp những người kém may mắn được chẩn bệnh, phát thuốc miễn phí và cắt tóc. Một hình ảnh thật đẹp mà khó quên phải không Thầy ?


Nói về luật di trú thì Thụy Vi thấy rất là phức tạp và Thầy cũng đã viết đến 45 đề tài Pháp Lý Thực Dụng trong quyển sách của Thầy, nhưng mà hôm nay thì Thụy Vi xin được lấy ý kiến của Thầy về một trong những phương diện pháp lý, mà Thầy biết được, đó là đề tài hiện tại mà Thụy Vi đi đến cộng đồng Việt Nam, nghe nói tới rất nhiều, đó là việc các ông ngay cả các bác cao niên về Việt Nam lấy vợ trẻ và Thụy Vi cũng đã thực hiện những cuộc phỏng vấn họ, để lấy ý kiến về đề tài này rất nhiều, một đề đã được bàn cãi rất là sôi nổi, mà Thụy Vi sẽ cho phát thanh để gởi đến quý thính giả trong một ngày rất gần đây.

Hôm nay, không biết Thầy có những câu chuyện nào đó liên quan đến những vấn đề mà Thụy Vi vừa mới nêu ra, để Thầy có thể chia sẻ với Quý thính giả đang lắng nghe đài Việt Nam Hải Ngoại không ạ ?

Thầy San: Trước tiên để trả lời câu hỏi vừa rồi của Thụy Vi, thì Thầy xin đưa ra một câu chuyện thực tế và đồng thời cũng liên hệ đến vấn đề luật di trú mà Thụy Vi vừa mới nói. Đề tài mà mọi người trẻ cũng như người cao niên về Việt Nam lập gia đình.

Những điều mà Thầy trình bày ở đây, hoàn toàn không có tính cách làm bài học giáo dục người ta, là nên hay không nên về Việt Nam lập gia đình, nhưng mà Thầy chỉ muốn thuật lại những dữ kiện có thật, cho mọi người cùng tìm hiểu  để tự mình quyết định lấy, và tự mình suy luận lấy xem mình có nên hay không nên có những hành động như trong câu hỏi trên đây của Thụy Vi và để trả lời câu hỏi này, Thầy xin kể lại một câu chuyện như sau:

Một trường hợp có một anh tên là Tùng, đi về VN lập gia đình và lập thủ tục bảo trợ cô Thu sang Hoa Kỳ theo diện Fiance, rồi sẽ lập hôn thú với cô ngay sau khi cô tới Hoa Kỳ. Ít lâu sau, cô này được qua diện fiance, cô này hơn anh tới 9,10 tuổi, nhưng vì cô này chưa bao giờ lập gia đình, nhà giàu có khá giả, cho nên cô ấy trông bề ngoài không có vẻ gì là nhiều tuổi hơn anh. Khi cô sang tới đây rồi, cô cảm thấy thực sự yêu anh, nhưng khổ một nỗi anh này trước kia đã có một đời vợ và vợ anh đã bỏ anh đi lập gia đình với một người Hoa Kỳ, cho nên trong thâm tâm anh cưới cô này chỉ vì lòng nhân đạo, là muốn giúp đỡ cô sang Hoa Kỳ theo ước vọng của Cha Mẹ cô, mà anh quen biết cô qua sự giới thiệu trung gian của người họ hàng với anh ở Việt Nam. Nhưng khi cô này sang tới đây rồi, thì cô lại cảm thấy thương yêu anh thật tình. Trong khi đó, trong long anh này vẫn còn ôm mối hận thù với người vợ cũ đã ly dị anh để bước sang thuyền khác. Nên sau khi anh đã lập giá thú với cô Thu và chính thức nạp đơn với sở Di Trú, để cho cô trở được thành thường trú nhân, được phép ở lại đây theo diện vợ chồng, nhưng tới ngày cô được sở Di Trú mời đến phỏng vấn, cô chỉ đi có một mình. Lý do, vì chồng cô ở với cô mới được khoảng 6 tháng, thì anh lặng lẽ bỏ nhà ra đi mà không có một lời nào từ biệt cô. Khi cô một mình đến trình diện sở Di Trú, vị giám khảo hỏi cô là tại sao chồng cô vắng mặt, không đến với cô hôm nay, vì trong thư đều mời cả hai vợ chồng đến phỏng vấn. Cô liền kể hết sự tình cho vị Giám Khảo nghe, là chồng cô đã tự ý bỏ nhà ra đi từ mấy tháng nay, mà không có một lời nào từ giã cô hết, nên cô cũng không biết hiện giờ chồng cô đang ở đâu.

Sau cùng, vị Giám Khảo cho cô biết nếu sự thật đúng như lời giải thích của cô, sau khi nội vụ được điều tra, thì chồng cô sẽ bị coi là người vô trách nhiệm và thiếu bổn phận làm chồng đối với vợ và căn cứ vào Luật Di Trú, cô sẽ được cấp phát Thẻ Thường Trú tạm thời 2 năm để được phép ở lại Hoa Kỳ làm việc. Sau 2 năm, nếu cô có hạnh kiềm tốt, làm việc đóng thuế đầy đủ, không vi phạm pháp luật Hoa Kỳ, thì cô sẽ được quyền đổi Thẻ Thường Trú 2 năm thành 10 năm thực thụ và cứ cách 10 năm lại có quyền đổi thẻ 10 năm khác, và sau 3 năm kể từ ngày được cấp Thẻ Thường Trú, cô có thể nạp đơn xin nhập tịch để trở thành công dân Hoa Kỳ.

Thời gian khoảng 1 năm sau, cô nhận được lá thư của chồng gửi về cho cô, yêu cầu cô hãy tha lỗi cho anh và sở dĩ mà anh lặng lẽ ra đi như vậy, vì hiện tại anh đang ở với một người con gái Mỹ trẻ đẹp, chỉ vì anh thù hận người vợ cũ đã nhẫn tâm bỏ anh ra đi lấy chồng khác, nên anh lấy người vợ Mỹ trẻ đẹp này, để trả xong mối hận thù với người vợ cũ của anh. Tuy nhiên anh cho cô biết là anh vẫn chưa làm giá thú với cô vợ Mỹ này, vì anh đã có hôn thú với cô và nếu làm giấy ly dị cô để làm hôn thú với cô Mỹ này, thì cô sẽ bị trục xuất trở về Việt Nam và nếu làm như thế thì anh cảm thấy anh là kẻ bất nhân bất nghĩa với cô. Do đó, anh sẽ chờ đợi cô có Thẻ Thường Trú và 2 năm sau ngày cô có Thẻ Thường Trú, lúc đó anh sẽ làm giấy ly dị cô và một lần nữa xin cô hãy tha thứ cho sự bỏ cô ra đi  không một lời từ biệt của anh.

Thật ra thì cô Thu này thương yêu anh Tùng hết lòng như đã nói ở trên, mặc dàu cô lớn tuổi hơn anh nhiều, nhưng nét mặt tươi trẻ và thân hình đều đặn của cô, trông cô tươi trẻ hơn anh rất nhiều, vì anh vừa làm việc lao động chân tay lại vừa đi học ban đêm, để cố lấy mảnh bằng kỹ sư điện tử, cho nên mặt mũi bề ngoài anh trông già nua hơn tuổi thật của anh đến 10 tuổi.

Tóm lại, Luật Di Trú Hoa Kỳ căn cứ vào nhiều yếu tố chính trị, nào là yếu tố tôn giáo, nhất là yếu tố nhân đạo, vì thế luật di trú Hoa Kỳ rất phức tạp, nhưng nó được áp dụng công bằng cho tất cả mọi người. Vì thế mà cô này mới được ở lại Hoa Kỳ.

Thụy Vi: Trong trường hợp này thì Thụy Vi thấy Pháp luật của Hoa Kỳ rất là nhân đạo, vì cô Thu mới ở với anh Tùng có khoảng 6 tháng mà anh đẵ bỏ cô ra đi, nhưng mà cô Thu vẫn được cấp thẻ xanh tạm thời, chắc là cô Thu cũng rất vui mừng vì được ở lại Mỹ phải không thầy ?

Thầy San: Thực ra, cô ấy cho Thầy biết cô ấy không cảm thấy vui mừng, vì cô ấy là người có trình độ văn hóa đại học, lại thuộc gia đình khá giả ở Việt Nam và nếu cô ấy bị trả về VN, thì không thành vấn đề đối với cô ta, nhưng chỉ vì lòng cô vẫn còn thiết ta thương yêu ông chồng trẻ tuồi này, nên cô cảm thấy phiền muộn đau khổ, lúc nào cô cũng buồn rầu, mặc dàu cô đã được quyền ở lại Mỹ và cô vẫn sống độc thân để hy vọng sự quay trở về của người chồng trẻ tuổi này.

Thụy Vi: Dạ vâng, nói về việc các ông về VN cưới vợ, thì hầu hết các ông cưới các bà vợ thật đẹp nè, trẻ nè, xong rồi đem về đến Mỹ giữ trong nhà không cho đi đâu hết, thậm chí còn ghen bóng ghen gió rồi đánh đập các bà, vậy Thầy có biết câu chuyện nào thực sự xảy ra và pháp luật có những luật pháp nào để bảo vệ những người đàn bà như vậy không ạ ?

