Pages

Wednesday, June 3, 2015

Nam Phi hối lộ để đăng cai World Cup?

http://baomai.blogspot.com/
Nam Phi thực sự có trả 10 triệu đôla hối lộ để đảm bảo chắc chắn giành được quyền đăng cai World Cup 2010 không?
Đây là một trong số những cáo buộc tham nhũng đang nhấn chìm Fifa, và Chủ tịch tổ chức này, Sepp Blatter vừa tuyên bố sẽ từ chức.
Nếu có chuyện hối lộ, có vẻ đó là một cú đã diễn ra một cách khéo léo, ngoạn mục và có thể cãi bay đi được ngay giữa ban ngày và cả sau nhiều năm sau đó.

image
Trong những ngày gần đây, tôi đã nói chuyện với một số nhân vật cao cấp ở Nam Phi, mà hầu hết là đều theo kiểu trao đổi ngoài lề. Trong số này có một người nằm chính tâm điểm của cáo buộc hối lộ.
Như quý vị có thể đoán được, các lời chối bỏ được đưa ra một cách dứt khoát, nhanh chóng và đầy công phẫn.

Bàn tay sạch sẽ

image
Nam Phi là quốc gia đầu tiên ở Phi châu đăng cai giải bóng đá thế giới

"Mọi thứ đều diễn ra công khai, chả có chuyện gì hết," Roland Williams, phát ngôn viên của Danny Jordaan, người dẫn dắt nhóm vận động quyền đăng cai hồi 2004 nói.

Các quan chức Nam Phi xác nhận là 10 triệu đô la tới hạn thanh toán với Fifa thực sự đã được trao lại cho cơ quan quản lý bóng đá thế giới với một tờ ghi chú hồi 2008 rằng khoản này thay vào đó cần phải được trao cho chương trình Di sản Hải ngoại, để "được quản lý và sử dụng trực tiếp bởi Jack Warner, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribbe (Concacaf)".

"Việc ông ấy hay bất kỳ ai khác tại vùng Caribbe sau đó sử dụng khoản tiền đó ra sao thì chả liên quan gì tới chúng tôi. Bàn tay chúng tôi sạch sẽ," một nguồn tin nói.

Thêm nữa, "điều đó không phải là cách tiến hành tham nhũng tại Fifa - cách chuyển tiền từ túi này sang túi kia trong những góc tối kìa," một quan chức có vị trí khác nói.
Toàn bộ ý tưởng đưa ra để chạy đua quyền đăng cai World Cup của Nam Phi là dựa vào việc năm 2010 là năm "World Cup của Phi châu".

image
Thực sự, trong cuộc phỏng vấn hồi 2011, ông Mbeki có nói "nhắc tới Phi châu, chúng tôi không chỉ có ý là... châu lục này, mà còn là người châu Phi ở các nơi".
"Do đó, khi đó thỏa thuận đạt được là... các khoản quỹ sẽ được dành cho việc đăng cai tổ chức World Cup tại Nam Phi... các khoản quỹ khác cũng sẽ được dành ra cho Trinidad và Tobago nhằm phát triển bóng đá ở khu vực Caribbe."

Như vậy có nghĩa là Nam Phi thoát?

Chưa hẳn.

Chúng ta vẫn chưa biết gì về vụ xảy ra ở khách sạn Paris, nơi mà Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) cáo buộc là hàng chục ngàn đôla để trong vali đã được một quan chức Nam Phi trao tay cho một ai đó đại diện cho ông Warner, người đã bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ.

image
Tổng thống Mbeki (trái) nâng cao cup bóng đá cùng Chủ tịch Fifa Sepp Blatter hồi 2006, và sau đó nói Nam Phi muốn kỳ World Cup Nam Phi sẽ là giải đấu cho người Phi châu ở các nơi
Chúng ta có thể sẽ biết thêm ít nhiều từ cuộc họp báo hôm thứ Tư tại Johannesburg, sự kiện do Bộ trưởng Thể thao Fikile Mbalula tổ chức.
Một trong các cộng sự của ông này nói đó là cơ hội để truyền thông "thả bom của các người xuống chúng tôi".

