Pages

Thursday, May 7, 2015

Vì sao người dân Bhutan không sợ chết?

image
Trong một lần đến Thimphu, thủ đô của Bhutan, tôi đã ngồi đối diện một người đàn ông có tên Karma Ura và trút hết ruột gan của mình. Có lẽ lý do là vì ông ấy có tên là Karma (tức ‘Nghiệp’ theo Phật giáo), hay do không khí loãng hay do hành trình chuyến đi đã làm tôi không e dè gì nữa.

Nghĩ về cái chết

http://baomai.blogspot.com/
Điều mà tôi quyết định thổ lộ với ông ấy hết sức riêng tư.
Không lâu trước đó, dường như không hiểu từ đâu tôi trải qua một số triệu chứng khó chịu: khó thở, chóng mặt, tay chân tê cứng. Lúc đầu, tôi sợ rằng mình đang lên cơn đau tim. Do đó tôi đi đến gặp bác sĩ. Bác sĩ đã tiến hành một số xét nghiệm và kết luận rằng...

“Không có gì cả”, Ura nói. Ngay cả khi tôi nói hết câu thì ông ấy đã biết là nỗi lo sợ của tôi là không có cơ sở. Không phải là tôi đang chết dần mòn, ít nhất cũng không chết nhanh như tôi lo sợ. Tôi chỉ bị chứng hoảng loạn mà thôi.

Điều tôi muốn biết là: “Tại sao vào lúc này?” – cuộc sống của tôi vẫn đang diễn ra tốt đẹp – và tôi có thể làm được gì để thay đổi tình trạng này?
“Anh cần nghĩ về cái chết năm phút mỗi ngày,” Ura trả lời. “Cách làm này sẽ giúp được anh.”


“Bằng cách nào?” tôi hỏi trong khi cảm thấy chết lặng.

image
“Chính là nỗi sợ cái chết trước khi chúng ta làm được những gì chúng ta muốn hay nhìn thấy con cái chúng ta lớn khôn. Đó chính là lý do khiến anh cảm thấy bất an.”

“Nhưng tại sao tôi lại cần nghĩ về một điều đau buồn đến như vậy?”

“Những người giàu ở phương Tây – họ chưa từng chạm vào xác người chết, những vết thương còn nguyên hay những thứ thối rữa. Đó chính là vấn đề. Đó là cuộc sống nhân sinh. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho giây phút chúng ta từ giã cõi đời.”

Vương quốc bất ngờ

image
Các địa điểm, cũng như con người, có cách gây bất ngờ cho chúng ta, miễn là chúng ta đón nhận khả năng bất ngờ và không bị ảnh hưởng bởi những quan niệm sẵn có.

Vương quốc nằm trên dãy Himalaya này được biết đến nhiều nhất với Chỉ số Hạnh phúc Quốc gia. Đây là một đất nước mà sự hài lòng được cho là ngự trị còn nỗi buồn không được phép ghé đến. Bhutan thật sự là một đất nước đặc biệt và Ura, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Bhutan, là một người đặc biệt. Tuy nhiên sự đặc biệt đó mang nhiều sắc thái.

image
Thật ra, khi đưa ra đề xuất tôi nên nghĩ về cái chết một lần mỗi ngày, Ura hơi dễ dãi đối với tôi. Trong văn hóa Bhutan, người ta phải nghĩ về cái chết năm lần một ngày.
Điều này thật không bình thường đối với bất kỳ nước nào, nhất là đối với một nước thường được đánh đồng với hạnh phúc như Bhutan. Liệu đây có phải là đất nước của sự tăm tối và tuyệt vọng mà bên ngoài không biết đến?

Không nhất thiết phải như vậy.

image
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy bằng cách nghĩ về cái chết thường xuyên như vậy, người dân Bhutan sẽ đạt được một cái gì đó.

Trong một nghiên cứu hồi năm 2007, các nhà tâm lý học Nathan DeWall và Roy Baumesiter tại Đại học Kentucky đã chia vài chục sinh viên ra làm hai nhóm. Một nhóm được yêu cầu nghĩ về lần đi khám nha khoa rất đau đớn và một nhóm được yêu cầu chiêm nghiệm về cái chết của chính họ.
Cả hai nhóm sinh viên này sau đó được yêu cầu hoàn thành một từ đầy đủ từ một số chữ cái cho sẵn. Nhóm nghĩ về cái chết đã đưa ra những từ tích cực hơn nhiều so với nhóm kia, chẳng hạn như từ ‘vui sướng’.

Sống trọn vẹn từng khoảnh khắc

image
Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng ‘cái chết là một việc đáng sợ về mặt tâm lý nhưng khi chúng ta chiêm nghiệm về nó thì chúng ta tự động tìm đến những suy nghĩ vui vẻ’.