Thầy San : Có, đây là 1 trường hợp thứ 2, khác biệt hẳn với trường hợp thứ nhất vừa kể trên. Cô này là một người rất trẻ tuổi, kém anh này tới mười mấy tuổi, khi anh này về VN lấy cô, cô này có sắc lại là người có ăn học nữa, mà khi anh về thì anh không bảo trợ fiance như trường hợp thứ nhất kể trên, mà anh làm giá thú với cô này ngay tại Việt Nam. Sau khi anh trở lại Hoa Kỳ, anh đã lập thủ tục bảo trợ cô với Sở Di Trú. Qua vài tháng sau, vợ anh ở VN được gọi đi phỏng vấn và được chấp thuận sang Hoa Kỳ và vài tháng sau sang tới đây, vợ anh nhận được thẻ xanh, chứ không cần phải đi phỏng vấn bên Hoa Kỳ nữa, vì cô đã là người vợ chính thức của anh rồi.

Nhưng khổ nỗi một điều là anh chồng này lớn hơn vợ mình gần hai chục tuổi, nên anh có nhiều mặc cảm là mình già nua, đáng tuổi chú bác của vợ mình, thành ra vợ anh sang tớ đây đã 7 tháng trời, anh nhốt cô ở nhà như một tù nhân tại gia, không cho cô đi đâu hết, không cho giao thiệp với ai hết, nếu cần phải đi đâu, thì anh lái xe chở vợ đi, ấy thế mà đôi khi anh còn ghen bóng ghen gió với vợ, chỉ vì vợ mình trẻ đẹp, sợ người khác dụ dỗ vợ mình bỏ anh ra đi lấy người ta, rồi đôi khi ghen quá mất khôn, có hành động vũ phu đối với vợ. Ngay chính những người thân trong gia đình anh biết được những hành động cư xử này của anh đối với vợ như thế, cũng tỏ ra bất mãn với anh. Cho nên người thân trong gia đình của anh, đợi lúc anh không có ở nhà, giải thích cho cô biết rằng ở bên Hoa Kỳ, không có cái trò dùng người vợ như một tên nô lệ trong nhà, nhất là làm nô lệ cho tình dục, nếu còn xẩy ra như vậy nữa, thì nên điện thoại cho 911, nhân viên công lực sẽ tới ngay để bảo vệ an ninh an toàn tính mạng của nạn nhân bị hành hung.  Do đó, lần thứ hai khi cô bị  người chồng hành hung, đe dọa giết cô, thì cô gọi 911 và chỉ độ 15 phút sau, cảnh sát đến tận nhà đưa cô đến nơi trú ẩn, không một ai biết cô đang ở đâu và cũng chỉ vài giờ sau, cảnh sát chờ sẵn ở cửa nhà cô, khi chồng cô vừa về tới cửa, là cảnh sát liền còng hai tay anh lại và dẫn anh lên xe cảnh sát, đưa anh về trại giam để chờ ngày ra tòa xét xử.

Trong phiên tòa xét xử tội trạng của anh và có nhân chứng chính là người thân trong gia dình anh, tòa án đã tuyên phạt anh 9 tháng tù ở và 2 năm tù treo. Thụy Vi nên biết rằng có cùng một tội phạm, nhưng án phạt ở tù lâu năm hay ít năm, còn tùy thuộc vào luật pháp của mỗi tiểu bang khác nhau, chứ không phải luật pháp của tiểu bang nào cũng giống nhau đâu, có tiểu bang tuyên án tử hình nhưng cũng có rất nhiều tiểu bang không có án tử hình, mà chỉ có án chung thân mà thôi.

Thành ra khi nói đến pháp luật ở Hoa Kỳ là nói đến một vấn đề hết sức phức tạp. Tóm lược lại câu chuyện của anh chàng này, thì đó là một bài học tiêu biểu cho lề lối xưa kia ở VN, mà người ta gọi là chồng chúa vợ tôi và anh chồng này tưởng rằng làm như thế sẽ không ai có quyền can thiệp vào chuyện nội bộ gia đình riêng tư của anh. Mặc dàu cô vợ này ở Mỹ mới được 7 tháng và cô đã ly dị chồng vì hành động vũ phu của chồng, nhưng cô vẫn được Sở Di Trú cho phép ở lại Mỹ là một thường trú nhân hợp pháp (Legal Alien), không bị trục xuất trả về Việt Nam, vì cô là nạn nhân của tình dục và còn là nạn nhân của người chồng có hành động bạo hành với vợ.

Thụy Vi: Dạ, cám ơn Thầy đã bỏ thời giờ quý báu để đến với quý thính giả ngày hôm nay, câu chuyện Thầy vừa kể, quả là bài học về luật pháp Hoa Kỳ mà cộng đồng chúng ta cần biết để tránh hay giúp đỡ cho những người đồng hương gặp trường hợp gặp hoàn cảnh khó khăn này. Hy vọng Thầy trở lại với chương trình để tiếp tục chia sẻ những sự hiểu biết quý giá này.

Thầy: Trước tiên là cám ơn Quý thính giả của đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, đã lắng nghe sự giải thích cũng như sự trình bày của Thầy đối với những câu hỏi của Thụy Vi nêu lên. Điều thứ hai là Thụy Vi có nói, là trong tương lai sẽ mời Thầy quay lại để đề cập đến vấn đề của những chuyện nan giải luật pháp, thì nếu không có gì trở ngại, Thầy luôn luôn sẵn sàng quay trở lại với Thụy Vi, nhưng mà không dám hứa chắc 100%,  vì hiện tại, mặc dù đã về hưu nhưng Thầy vẫn còn tình nguyện làm việc cho trại tù, trong trách nhiệm là một Tuyên Úy trại tù cho Tòa Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City, thành ra nhiều khi cũng không biết có thời gian hay không, chưa kể phải đi nhiều nơi để thuyết trình cho các giáo xứ hoặc là hội đoàn mời Thầy, nhưng mà tuy nhiên nếu có thì giờ, thì Thầy sẵn sàng để mà tiếp tục hợp tác với Thụy Vi trong chương trình này, để giải đáp những gì thắc mắc mà Thụy Vi thay mặt cho Quý Khán Thính Giả, cũng như thay mặt cho một số những anh chị em trẻ, để biết thêm những điều mà mình có thể tránh được, không bị liên lụy đến pháp luật, nhất là xứ này là xứ pháp trị, lấy pháp luật để trị dân, thì mình phải nên biết sơ qua về vấn đề pháp luật, mặc dàu mình có thể tham khảo miễn phí với một số luật sư hoặc khi phải ra hầu tòa, nếu không có tiền thuê mướn luật sư, thì mình vẫn có thể yêu cầu tòa chỉ định luật sư công đứng ra bào chữa cho mình. Nhưng mà cái gì cũng vậy, mình nên biết trước thì vẫn hay hơn. Các cụ ngày xưa có câu nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, nên biết trước để có thể đề phòng, vì có những hành động vô tình, hoàn toàn ngoài ý muốn của mình, nhưng trước pháp luật, mình vẫn bị lãnh án phạt tù vì tình ngay mà lý gian. Đó là Thầy xin tạm chấm dứt buối nói chuyện với Thụy Vi ở đây.

Thụy Vi: Cám ơn Thầy rất nhiều, hiện tại đã biết rằng Thầy đã về hưu, nhưng Thầy vẫn dành những thời gian quý báu để giúp cho cộng đồng, một lần nữa hy vọng Thầy sẽ trở lại chương trình trong 1 ngày gần đây.


** 2 **

Thụy Vi:  Thưa Thầy cộng đồng Việt Nam mình thì có rất nhiều người làm bậy, nhưng vô tình cũng không biết mình đang làm bậy. Cho nên đã vướng vào con đường tù tội.

Đây là một điều thật nguy hiểm và đáng tiếc đúng không Thầy? Thụy Vi cũng đã đọc qua cuốn tìm hiểu Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, do Thầy đã bỏ công ra viết, trong đó có nhiều tiểu đề tài với những câu chuyện có thật xảy ra, để làm thí dụ cho cộng đồng chúng ta biết.

Một số trường hợp đồng hương vì không am tường pháp luật nơi xứ người nên đã phải vào tù, và bây giờ Thụy Vi xin được phép hỏi, theo ý kiến riêng của Thầy, thì gia đình và cộng đồng có thể làm gì để giúp cho con em hay các gia đình Việt Nam có thể tránh, hoặc giảm bớt việc vào tù vì lý do mà Thụy Vi vừa mới nêu ra trên đây không ạ?

Thầy San: Vấn đề thứ nhất này là: Trong tôn giáo nói chung, Phật giáo cũng như là Công giáo, khi mà các vị lãnh đạo tinh thần thuyết giảng trong Chùa hay trong Nhà Thờ, thì nên lấy những tin tức viết trên báo chí, trên đài phát thanh hay trên đài truyền hình, đưa ra làm những ví dụ cụ thể để nói cho giáo dân biết những chuyện đó. Vì đó là những vấn đề cho các vị lãnh đạo tinh thần cần nên hướng dẫn quần chúng. Mặt khác những người trong gia đình, như là Cha Mẹ đối với con cái, cần phải làm gương cho con cái, nếu mà nói về vấn đề làm bậy, thì thường thường những đứa con ở tuổi dưới vị thành niên từ 13 cho đến 17, thường thì con cái bị ảnh hưởng nhiều nhất về cách đối xử của Cha Mẹ đối với con cái và cách đối xử giữa Cha Mẹ với nhau. Vậy Cha Mẹ là tấm gương trước tiên cho chúng noi theo. Vì trước tiên các em nhỏ được dạy dỗ trực tiếp từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội, chứ không phải từ ngoài xã hội vào trong gia đình.

Có nhiều người lầm tưởng là tại vì cộng đồng mình, không thông tin đầy đủ những tin tức mang tính cách giáo dục chung cho quần chúng hoặc thiếu sự hướng dẫn đối với giới trẻ về các vấn đề có liên quan tới pháp luật, nên ngày nay có những người làm bậy, kể cả người lớn tuổi cũng như những người trẻ tuổi mà không biết mình làm bậy, càng ngày càng tạo ra các tệ nạn xấu sa trong xã hội.