Bí hiểm

Vào lúc này, một số câu hỏi vẫn còn lơ lửng.

Tại sao Liên đoàn Bóng đá Nam Phi (Safa) lại cố nói rằng "cả Tổng thư ký [Fifa] Jerome Valcke cũng như các thành viên khác trong ban lãnh đạo cấp cao của Fifa không tham gia vào việc ra sáng kiến, phê chuẩn và triển khai dự án Người châu Phi nước ngoài," khi một lá thư của Safa hồi 2008 coi khoản đóng góp 10 triệu đôla rõ ràng là nhắm tới bản thân ông Valcke?

image
Liệu có phải đó chỉ là một chi tiết nhỏ, sai sót do quan liêu, hay đó là một nỗ lực nhằm bảo vệ ai đó ở cấp cao? Ông Valcke, người bác bỏ việc có bất kỳ liên quan nào tới vụ bê bối này, thì không bị truy tố, và cơ quan công tố cũng chưa cáo buộc ông là có hành vi gì sai trái.

Khi nào chúng ta sẽ biết về danh tính các đồng phạm người Nam Phi mà FBI nêu ở vị trí 15 và 16?
Bằng chứng gì, ngoài các cáo buộc về đồng phạm số 1, người "hiểu rằng lời đề nghị" là một vụ hối lộ, mà FBI có trong tay theo đó cho thấy chính phủ Nam Phi định trao 10 triệu đôla để hối lộ ông Warner?



Andrew Harding


Cựu quan chức Fifa kể lại việc nhận hối lộ

image
Ông Blazer đã bị Mỹ truy tố về nhiều tội danh
Cựu quan chức hàng đầu Fifa Chuck Blazer thừa nhận ông và những người khác trong Ủy ban điều hành đã đồng ý nhận hối lộ trong quyết định lựa chọn Nam Phi làm nước chủ nhà của World Cup 2010.
Ông cũng nói rằng ông đã giúp dàn xếp hối lộ cho World Cup 1998.
Những thú nhận này được nêu trong một bản ghi trong một phiên xử hồi năm 2013 ở Mỹ mà khi đó ông đã nhận tội đối với 10 cáo buộc.

Điều tra lan rộng

Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra hình sự lan rộng đối với Fifa và khiến cho Chủ tịch Sepp Blatter từ chức.
Các công tố viên Mỹ hồi tuần trước đã cáo buộc 14 người về tội hối lộ, thu lợi bất chính và rửa tiền. Bốn người khác đã bị truy tố, trong đó có ông Blazer.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ước tính những người này đã nhận hối lộ và lợi quả vào khoảng hơn 150 triệu đô la Mỹ trong khoảng thời gian 24 năm.

Bảy trong số 14 người này là các quan chức hàng đầu Fifa đã bị bắt giữ ở Zurich, Thụy Sĩ, trong lúc họ đang đợi Đại hội Fifa. Hai trong số đó là các phó chủ tịch.
Các chi tiết lời thú tội của ông Blazer được đưa ra vào lúc các công tố viên giải mật một bản ghi trong phiên xử ở Tòa án miền Đông New York hồi năm 2013. Những thú nhận này nằm trong thỏa thuận kết án với các công tố viên.
Ông Blazer là quan chức cao thứ hai của Fifa ở khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (Concacaf) từ năm 1990 cho đến 2011 và có chân trong ủy ban điều hành của Fifa từ năm 1997 cho đến 2013.