Điều này, tôi tin chắc, không hề khiến Ura hay bất kỳ người dân Bhutan nào cảm thấy ngạc nhiên.

image
Họ biết rằng cái chết là một phần của cuộc sống dù chúng ta có muốn hay không và việc không để ý đến sự thật này sẽ dẫn đến một cái giá nặng nề về mặt tâm lý.

image
Linda Leaming
Bà Linda Leaming, tác giả cuốn sách Hướng dẫn Hạnh phúc: Điều tôi học được ở Bhutan về Cuộc sống, Yêu thương và Sự tỉnh thức, cũng biết rõ điều này.

“Tôi nhận thấy rằng nghĩ về cái chết không khiến cho tôi đau buồn. Nó khiến cho tôi sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và nhìn cuộc sống theo cách mà tôi không thường nhận ra,” bà viết. “Lời khuyên của tôi, hãy đến Bhutan. Hãy nghĩ những điều bạn không dám nghĩ, điều mà bạn sợ phải nghĩ một vài lần mỗi ngày.”

image
Không như nhiều người ở phương Tây, người Bhutan không tách riêng hình ảnh của cái chết.
Chết chóc và hình ảnh cái chết có mặt ở khắp nơi, nhất là trong những tranh vẽ Phật giáo với những hình ảnh minh họa đầy màu sắc. Không ai, ngay cả trẻ nhỏ, được giữ tránh xa những hình ảnh này hay những điệu múa nghi lễ thể hiện cái chết.

Tin vào kiếp sau

image
Tại sao người dân Bhutan có thái độ như thế đối với cái chết? Một lý do khiến người dân Bhutan nghĩ về cái chết thường xuyên là vì nó có mặt ở mọi nơi xung quanh họ. Đối với một đất nước nhỏ bé, có nhiều cách để chết. Người dân có thể mất mạng trên những cung đường ngoằn ngoèo, hiểm trở. Bạn có thể bị gấu vồ hay ăn nhầm nấm độc...

image
Một cách giải thích khác là niềm tin Phật giáo thấm sâu vào đất nước này, nhất là niềm tin vào kiếp sau. Nếu bạn tin rằng bạn sẽ có kiếp sau, bạn sẽ ít có khả năng lo sợ kết thúc kiếp sống hiện tại. Như trong Kinh Phật dạy, chúng ta không nên sợ cái chết hơn là sợ vứt bỏ đi lớp áo cũ.
Điều này không có nghĩa là người dân Bhutan không có nỗi sợ hay nỗi buồn trước cái chết.

Dĩ nhiên là họ sợ và buồn.

image
Nhưng, như bà Leaming nói với tôi, họ không chạy trốn những cảm giác này. “Ở phương Tây chúng ta muốn vượt qua nỗi buồn,” bà nói. “Chúng ta sợ nỗi buồn. Còn ở Bhutan có một sự chấp nhận. Đó là một phần của cuộc sống.”



Eric Weiner

http://baomai.blogspot.com/

Sứ quán VN 'lạm thu', chuyện không mới?
Đội lốt
Dùng túi xách tay đưa di cốt liệt sĩ Su-22 về quê ...
TC tăng cường ‘quyền lực mềm’ bằng cách thành lập ...
Đất nước bị kiến tạo một cách méo mó
Khi các nhà văn tự biếm họa chân dung
Trưởng ban Hội chợ Tết ở California 'biển thủ'
Vì sao ngành nông nghiệp Mỹ đứng hàng đầu thế giới...
Chị em sinh ba đám cưới cùng lúc
Nghi vấn chính quyền CSVN dùng nữ tu giả trong buổ...
Bôi bác lịch sử?
Vì sao căn hộ nhỏ ở đô thị đang là mốt?
Bà Võ Thị Hảo từ bỏ Hội nhà văn
Thân phận người tị nạn Rohingya
Dịch thuật: đi tìm sự tương đương
Bartoszewski: nhân vật lịch sử của Ba Lan
Thủ pháp né tránh câu hỏi khó
Hồ Chí Minh có mấy vợ và bao nhiêu người tình lẻ ?...
Tại sao phụ nữ thích mang xách tay đồ hiệu đắt tiề...
Xúc tiến TPP, thay vì rơi vào bẫy hội nghị Thành Đ...
Dân là gì trong mắt chính quyền?
Canada: Xứ sở của sự tử tế
Học tiếng Anh qua thơ của GS Ngô Bảo Châu
Hòa bình của nấm mồ
Vang danh xứ người
Thống nhất và đần độn, man rợ
Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang
5 tên kẻ thù nguy hiểm nhất của Internet
Những cánh bướm đêm dập dìu trong bóng tối
Nổ súng tại nơi diễn ra sự kiện về tiên tri Muhamm...
Đạo đức nghề nghiệp trong việc dùng ảnh
Ảnh bé Hà Giang thành trẻ em Nepal
Đảng Cộng sản có thực sự ‘sáng suốt’?
Blogger Điếu Cày trả lời RFA ngay sau khi gặp TT O...
TT Obama 'rất quan tâm' nhân quyền VN
Đu dây đến bao giờ?
Ảo Ảnh
Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng V...
Không nên gọi 30/4 là ngày giải phóng
Cựu binh Nga kể chuyện bắn máy bay Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.