Tóm lại, Thầy nói một cách cụ thể là có những trẻ em nói rằng, Cha Mẹ em đi Chùa hay đi Nhà Thờ rất đều đặn, nhưng khi về tới nhà, bất đồng với nhau một điều gì thì cãi nhau như mổ bò. Bản chất của người Việt Nam thì rất là kín đáo đối với người ngoài, cho nên cách thức giao tế với người bên ngoài, luôn luôn được giữ phép lịch sự, để tỏ ra mình là một người đàng hoàng tử tế, nhưng khi về tới nhà, trước mặt con cái, có những trường hợp, họ không cần phải giữ phép lịch sự trước mặt con cái nữa, mà họ cư xử với nhau giống như là chó với mèo, dog and cat.

image
Phó Tế Nguyễn Mạnh San và Ô. Nguyễn Văn Cường tổ chức Thánh Lễ do LM. Nguyễn Ngọc Bảo chủ tế và bữa tiệc văn nghệ mừng xuân cho những cựu tù nhân gốc Á Châu và Phi Châu bị tạm giam bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ
Những trẻ em đó đã tâm sự với Thầy, là các em chứng kiến cảnh Cha Mẹ có đôi lúc cãi nhau như thế, làm các em sợ quá, vì các em tưởng như là Cha chúng nó sắp sửa giết nhau, nhưng thực ra chỉ là những cử chỉ tức giận với những lời nói đe dọa nhau, mà chúng nó đã nghe quen và nhìn thấy cảnh này nhiều lần rồi, thành ra vô tình Cha Mẹ đã có những lời nói, cử chỉ làm gương mù cho các con. Do đó, nếu vì lý do gì mà Cha Mẹ phải cãi lộn nhau, thì nên tránh cãi lộn nhau trước mặt con cái, cho dù con cái còn rất nhỏ tuổi, nhưng chúng nhìn thấy cảnh cãi lộn nhau như thế này, làm cho chúng sẽ nhập tâm và khi chúng lớn lên, chúng nhìn đời một cách bi quan (negative), như thế sẽ làm nguy hại đến cuộc sống tương lai tốt đẹp của chúng sau này.

Thì đấy là những vấn đề nan giải nói riêng cho cộng đồng người Việt Nam của mình trên đất Hoa Kỳ, Cha Mẹ luôn luôn nên là nhưng tấm gương sáng cho con cái noi theo trong gia đình. Còn nếu mà chờ đợi ở trường học hay ở ngoài xã hội, để có những bài học về công dân giáo dục như hồi còn ở Việt Nam trước năm 1975, thì không bao giờ có được hết, vì xứ Mỹ này họ chỉ biết tôn trọng quyền tự do dân chủ đối với mọi lứa tuổi, cho nên riêng đối với giới trẻ còn cắp sách đến trường, các em không bao giờ có thể học được những bài học luân lý công dân giáo dục, vì trường học không hề dạy môn học này, mà theo cá nhân Thầy nghĩ, duy nhất chỉ có thể học môn học này từ trong gia đình mà ra.

Thụy Vi: Dạ vâng, có một câu hỏi này tự nhiên Thụy Vi nghĩ tới, dạ xin phép hỏi Thầy là hồi đó đến giờ Thầy có bao giờ làm tuyên úy cho một người Việt Nam mang tội giết người hay không ạ ?

Thầy San: Có, Thụy Vi hỏi câu đó rất là hay. Có một vụ người Việt Nam giết người, là hai người kết nghĩa với nhau như là anh em, trong thời gian hai người còn ở trong cùng một trại tỵ nạn tại quốc ngoại, rồi khi sang tới Hoa Kỳ, chỉ vì vấn đề tiền bạc làm ăn chung với nhau, không thanh toán sằng phẳng với nhau, nên đã gây ra cuộc đổ máu, người em kết nghĩa đã lỡ tay cầm dao đâm chết người anh kết nghĩa với mình. Kể từ ngày đầu tiên khi người em này bị tống giam vào trại tù là hơn 10 năm và cho tới ngày anh bị hành quyết theo bản án tử hình, thì Thầy là người thăm nom anh thường xuyên và theo lời yêu cầu của anh, là muốn Thầy chứng kiến tận mắt những giây phút bị hành quyết cuối cùng của cuộc đời anh. Cũng nhờ hơn 10 năm liên tục thăm nom anh tù nhân người Việt này, mà cá nhân Thầy nhận thấy anh này nằm trong trường hợp có thể được coi là tình ngay mà lý gian, vì anh cho biết là anh cầm dao đâm chết người anh kết nghĩa này trong tư thế tự vệ, chứ hoàn toàn không có ý định giết người. Lẽ dĩ nhiên trường hợp tình ngay mà lý gian xẩy ra rất hiếm và theo Thầy nghĩ, đáng lý anh này chỉ nên bị buộc vào tội ngộ sát mới đúng, chứ bị buộc vào tội cố sát thì quá nặng, nhưng đứng trước trước pháp lý, hành động đâm chết người của anh bị coi là hành động cố sát, nên anh đã lãnh bản án tử hình.

Thật là một điều hết sức xui xẻo cho anh, vì ngay từ đầu sự việc xẩy ra, anh đã không có đủ khả năng tài chánh để thuê mướn một vị luật sư chuyên môn về án tử hình, để bênh vực cho anh trước tòa án, thành ra cuối cùng thời gian chỉ còn lại 1 năm nữa trước khi bản án tử hình được thi hành, thì lúc đó anh ta mới có một vị luật sư tình nguyện đứng ra bênh vực cho anh trước tòa và vị luật sư này chuyên môn về các vụ giết người, nhưng mà lúc đó thời gian đã quá trễ, không thể cứu vãn được tình thế, nên anh đã bị hành quyết theo y án tử hình. 24 giờ trước khi bị chích thuốc cho chết, một giới chức coi tù nhờ Thầy hỏi xem là anh thích ăn món gì cho bữa ăn cuối cùng của anh (Last Supper), để họ sẽ order nhà hàng mang đến cho anh ăn. Thầy liền đưa ý kiến với anh là anh nên chọn món phở là món anh ưa thích nhất, như anh đã từng nói với Thầy câu đó. Vốn sẵn mang trong giòng máu hài hước, anh trả lời ngay với tôi là: Thầy nói rất đúng, con bị ở tù trên mười mấy năm nay như Thầy biết và con rất thèm ăn phở, nhưng con chẳng bao giờ có phở để ăn ở trong tù, nên bây giờ trước khi vĩnh viễn lìa đời, con mới được quyền chọn món ăn, nếu con chọn món phở, thì con chỉ được ăn có một món phở mà thôi, nhưng nếu con chọn ăn cơm Tầu (Chinese meal), thì trong đó có nhiều món ăn, con có thể chọn ăn bốn năm món khác nhau. Vậy dại gì con không chọn ăn cơm Tầu, phải không Thầy? Đằng nào cũng phải chết, mà ăn một món phở thì uổng quá, nên phải ăn nhiều món cho đã cái miệng, trước khi con về chầu Chúa và con tin Ngài sẽ tha tội cho con, vì Ngài biết con không chủ ý giết người, mà đây chỉ là hành động tự vệ của con, vô tình làm chết người. Thoạt đầu nghe anh nói như vậy, với giọng nói cay đắng mỉa mai của anh, làm Thầy cứ tưởng rằng anh nói chuyện khôi hài với Thầy, nhưng liền sau đó, anh nghiêm giọng, yêu cầu Thầy hãy order cho anh ta ăn cơm Tầu và Thầy đã làm theo lời yêu cầu này của anh. Trước giờ phút anh được trích thuốc để từ biệt cõi đời phù du này, anh đã yêu cầu sự có mặt ở bên cạnh anh là Linh Mục Phùng Chí và Thầy.

Thụy Vi: Dạ, câu chuyện Thầy mới vừa kể thì nghe có vẻ hài hước, nhưng thật ra rất thương tâm và đáng buồn phải không Thầy?

Thầy: Đúng thế! Một điều Thụy Vi nên biết nữa, anh này là người tử tội Việt Nam thứ hai bị hành quyết ở tiểu bang Oklahoma, còn anh tử tội thứ nhất thì Thầy không nhớ tên, cũng ở cùng một tiểu bang này. Nhưng mà anh đó thì không thuộc thẩm quyền của Thầy, còn anh thứ hai này thuộc thẩm quyền của Thầy. Như trên Thầy đã nói, muốn giải quyết một vấn đề gì cũng vậy, cần phải có nhiều thời gian để suy tính, như Thụy Vi biết, kiếm một luật sư chuyên môn, có kinh nghiệm về những vụ án tử hình, thì không phải là chuyện dễ đâu, nghĩa là tiền nào của đó, mình phải có tiền nhiều, thì mình mới có thể thuê mướn một luật sư chuyên môn về các vụ án đại hình (Felony) để bênh vực và bào chữa cho thân chủ trước tòa. Nhất là khi ra tòa để bào chữa cho tội trạng giết người như vậy, thì phải có sự hợp tác của những vị bác sĩ chuyên khoa về môn pháp lý tâm thần, để khám nghiệm cho tội nhân và chỉ khoảng một tuần lễ trước ngày bị hành quyết, anh tử tội này cũng được khám nghiệm bởi một vị bác sĩ Việt Nam chuyên biệt về pháp lý tâm thần (forensic doctor) ở California, đó là bác sĩ Lê Đình Phước. Nhưng rất tiếc ông bác sĩ này được luật sư của tội nhân mời đến khám nghiệm cho đương sự quá trễ, nên không còn đủ ngày giờ để hoàn tất các thủ tục chứng nghiệm về pháp lý tâm thần trước tòa, để may ra có thể cứu vãn được mạng sống của đương sự. Ông bác sĩ này cũng là người sẵn lòng giúp đỡ cho đương sự và ông cũng từng là Mục Sư  khi còn ở Việt Nam. Qua tình bằng hữu thân thiết trong nhiều năm qua với vị bác sĩ này, Thầy được nhiều người trong giới luật sư Hoa Kỳ cho Thầy biết, bác sĩ pháp lý tâm thần Lê Đình Phước, người Mỹ gọi ông là Doctor Lee, là một bác sĩ người Việt đầu tiên chuyên biệt về ngành pháp lý tâm thần tại Hoa Kỳ và ông cũng thường xuyên tình nguyện đi thăm các tù nhân như Thầy.

Thụy Vi : Vâng, nói chung thì ở đâu cũng vậy, nếu mình biết đường mình chạy hoặc mình có thế lực một chút thì nó cũng đỡ hơn . Nhưng tốt hơn hết, mình nên tránh để khỏi đi vào con đường tù tội, thì vẫn là điều tốt nhất phải không Thầy?

Dạ thưa Thầy, theo Thụy Vi nghĩ thì dù sao những người tù nhân được giam ở  những trại tù của Mỹ vẫn may mắn, vẫn có phước hơn là những tù nhân ở các trại giam bên Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, Thầy nghĩ như thế nào ?

Thầy San  : Chắc chắn rồi ! Bởi vì bên này chính quyền tôn trọng quyền tự do và nhân phẩm của con người. Như Thầy vừa nói, là những vụ án gọi là tình ngay mà lý gian xẩy ra ít, không đáng kể,  vì không có một ai được coi là người toàn thiện (perfect) trên thế gian này, nhưng vấn đề đối xử tình người với người, tôn trọng  quyền tự do cá nhân và nhân phẩm của con người, thì riêng Thầy nhận thấy Hoa Kỳ là một quốc gia đứng số 1 về vấn đề đối xử nhân đạo đối với tất cả các tù nhân. Thầy không thấy có một quốc gia nào trên thế giới, lại có một hệ thống (System) đối xử nhân đạo đối với tù nhân như nước Hoa Kỳ này.

Thụy Vi: Dạ vâng, dù sao cũng đối xử giống như một con người cho một con người phải không Thầy?

Thầy San: Đúng, Hoa Kỳ rất tôn trọng điều đó.

Thụy Vi: Thụy Vi cũng đã đọc và tìm hiểu qua cuốn sách về Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, do Thầy đã bỏ công lao ra viết, trong đó có nhiều tiểu đề tài, với những câu chuyện có thực xảy ra, để làm ví dụ cho cộng đồng chúng ta biết một số trường hợp, vì không am tường pháp luật nơi xứ người, nên phải vào tù. Do đó Thụy Vi mong Thầy sẽ trở lại với chương trình Tuổi Thu Hồng Xuân, để tiếp tục nói về những vấn đề này trong mộ ngày rất gần đây. Và một lần nữa, Thụy Vi rất cám ơn Thầy đã bỏ thời gian quý báu, đã đến với chương trình Tuổi Thu Hồng Xuân trong ngày hôm nay.

Thầy San: Xin cám ơn Thụy Vi và cám ơn Quý Thính Giả đã nghe chúng tôi trình bày và nói chuyện về những tù nhân tại Hoa Kỳ nói chung và những tù nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng. Xin một lần chót cám ơn Quý thính giả của Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại.

Thụy Vi: Dạ Vâng, cảm ơn Thầy, xin phép chào Thầy ạ.

Thầy San: Xin chào Thụy Vi.

** 3 **

Thụy Vi: Dạ, thưa Thầy, thông thường khi nói đến những người tù nhân, thì người đời thường  không có thiện cảm đối với các can phạm, vì coi họ là những thành phần nguy hiểm cho xã hội, riêng đối với Thầy, là một người kinh nghiệm với các tù nhân, vậy theo ý kiến riêng của Thầy, thì Thầy thấy quan niệm này có đúng hay không ? Và các tù nhân thì thật sự đáng thương hay đáng ghét ?

Thầy San :  Thứ nhất là Thụy Vi hỏi câu đó rất là ý nghĩa và rất là sâu sắc. Hồi mà Thầy được chỉ định làm tuyên úy trại tù, thì trong thâm tâm Thầy đã có ý nghĩ giống như mọi người khác, coi tù nhân là những người cặn bã trong xã hội và còn là những người gây nguy hiểm cho người khác nữa. Thế nhưng, khi Thầy làm việc được vài ba năm, thì đúng như câu người Việt Nam thường nói : Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận, càng ngày càng đi sâu vào các công tác mục vụ tù nhân, Thầy mới nhận thấy những tù nhân, bất cứ phạm tội gì, từ tội tiểu hình lên đến tội đại hình, đều do những nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau, dẫn đưa người ta đến chỗ phạm tội, nhất là có những người làm bậy mà họ không biết là họ làm bậy, nhưng đến khi biết được là mình làm bậy, trong lòng cảm thấy hối hận thì đã quá muộn màng; còn nếu họ biết họ làm bậy, mà họ vẫn cứ làm bậy, thì những thành phần như vậy, là họ đã sẵn sàng chấp nhận mọi hình phạt của chánh quyền nếu họ bị bắt.  

Ngoài ra các tội phạm như cướp của, hiếp dâm, giết người vì thù oán, vì ghen tương v.v. mà Thầy được các tù nhân tâm sự cho Thầy nghe những nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ phạm tội, vào mỗi lần Thầy đến thăm nom an ủi họ trong các trại tù. Mục đích họ tâm sự với Thầy không phải là để mong đợi Thầy giúp đỡ họ được ra khỏi tù sớm hơn đâu, mà họ chỉ muốn có người mà họ tin cậy như Thầy là một tuyên úy, để họ có thể dốc bầu tâm sự về những hành động sai quấy mà họ đã làm, giúp họ vơi đi một phần nào niềm ân hận trong lòng. Nhờ đó mà Thầy mới biết rằng hầu hết 80% những tù nhân phạm tội đại hình (felony), như tội giết người lãnh án tử hình, thì hầu hết 80% những người đó ở trong thành phần bị gia đình bỏ rơi hoặc từ hồi bé đã không được Cha Mẹ nuôi dưỡng, săn sóc đàng hoàng hoặc chơi với bạn bè xấu, rồi bị ảnh hưởng, một khi đã bị ảnh hưởng xấu như vậy, thì thường thường là bị nghiện xì ke ma túy, nên rất dễ dàng phạm những tội cướp của giết người, để có tiền mua thuốc hút và một khi đã bị rơi vào tình trạng nghiệm ngập rồi, thì đâu còn biết phân biệt hành động nào là phải trái nữa. Như vậy, nếu bị bắt giam vào tù, thì nơi đây vẫn nuôi mình 3 bữa ăn mỗi ngày, mùa đông cũng có máy sưởi, mùa hè có máy lạnh, sung sướng hơn là những người homeless phải ngủ ngoài màn trời chiếu đất, nhưng đến khi họ bị giam vào trong trại tù rồi, thì họ mới thấy sự tự do mới là điều đáng quý nhất trên đời. Thành ra tù nhân được sống đầy đủ về vật chất, nhưng mà tinh thần họ vẫn thấy thiếu thốn và khi họ nhận biết ra như vậy,  thì đã quá muộn màng. Như trên Thày đã nói 80% tù nhân bắt nguồn từ hồi còn bé, rồi cho đến khi trưởng thành là những nạn nhân bị gia đình bỏ rơi, hoàn toàn thiếu sự săn sóc đầy đủ của Cha Mẹ, vì có những người Cha của tù nhân, lấy tới ba bốn đời vợ, còn người Mẹ cũng lấy tới ba bốn đời chồng, thì làm sao có thể giáo dục con cái thành người tốt lành được. Vì thế ở Hoa Kỳ, có những đạo luật bảo vệ trẻ con dưới tuổi vị thành niên, Cha Mẹ không được quyến lạm dụng con cái còn nhỏ tuổi để trở thành những kẻ nô lệ cho mình,  không được đánh đập chúng, giam cầm chúng khi chúng nó phạm lỗi lầm dù nhẹ hay nặng. Chính vì khi còn nhỏ con cái không được Cha Mẹ dạy dỗ đúng cách hoặc bị Cha Mẹ bỏ rơi, để cho con cái tự ý muốn làm gì thì làm, khi lớn lên, chúng nó sẽ trở thành những đứa trẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp, vì không được học hành đến nơi đến chốn, chúng sẽ dễ dàng trở thành những kẻ tội phạm trong xã hội. Đó là một số nguyên nhân căn bản gây ra tội phạm, mà Thầy giải thích một cách tổng quát cho Thụy Vi nghe như vậy.

Thụy Vi : Dạ vâng. Hồi nãy Thụy Vi có nghe Thầy nói có hai thành phần chính, một thành phần làm bậy nhưng không biết mình làm bậy, còn một thành phần biết mình làm bậy nhưng mà vẫn làm bậy. Vậy thì Thầy có thể đưa ra một thí dụ cho mỗi trường hợp, nó rõ ràng hơn để quý thính giả có thể hiểu rõ hơn không ạ ?

Thầy San: Vâng, thành phần thứ nhất làm bậy, nhưng không biết mình làm bậy, là tại vì bị nghiện ngập xì ke ma túy rất nặng. Thành phần thứ hai biết mình làm bậy nhưng mà vẫn làm bậy, là tại vì khi thi hành xong án tù, được thả về nhà, nhưng khi đi xin việc làm không ai thuê mướn, nên ngựa quen đường cũ, đành phải quay trở về nghề đi ăn trộm ăn cướp, nếu cần phải giết người cũng giết để có tiền nuôi thân, thành phần thứ hai này rất muốn hoàn lương, để trở thành người tử tế, nhưng họ đã không có cơ hội nào để hoàn lương vì lý do vừa được nêu trên đây. Còn thành phần thứ nhất rất khó có thể hoàn lương, để trở thành những người tử tế, vì chất xì ke ma túy đã ngấm vào trong máu của họ rồi, họ dễ dàng phạm tội để miễn sao có tiền mua thuốc hút, nên trong thành phần này, rất ít người có thể hoàn lương. Nói tóm lại, nếu Thụy Vi muốn Thầy kể cho Thụy Vi nghe một câu chuyện khác về tù nhân, thì Thầy sẵn sàng kể tiếp cho Thụy vi nghe.

Thụy Vi: Dạ vâng, Thầy làm trong tù trên 10 năm rồi, thì Thầy đã nghe thấy rất nhiều chuyện thương tâm, những chuyện mà thật sự đáng tiếc xảy ra, những chuyện đó đều có thật hết. Thì Thầy có thể cho một vài ví dụ đối với Thầy, thì Thầy thấy rất đáng thương, đáng tội nghiệp ạ !

image
Ông Chánh Án Ralph G. Thompson chủ tọa Buổi Lễ Tuyên Thệ Nhập Tịch và Phó Tế Nguyễn Mạnh San, Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City, OKlahoma.

Thầy San: À vâng, trước khi trả lời câu hỏi của Thụy Vi, Thầy xin minh xác lại là vừa rồi Thụy Vi nói Thầy làm trên 10 năm trong trại tù, nhưng thực ra là Thầy làm trên 18 năm liên tục cho tới bây giờ vẫn còn làm trại tù. Thầy so sánh (Compare) những tù nhân Á Châu nói chung và người Hoa Kỳ nói riêng, thì tù nhân Á Châu trong đó gồm có Việt Nam, Tàu, Mễ Tây Cơ v.v…thì đây là lúc những người thân trong gia đình của các tù nhân, như Cha Mẹ, con cái, anh chị em cảm thấy thương xót người thân của họ bị ở tù nhiều nhất và họ chỉ được phép thăm tù nhân của họ mỗi tuần một lần, nhưng nếu được phép thăm hai hay ba bốn lần mỗi tuần, thì họ cũng vào thăm, tại vì họ nói rằng cho dù vợ, chồng hay con cái của họ làm bậy, hoặc là ông hay bà của họ làm bậy, nhưng trong giờ phút này họ cảm thấy thương xót cho người thân của họ bị tù tội. Ngược lại cách đối xử của người Hoa Kỳ đối với thân nhân của họ bị ở tù, thì lại khác hẳn với người Á Châu nói chung, tuy nhiên vẫn có một số rất ít người Hoa Kỳ, cách đối xử của họ cũng giống người Á Châu như Thầy vừa mới nói trên đây, còn thường ra, ngay cả những người thân yêu trong gia đình như là con cái, vợ hay chồng, Cha Mẹ v.v…nếu bị bắt vào trại tạm giam đề chờ ngày tòa xét xử, thì những người thân ở bên ngoài, có khi cả 1 tháng mới tới thăm tội nhân 1 lần, nhiều người không phải vì lý do bận rộn mà không đến thăm nom tội nhân, hay vì ngăn trở công ăn việc làm, không thể đến thăm tội nhân thân thương của mình được, mà họ giải thích lý do bằng ngôn từ tiếng Mỹ: What you did wrong, you deserve for what you did, có nghĩa là: Anh đã làm điều sai lầm, thì anh xứng đáng phải nhận lãnh hậu quả của việc anh đã làm. Hoặc nói một cách vắn tắt: Cho đáng đời. Vì người Mỹ quan niệm rằng người nào gây ra tội thì người ấy phải chịu tội, bất kể người đó là người thân trong gia đình.

Thầy xin kể lại một vụ mới xẩy ra làm điển hình cho sự khác biệt giữa người Á Châu với người Hoa Kỳ, như vừa mới giải thích trên đây. Có một anh chồng Mỹ bị bắt vào trại tạm giam, để chờ ngày ra tòa xét xử về tội đánh vợ, nhưng không gây thương tích nặng cho vợ. Mặc dầu người vợ có khả năng tài chánh để có thể đóng tiền thế chân (Bail bond) cho chồng được tại ngoại về nhà chờ ngày ra tòa xử, nhưng người vợ không chịu đóng tiền thế chân cho chồng được tại ngoại, nại lý do là để chồng nằm trong tù một thời gian, có thì giờ nhàn rỗi để cho chồng mình suy xét lại hành động vũ phu của anh đối với vợ và hy vọng anh sẽ lấy đó làm một bài học hối cải. Anh chồng này ở trong tù đã gần 3 tháng, thì cảm thấy nhớ vợ con và nhờ Thầy liên lạc để yêu cầu người vợ hãy đưa con vào cho chồng thấy mặt vợ con. Nhưng mà người vợ từ chối, nói lý do là nếu đưa con vào thăm Bố trong trại giam như vậy, thì không tốt cho đứa con mới 6 tuổi, vì nó sẽ nhìn thấy Bố nó mặc áo tù và nó sẽ thắc mắc tại sao Bố nó lại bị ở tù, và tại sao Mẹ nó lại nói dối với nó là Bố đi công tác xa chưa về. Chính vì thế mà người vợ từ chối không chịu đưa con vào thăm Bố nó trong trại giam, đồng thời người vợ cũng cả tháng mới vào thăm chồng một lần và nại lý do là bận rộn phải săn sóc con, nên không có thì giờ rảnh rỗi để vào thăm chồng thường xuyên. Đọc tới đây chúng ta nhận thấy nền văn hóa Á Châu nói chung, khác biệt với nền văn hóa Hoa Kỳ nói riêng. Chẳng hạn người Á Châu, luôn luôn thương yêu tất cả những người thân thương của mình, khi bị ở tù cho dù phạm tội nhẹ hay phạm tội nặng, họ đều đến thăm tội nhân nhiều lần nếu có thể. Còn người Hoa Kỳ thì họ chỉ thăm tượng trưng, vì họ muốn cho những người thân của họ đã làm những chuyện tầm bậy, thì phải đền tội trước pháp luật.

Thực ra mỗi nền văn hóa của mỗi quốc gia đều có cái hay cái dở của quốc gia đó. Tuy nhiên người ta nhận thấy đa số người dân thuộc các quốc gia Á Châu, thì bản chất của họ chứa đựng nhiều tình cảm hơn những người dân Âu Châu và Mỹ Châu. Sau hơn 18 năm liên tục được phục vụ các tù nhân thuộc nhiều sắc tộc trên thế giới, Thầy nhận thấy có một điều khá đặc biệt, là tù nhân người Mỹ nói riêng, trước khi họ bị ở tù, họ dữ dằn một, nhưng đến khi bị vào tù, họ lại dữ dằn gấp đôi, vì họ tức giận là mất sự tự do đi lại, như con sư tử bị nhốt trong chuồng. Trái lại những người tù Á Châu nói chung, ở ngoài thuộc thành phần băng đảng hoặc thuộc thành phần du đãng dữ dằn, nhưng khi vào tù, thì họ lại rất hiền lành, ngoan ngoãn như con cừu non, không có những hành động chống đối hay chửi bới những nhân viên trong trại tù. Thành ra những nhân viên làm việc trong trại tù rất thích săn sóc cho những tù nhân Á Châu. Thầy được biết tại sao tù nhân Á Châu ở ngoài dữ dằn bao nhiêu nhưng đến khi vào tù lại hiền lành bấy nhiêu, vì họ nghĩ rằng nếu mình ở trong tù tỏ ra ngoan ngoãn, hiền lành, thì mình sẽ được chóng ra khỏi tù, còn tù nhân Mỹ không nghĩ như vậy, mặc dầu biết mình có tội nên bị ở tù, nhưng vì mất sự tự do, không được đi đứng như ý muốn, thành ra đôi khi có thái độ hung hăng, bực tức, chửi bới những nhân viên làm việc trong trại tù.

Thụy Vi: Theo như Thầy vừa mới cho biết, thì hầu hết những người Á Châu khi vào trong tù thường rất hiền lành, rất là ngoan ngoãn, tuân theo các lề luật. Vậy thì Thầy có thấy nhiều người Á Châu được ân xá ra khỏi tù trước khi mãn nhiệm kỳ thời gian ở tù của mình không Thầy ?

Thầy San: Vâng, khi mà đã lãnh bản án vào tù rồi, thì đương nhiên thời gian ở trong tù, sẽ được các người coi tù chấm điểm hạnh kiểm của mỗi tù nhân. Nếu 1 ngày ở tù có hạnh kiểm tốt, thì sẽ được cộng thêm 1 ngày nữa thành 2 ngày. Điều này chỉ được áp dụng trong các trại tù của tiểu bang thôi, trại tù liên bang không áp dụng điều này. Cũng cần nên biết là cứ hàng năm tại mỗi tiểu bang, đều có những vụ ân xá, hay đại xá do Hội Đồng Cứu Xét Ân Xá đề nghị lên vị Thống Đốc của tiểu bang để được chấp thuận và vị Thống Đốc sẽ ký sắc lệnh ban hành ân xá hay đại xá cho những tù nhân có hạnh kiểm tốt, chứ không phải là do Tổng Thống ký sắc lệnh. Chính vì thế có những tù nhân nào có hạnh kiểm tốt, có tên trong danh sách ân xá, tạm thời được đưa đến những ngôi nhà tại ngoại của chính quyền, gọi la Half Way House, có người cung cấp phương tiện di chuyển cho tù nhân đi làm việc ban ngày và buổi chiều làm việc xong, lại được đưa trở về căn nhà tạm thời tại ngoại này, trước khi được phép chính thức thả về nhà riêng của mình, để sống cuộc đời bình thường như khi xưa.Tóm lại, đa số những tù nhân Á Châu nào có hạnh kiểm tốt, thường có tên nằm trong danh sách được đề nghị lên Thống Đốc, để được cứu xét cho hưởng đặc ân xin ân xá hay đại xá mỗi năm một lần.

Thụy Vi: Thưa Thầy, thường thì theo Thầy thấy tội nào hay xảy ra nhiều nhất cho những can phạm người Việt Nam và nguyên nhân tại sao ?

Thầy San: À ! Đúng rồi, bây giờ bước sang riêng vấn đề tù nhân Việt Nam, tội phạm mà hồi xưa cách đây độ khoảng 20 năm, do tụi băng đảng đi cướp của giết người tại những thành phố có đông dân cư người Việt sinh sống, gồm những thanh thiếu niên trẻ tuổi từ 16 cho đến 21tuổi, thanh toán nhau vì ghen tức, ăn chia không đều và đa số anh em trong băng đảng đều bị nghiện ngập cần sa ma túy, đi trộm cướp, giết người lấy tiền, lấy súng bắn cả nhân viên công lực v.v...Đấy là những tội phạm cách đây 20 năm. Nhưng mà bây giờ, những loại tội đó gần như chỉ còn sót lại 1 phần 10 hay là 2 phần10 ở những thành phố đông dân cư người Việt Nam mà thôi, còn ngoài ra bây giờ thì đa số nói riêng ở Oklahoma, thì những tội do người Việt Nam hay phạm nhiều nhất và nói một cách tế nhị là tội làm giầu mau, trong tội làm giầu mau này gồm đủ mọi thành phần: lớn tuổi cũng có, trung tuổi cũng có, mà trẻ tuổi cũng có, đó là tội bán thuốc lúc lắc, còn gọi là thuốc kích thích tình dục (Estercy) hoặc bán cần sa ma túy. Bán những loại này kiếm được nhiều tiền vì có nhiều người mua. Thế còn loại tội thứ hai thuộc thành phần trung tuổi cho đến cao niên, thường phạm vào tội bạo hành trong gia đình (Domestic Violence), như là đánh vợ đánh con. Giới trẻ tuổi ít phạm loại tội này vì họ được giáo dục ở Mỹ hoặc sinh ra tại Mỹ, nên họ hiểu biết pháp luật Hoa Kỳ và dễ dàng hội nhập vào đời sống văn hóa của người Mỹ, cho nên vấn đề đánh vợ đánh con ít thấy xẩy ra trong giới trẻ này; trái lại cỡ trung tuổi trở lên, những thành phần này quen với đời sống từ Việt Nam, vẫn còn muốn duy trì lối sống chồng chúa vợ tôi từ hồi còn ở quê nhà, thành ra đôi khi trong cơn tức giận, đánh vợ đánh con và bị hàng xóm trông thấy, báo cho cảnh sát đến can thiệp hoặc người thân trong nhà gọi 911 xin được cấp cứu. Sau đây Thầy xin kể lại cho Thụy Vi nghe một trường hợp xảy ra, có một ông chồng bị bắt giam vì phạm tội đánh vợ, nhưng mà ông ấy nhất định cãi lại là ông không hề đánh vợ, mà ông chỉ có tát vợ thôi, có gây ra thương tích nào đâu? Còn nếu nói là ông đánh, thì phải cầm một vật gì để đánh, chứ tát chỉ vì trong một giây phút tức giận, lấy tay tát vào má, hành động này xẩy ra thường xuyên trong gia đình ở Việt Nam. Đây là những lời tự bào chữa của ông nói với Công Tống Viên (District Attorney) và vị luật sư Công Tố Viên giải thích cho ông rằng: Đối với người Mỹ hành động tát vào má bằng tay hay hành động đánh người khác bằng một khí cụ, đều có ý nghĩa như nhau, nhất là tát trúng vào mắt có thể làm mù con mắt hay tát trúng vào giây thần kinh ở mang tai, có thể làm đứt mạch máu não, hơn thế nữa hành động chủ ý đụng mạnh vào bất cứ chỗ nào trên thân thể của người khác, dù không gây ra thương tích, cũng là trái với pháp luật Hoa Kỳ rồi, nhất là có hành động chủ ý đụng vào đàn bà con nít, thì tội còn nặng hơn nhiều, ngay cả dùng những lời đe dọa, chửi mắng vợ con, làm cho vợ con mất tinh thần, nếu có sự tố cáo với chính quyền, thì đương sự có thể bị truy tố trước pháp luật về tội lạm dụng vợ con (Child abuse and spouse abuse). Nếu phạm tội bạo hành trong gia đình, hăm dọa với khí cụ nguy hiểm đang cầm trong tay, như súng ống, dao kéo hay những vật dụng nhọn bén, đều có thể bị ngồi tù trong nhiều năm. Một số ít người Việt ở Oklahoma bị bắt giam về tội bạo hành trong gia đình, thường chỉ là những lời hăm dọa đòi giết vợ hay những hành động tát vợ hay đánh con và nếu là lần đầu thì chỉ lãnh án tù treo mà thôi.        

Thụy Vi: Dạ vâng, không riêng gì ở Oklahoma, Thầy ơi, có lẽ nhất là những người có tuổi chút xíu, thì quen thói chồng chúa vợ tôi và trong lúc tức giận, tát vợ mấy cái, thì chuyện đó cũng bình thường bên Việt Nam, chính quyền có biết cũng không làm gì, mà lối xóm cũng nghĩ là hành động đó có hơi dữ dằn một chút thôi, chắc cũng chẳng sao đâu. Nhưng mà qua tới đây thì nó trở thành một vấn đề trái với pháp luật Thầy hả?

Thầy San: Đúng thế ! Nhưng câu chuyện ông chồng tát vợ mà Thầy vừa mới kể lại cho Thụy Vi nghe ở trên đây, không phải vì hành động tát vợ mà bị bỏ vào tù đâu, mà do chính những lời nói của ông chồng, bảo đứa con dịch lại cho người cảnh sát hiểu, đây không phải lần đầu tiên tao tát Mẹ mày, mà tao tát Mẹ mày đã nhiều lần rồi. Người cảnh sát vừa nghe tới đây, liền còng hai tay ông này lại vì cho ông là người chồng rất nguy hiểm cho vợ ông trong tương lai. Nếu ông đừng nói những câu này ra cho cảnh sát nghe, mà ông chỉ cần nói là vợ chồng chúng tôi mới cãi lộn nhau, nhưng chúng tôi đã hòa giải với nhau rồi, thì chắc chắn 100% người cảnh sát sẽ tự động bỏ ra về. Ông chồng này có ngờ đâu mình nói sự thật, để chứng tỏ rằng ta đây là kẻ anh hung, không nể sợ ai hết, ai ngờ nói như thế, đúng là lạy ông tôi ở bụi này trước mặt nhân viên công lực, nên bị còng hai tay ngay tức khắc để vào nằm nghỉ mát một thời gian trong tù, chờ ngày ra nghe tòa xét xử về tội đánh vợ và cuối cùng ông đã lãnh bản án 2 năm tù treo và bị câu lưu mất 5 tuần lễ trong trại giam.

** 4 **

Thụy Vi: Dạ thưa chào Thầy Phó tế Nguyễn Mạnh San ạ !

Thầy San: Xin chào Thụy Vi và xin chào Khán Thính Giả của Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại tại Washington DC !

Thụy Vi: Dạ, thưa Thầy, được biết Thầy có kinh nghiệm 32 năm phục vụ tại tòa án Liên Bang Hoa Kỳ và từ năm 2003 đến nay, Thầy đã chính thức đảm trách chức vụ Tuyên úy trại tù, được quyền thăm viếng tất cả các trại tù liên bang trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Đây là một kinh nghiệm, rất quý và hiếm có cho 1 người Việt Nam tị nạn. Thưa Thầy, Thầy có thể cho Quý Thính Giả biết toàn thể nước Mỹ, có bao nhiêu Tuyên Úy trại tù được quyền thăm viếng tất cả các trại tù liên bang trên nước Mỹ nói chung, và nói riêng có bao nhiêu người Việt Nam được tuyển chọn làm Tuyên Úy trại tù giống như Thầy?

Thầy San: Vâng, để trả lời câu hỏi rằng có bao nhiêu Tuyên úy trại tù được quyền viếng thăm các trại tù liên bang trên nước Mỹ nói chung và nói riêng là có bao nhiêu người Việt Nam được tuyển chọn làm Tuyên Úy trại tù như Thầy, thì Thầy không có con số chính xác nào về vấn đề này. Tuy nhiên Thầy có thể cho Thụy Vi biết, là phỏng chừng mỗi một tiểu bang thường có ít nhất từ 3 cho đến 5 trại tù của tiểu bang, còn từ 1 cho đến 2 trại tù của liên bang. Và mỗi một trại tù của liên bang thì ít nhất phải có 1 vị Tuyên Úy chính thức và vị Tuyên Úy đó không nhất thiết phải là công giáo hay là tin lành, hay bất cứ đạo nào khác, mà tất cả các vị Tuyên Úy đó thì 99% đã được thụ phong Linh Mục, Mục Sư hay Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanet Deacon). Ví dụ: Vị mục sư Tin Lành thì phải được thụ phong chức mục sư bởi Hội Thánh Tin Lành thuộc giáo phái riêng của mình, còn về phía các linh mục, các phó tế như Thầy, cũng phải được thụ phong bởi Hội Thánh Công Giáo hoàn vũ, thì mới được tuyển chọn vào làm Tuyên Úy trại tù. Mỗi một trại tù như vậy thì có 1 Tuyên Úy chính thức và Tuyên Úy chính thức đó làm việc full time trong trại tù, được hưởng đầy đủ các quyền lợi cá nhân y như một nhân viên công thức ở ngoài đời, gồm có bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn thương tích, bảo hiểm tuổi thọ sau khi qua đời v.v.. và khi về hưu cũng lãnh tiền hưu trí của trại tù, cộng thêm với tiền an ninh xã hội hàng tháng như mọi công dân đã làm việc đủ 10 năm trở lên.

Thế thì, đấy là vấn đề khái quát về các trại tù liên bang cũng như là tiểu bang. Còn nếu hỏi rằng  có bao nhiêu vị Tuyên Úy Việt Nam được quyền thăm viếng trại tù liên bang và tiểu bang, thì như Thầy đã giải thích ở phần trên đây, là mỗi một tiểu bang đều có nhiều các vị Tuyên úy phục vụ trong các trại tù, nhưng mà nói riêng về phía Công Giáo, thì cứ nhà thờ nào ở gần trại tù đó, thì Linh Mục Chánh Xứ ở Nhà Thờ đó sẽ phải kiêm nhiệm vai trò như là một Tuyên Úy trại tù, nhưng mà không nhất thiết là phải giống như là những vị Tuyên Úy trại tù chuyên nghiệp. Hiện tại các trại tù liên bang trên đất Mỹ này, theo Thầy biết, thì chỉ có 2 người Việt Nam duy nhất được huấn luyện và tốt nghiệp làm Tuyên Úy trại tù liên bang, đó là linh mục Bùi Phong ở tiểu bang Louisiana và Thầy ở tiểu bang Oklahoma, hai người đều tốt nghiệp cùng Khóa Đào Tạo Tân Tuyên Úy Trại Tù Liên Bang và một khi đã là Tuyên Úy trại tù liên bang rồi, thì rất dễ dàng được phép đi thăm viếng các trại tù tiểu bang. Tuy nhiên nếu là Tuyên Úy trại tù tiểu bang, muốn đi thăm trại tù liên bang thì cũng dễ dàng, nhưng cần phải nạp đơn xin phép đặc biệt trước và đó là những dữ kiện để trả lời câu hỏi thứ nhất của Thụy Vi hỏi Thầy.

image
Phó Tế Nguyễn Mạnh San (hàng ghế đầu từ trái sang phải, ngồi hàng thứ tư) tốt nghiệp Khóa Huấn Luyện Tân Tuyên Úy cho các Trại Tù Liên Bang Hoa Kỳ tại tiểu bang Corolado ngày 18-09-1998

Thụy Vi: Như vậy,  theo như Thầy nói toàn thể nước Mỹ chỉ có 2 vị Tuyên Úy Việt Nam, được quyền tiếp xúc với tù nhân trong các trại tù tiểu bang cũng như các trại tù liên bang, thì điều này quả thật là một vinh hạnh cho cộng đồng người Việt chúng ta và đây cũng là một điều rất an ủi cho những can phạm Việt Nam, vì có được 2 vị Tuyên Úy có cùng ngôn ngữ, để họ có thể giải bày những niềm uẩn khúc khó khăn hoặc hối hận về những hành động vi phạm pháp luật của họ, thì quả là một điều quý báu phải không Thầy?

Thầy San: Đúng vậy, cũng cần phải giải thích thêm cho Thụy Vi biết rằng, tuy nhiên trong 2  vị Tuyên Úy là Cha Bùi Phong và Thầy, nhưng có sự khác biệt giữa Cha và Thầy, mặc dầu cả 2 người đều tốt nghiệp khóa đào tạo Tuyên Úy trại tù liên bang cùng chung một một khóa học, và được chính thức trở thành Tuyên Úy Trại Tù Liên Bang (Federal Prison Chaplains), nhưng Cha Bùi Phong làm việc full time trong trại tù và lãnh lương của chính phủ liên bang, được hưởng tất cả các quyền lợi (all benefits) như những công chức liên bang và ngài không còn liên hệ trực tiếp với Nhà Thờ hay Giáo Phận trước kia của Ngài, Ngài chỉ cử hành Thánh Lễ, giải tội cho những tù nhân và giúp đỡ tinh thần cho tù nhân. Trái lại, Thầy vẫn phải làm công việc tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, nhưng cũng được hưởng tất cả các quyền lợi của một công chức lien bang nhu Cha Bùi Phong. Còn Thầy nhận lãnh chức vụ Tuyên Úy trại tù liên bang và tiểu bang, là hoàn toàn tình nguyện, không lãnh lương và Thầy chỉ vào thăm tù nhân vào những ngày cuối tuần, Thứ Bẩy và Chủ Nhật, thay vì nếu muốn lãnh lương fulltime của trại tù, thì Thầy phải làm việc 8 tiếng mỗi ngày như Cha Bùi Phong đang làm.

Thụy Vi: Dạ vâng ! Còn như Thầy chỉ là 1 người tình nguyện, nhưng mà những thời gian tình nguyện của Thầy vào Thứ Bẩy và Chủ Nhật cũng khá nhiều đó Thầy !

Thầy San: Khá nhiều thì cũng đúng, thế nhưng mà Thầy nhận được nhiều niềm an ủi tinh thần từ các tù nhân rất quý mến Thầy. Do đó đã thúc đẩy Thầy hăng say trong các công tác mục vụ tù nhân, từ cấp liên bang xuống tới cấp tiểu bang, lien tục từ hơn 18 năm qua cho đến nay đã gần 19 năm rồi.

Thụy Vi: Dạ, chắc chắn thì nó phải có cái động lực nào đó, để Thầy có thể bỏ ra nhiều thời gian mà không thấy mệt mỏi và với những kinh nghiệm mục vụ tù nhân của Thầy, một chút nữa đây, Thụy Vi sẽ xin được phép đi sâu vào vấn đề này. Dạ thưa Thầy, hầu hết có lẽ là người Việt Nam chúng ta cũng không có rành, không có biết nhiều về cái hệ thống tổ chức trại giam của Hoa Kỳ nó như thế nào? Thầy đã có nhiều  kinh nghiệm trong vấn đề này, Thầy có thể cho Quý thính giả biết sơ qua khái niệm tổng quát về trại tù, đã được tổ chức như thế nào không ạ ?

Thầy San: Dạ vâng, thứ nhất là trại tù liên bang thì hơi khác với trại tù tiểu bang một chút, trại tù liên bang chỉ có từ cấp an ninh trung bình (Medium security) lên đến cấp an ninh tối đa (maximum security), còn tiểu bang có tới 3 cấp an ninh: Cấp an ninh tối thiểu (minimum security), cấp an ninh trung bình (medium security) và cấp an ninh tối đa (maximum security), cấp an ninh tối đa này là họ giam những người lãnh án chung thân và những người lãnh án tử hình. Nói tóm lại trong hệ thống tổ chức các trại tù có 3 cấp: Cấp an ninh tối thiểu, cấp an ninh trung bình và cấp an ninh tối đa và hầu hết  các tiểu bang đều có hệ thống tổ chức trại tù tương tự giống nhau. Thành phố nào cũng có trại tạm giam gọi là Jail, nhưng người Việt Nam vẫn quen gọi là trại tù (prison). Người Mỹ phân biệt trại tạm giam là nơi giam giữ những người chờ ngày ra tòa án xét xử, sau khi tòa tuyên án rồi, lúc đó tội nhân mới được giải giao đến trại tù, gọi là prison, theo thứ tự từng cấp an ninh như vừa nói trên đây. Vậy  nói tóm lại là những người mà bị bắt vào trong tù, đầu tiên thì bị nhốt trong các trại tạm giam của thành phố ((City jail), nếu can phạm có bằng chứng (Evidence) phạm tội, thì sẽ được chuyển đến trại tạm giam của quân hạt (County jail) để chờ đợi ngày ra tòa xét xử; còn nếu không có chứng cớ để buộc tội nghi can (Suspect), thì đương sự chỉ bị giam giữ lâu tối đa tới 3 ngày ở trong trại tạm giam thành phố, hoặc tại trạm tạm giam quận hạt, là phải trả lại sự do cho đương sự. Trong trường hợp trại tạm giam thành phố không còn chỗ trống, thì nghi can sẽ được giam giữ ở trại tạm giam quận hạt.

Thụy Vi: Dạ, vâng cám ơn Thầy đã cắt nghĩa rất là rõ ràng. Thông thường trong suốt thời gian pham nhân bị giam giữ ở trong trại tạm giam, thì khi nào các thân nhân có quyền vào thăm đương sự hoặc khi nào người luật sư riêng của phạm nhân có quyền được vào thăm đương sự? Và riêng đối với những vị Tuyên Úy trại tù cũng vào thăm phạm nhân, nhưng mà giữa sự thăm viếng của thân nhân, của luật sư và của Tuyên Úy có khác biệt nhau hay không? Nếu có, thì sẽ khác biệt nhau như thế nào hở Thầy?

Thầy San: Vâng, thứ nhất là thân nhân muốn vào thăm tù nhân ở trong trại tạm giam, thì thân nhân chỉ được trông  thấy mặt nhau qua cửa kính,  rồi hai bên nói chuyện với nhau qua ống điện thoại và chỉ được quyền nói chuyện với nhau 15 phút hoặc tối đa 30 phút, nhưng thông thường chỉ được phép nói chuyện 15 phút thôi, và mỗi tuần lễ thân nhân chỉ được phép thăm viếng tù nhân 1 lần. Còn nếu mà tù nhân bị giam ở trong các trại tù bình thường sau khi đã lãnh án tù ở rồi, thì thân nhân được quyền gặp trực tiếp giáp mặt nhau, nhưng mà đấy là những trại tù thuộc loại an ninh tối thiểu (Minimum security) hoặc an ninh trung bình (Medium security) thôi và được phép đem đồ ăn vào cho tù nhân, rồi có khi được phép ở cả ngày ngồi nói chuyện với nhau. Thế còn trại tù thuộc loại an ninh tối đa (Maximum security) thì thân nhân thăm viếng không được quyền gặp mặt tù nhân trực tiếp, mà chỉ trông thấy mặt nhau qua cửa kính hoặc trông thấy nhau trên màn ảnh truyền hình và vẫn nghe được tiếng nói chuyện của nhau, mà không cần phải cầm ống điện thoại. Còn luật sư muốn vào gặp tù nhân là thân chủ của mình vào ngày nào hay giờ nào cũng được, nhưng có 2 cách gặp tù nhân tùy theo ý muốn của luật sư : Một là họ không muốn gặp mặt tù nhân trực tiếp (face to face), thì họ vẫn có thể nói chuyện với thân chủ của họ qua cửa kính, còn nếu nhận thấy tội nhân không có gì nguy hiểm cho họ, thì họ vẫn có quyền gặp giáp mặt,  để họ nói chuyện trực tiếp với thân chủ của họ; thế còn các vị Tuyên Úy của trại tù thì cũng vậy, muốn gặp tù nhân lúc nào cũng được và gặp trực tiếp (face to face). Nhưng có một điều khác biệt, nếu mà ở trại tạm giam, thì vị Tuyên Úy chỉ được quyền gặp mặt từng tù nhân một, chứ không được gặp nhiều tù nhân cùng một lúc, nhưng mà nếu ở trong trại tù thuộc loại an ninh tối thiểu hay an ninh trung bình, thì vị Tuyên Úy có thể gặp nhiều nhiều tù nhân cùng một lúc, từ 1 chục, lên đến 2 hay 3 chục người, có khi hàng trăm người vào trong  một Nhà Nguyện (Chapel) của trại tù, để nói chuyện và giảng thuyết Kinh Thánh cho tù nhân nghe, tùy theo tôn giáo của các tù nhân và nếu họ là tín đồ Công Giáo, thì đôi khi có cử hành Thánh Lễ trong Nhà Nguyện, nhưng không nhất thiết đòi hỏi họ phải xưng tội trước đã mới được rước Mình Thánh Chúa (Holy Communion), mà trong tình trạng  bị tù tội như thế này, dù cho họ có phạm tội trọng đi chăng nữa, họ vẫn được phép rước Mình Thánh Chúa, rồi chờ khi nào có thời gian thuận tiện họ sẽ xưng tội sau. Đó là những sự khác biệt giữa những người thân nhân, luật sư và các vị Tuyên úy đến thăm viếng tù nhân, để trả lời câu hỏi trên đây của Thụy Vi.

Thụy Vi: Thưa Thầy, giống như Thầy nói hồi nãy là Tuyên Úy thì có đặc quyền có thể gặp một nhóm người, khoảng vài ba chục người cũng có thể được, nhưng mà thưa Thầy như vậy người ta không sợ khi mà gặp đông người như vậy, các tội nhân có thể làm loạn gây hỗn loạn trong trại tù thì sao?

Thầy San: Đúng như vậy, như Thầy đã nói lúc đầu, trại tù đã được phân chia ra làm 3 loại: Loại an ninh tối thiểu (Minimum security), an ninh trung bình (Medium security) và an ninh tối đa (Maximum security). Nếu muốn tập họp nhiều người cùng một lúc, thì chỉ được phép làm ở những trại tù loại an ninh tối thiểu và an ninh trung bình mà thôi, vì những tù nhân này được đánh giá là không thuộc hạng người chống đối hay không  gây nguy hại cho vấn đề an ninh trại tù. Trái lại không được phép tập trung tù nhân ở nhưng trại tù an ninh tối đa, đúng như Thụy Vi lo sợ là tù nhân có thể lợi dụng tình thế có đông người, rồi thừa cơ hội nổi loạn.

Thụy Vi: Dạ vâng, như vậy Thầy nói rất là rõ, hồi nãy Thụy Vi cũng đang lo Thầy gặp đông quá không biết có sao không ?

Thầy San: Đúng rồi, có thể tù nhân bắt mình làm con tin không chừng, thành ra tù nhân được phân chia ra làm 3 loại khác nhau, loại cấp an ninh tối thiểu, an ninh trung cấp, an ninh tối đa, để nhận định xem loại tù nhân nào ít nguy hiểm hơn, loại tù nhân nào nguy hiểm nhiều hơn và loại tù nhân nào nhiều nguy hiểm nhất, để khi hữu sự, những nhân viên giữ an ninh trong trại tù sẽ biết cách đối phó khi có cuộc nổi loạn xẩy ra.

Thụy Vi: Dạ thưa Thầy, một câu hỏi kế tiếp, xin hỏi Thầy là thành phần tội phạm qua kinh nghiệm giao tiếp của Thầy với tù nhân,  thì Thầy nhận biết hầu hết các tù nhân thuộc những thành phần nào trong xã hội? Ở lứa tuổi nào? Và tù nhân thuộc chủng tộc nào nhiều nhất?

Thầy San:  Để trả lời câu hỏi này của Thụy Vi, không nói riêng về tù nhân Việt Nam, nói chung tù nhân Mỹ cùng với tất cả các tù nhân của một số các quốc gia khác, thì thành phần tù nhân ở mọi lứa tuổi và gồm đủ loại tội phạm, nhưng mà riêng người Á Châu thì chúng ta nên biết tội phạm nào hay xảy ra nhất. Đa số những tội nhân ở tuổi trung bình là từ 60 trở xuống cho đến 40 tuổi, thì chiếm khoảng 30%,  còn từ dưới 40 xuống cho đến 18 tuổi thì chiếm khoảng 70%. Nên biết những thanh thiếu niên dưới 18 tuổi phạm tội, thì được giam giữ riêng biệt nơi khác, gọi là trại giam thanh thiếu niên (Juvenile Detention Center), chứ không bị giam chung với các tù nhân trong trại tù bình thường này. Vậy tội phạm thanh thiếu niên không nằm trong 30% và 70%  như vừa đề cập trên đây và đó là tỷ lệ phần trăm được phỏng đoán nói chung về tuổi tác và các tội phạm. Nhưng nói riêng về tội nhân từ 18 tuổi trở lên cho đến 40, thì chiếm khoảng 60%, từ trên 40 tuổi trở lên đến 60 tuổi chiếm 30%, số còn lại trên 60 tuổi trở lên là 10% . Những thành phần tội nhân thì phỏng chừng là như vậy, còn nói về các loại tội phạm, thì nào là hiếp dâm, giết người, biển thủ v.v…Tất cả cái tội phạm này đều xẩy ra ở những trường hợp khác nhau, mục đích khác nhau, cũng như các tội khác cũng thế, ngoại trừ những tội như là say rượu lái xe (DUI), lái xe không có bằng lái hoặc bằng lái bị tịch thu nhưng vẫn cứ lái xe. Những loại tội phạm này, Thầy không có tính vào đây, mà Thầy chỉ tính những tội hình sự (Criminal) hoặc tội đại hình (Felony) mà thôi.


image

Từ Gold Dollar chuyển sang Oil Dollar để cai quản ...
Chống tham nhũng ở VN ‘là mị dân’
Người nước CHXHCNVN xấu xí bởi vì đâu?
Photo :20 sáng kiến
Xóm nổi sông Hồng
Những bài học rút ra từ nghèo khó...
Bản chất Trung Cộng không thay đổi
Giá dầu hỏa và đồng rúp giảm mạnh
Bé Mốc ngày xưa
Chủ trang Blog Người Lót Gạch bị bắt
Càng cao tuổi càng cần ăn ngon !
Tấm bằng du học còn có giá ở VN?
Bạn sẽ mua được loại quân xa nào?
Con người không ngủ được bao lâu?
Phụ nữ không hề khó hiểu
Đàn ông nghĩ về tình dục bao lần mỗi ngày?
Con người có 'giác quan thứ sáu'?
Số phận của văn học miền nam sau 1975
Người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa
Ðại hạ giá
Về máy Tablet cầm tay
Những nhà đấu tranh cho Dân Chủ là những tấm gương...
Trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cà...
Asley Nguyễn: Một cách để cám ơn ...
Những quốc gia sắp không dùng tiền mặt
Bảo Nguyễn: từ con thuyền vượt biên đến chiếc ghế ...
Vì sao tin tiêu cực lại ăn khách?
Xoay sở ra sao khi một mình nuôi con?
Những chiêu lừa đảo tinh vi
Thanksgiving_lễ Tạ Ơn
Có ai biết Nguyễn Tuấn ?
Cách đọc một con số như thế nào cho đúng trong tiế...
Chuck Hagel ra đi có ảnh hưởng tới VN?
Vì sao dối trá ?
Đi nghe buổi thuyết trình về ăn chay
Mì ăn liền rất tai hại. Chocolate giúp cho bịnh al...
Blogger Điếu Cày gặp gỡ đồng hương vùng Hoa Thịnh ...
Bi kịch cuộc đời cô gái người Indonesia
Muộn còn hơn không: Hội thảo về văn học miền Nam 1...
Hồi hộp chờ đếm phiếu

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.