Ông Blazer khai: “Bắt đầu vào khoảng 2004 và tiếp tục cho đến năm 2011, tôi và các thành viên khác trong Ủy ban điều hành Fifa đã đồng ý nhận hối lộ trong quyết định chọn Nam Phi làm nước chủ nhà của World Cup 2010.”
Trước đó, hôm 3/6, Nam Phi đã bác bỏ việc họ hối lộ 10 triệu đô la Mỹ để giành quyền đăng cai World Cup.

Ông Blazer cũng khai rằng: “Tôi và các thành viên khác cũng đồng ý nhận hối lộ và lợi quả trong việc quyết định giao quyền phát sóng và các quyền khác trong các kỳ Gold Cup (giải vô địch khu vực dành cho các đội tuyển quốc gia) vào các năm 1996, 1998, 2000, 2002 và 2003.”

Thu âm lén

image
Ông Sepp Blatter quyết định từ chức trong lúc Fifa đang gặp khủng hoảng
Trong số những lời khai khác trong tập hồ sơ dài 40 trang là trốn thuế ở Mỹ.
Các cơ quan liên bang điều tra về việc trốn thuế đã bắt giữ ông Blazer và ông đồng ý hợp tác với các cơ quan điều tra Mỹ.
Ông được cho là đã đồng ý thu âm lại các đồng sự bằng một chiếc micro giấu trong móc khóa.

Nhân vật 70 tuổi này được cho là đang ốm nặng do bị ung thư ruột.

Bên cạnh các cuộc điều tra của phía Mỹ, giới chức Thuỵ Sĩ cũng đã mở cuộc điều tra về việc chọn các quốc gia đăng cai các kỳ World Cup 2018 và 2022.

Trước đó, vào thứ Tư ngày 3/6, ông Blatter đã được khoảng 400 nhân viên Fifa đứng lên hoan hô trong vòng 10 phút khi ông quay lại trụ sở Fifa ở Zurich một ngày sau khi ông thông báo từ chức.
Được cho là gần như muốn khóc, ông đã kêu gọi ‘các nhân viên tuyệt vời’ của mình hãy ‘mạnh mẽ’.
Ông nhấn mạnh việc cải cách mà Fifa cần thực hiện.

Trong bài diễn văn từ chức hôm 2/6, ông nói rằng mặc dù ông tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa nhưng nhiệm kỳ mới của ông ‘dường như không được tất cả mọi người trong thế giới bóng đá ủng hộ’.

*****

Chủ tịch FIFA từ chức giữa bê bối tham nhũng
http://baomai.blogspot.com/

http://baomai.blogspot.com/

Độc tài kiểu mới
Những băng quái xế xã hội đen gây ác mộng nhất thế...
70 năm dưới thể chế cướp bóc
Ly cà phê và triết lý về con người
Quấy nhiễu tình dục _ Sexual Harassment
Chủ tịch FIFA từ chức giữa bê bối tham nhũng
Trận động đất sắp tới xảy ra ở đâu?
Hàng trăm người mất tích trong vụ chìm phà ở Trung...
Liệu có nổ ra cuộc chiến Mỹ-Trung?
Tại sao Mỹ vội vô biển Đông?
Blogger Người Buôn Gió trong buổi nói chuyện với p...
Vì sao du khách nước ngoài một đi không trở lại VN...
Phụ nữ 92 tuổi lập kỷ lục chạy marathon 42km
Nước Mỹ vĩ đại
Sứ quán Mỹ biết về hành động sai trái của bà Somal...
Obama đặt Tập Cận Bình lên lưng cọp
Ích lợi của ghèn đối với mắt
Trịnh Cung và hành trình của “Những cuộc hoá thân ...
Tưởng nhớ John Nash
Nhạc jazz: vì sao có người yêu kẻ ghét?
Nếu một ngày không có Internet ?
Khi lãnh đạo tôn giáo tôn thờ tội ác
Tiền về nơi đâu?
Ấn Độ: Cưỡng hiếp vợ không phải là tội
Trailer về phim tài liệu Thảm Họa Bắc Thuộc
Gặp Tướng bị 'cải tạo' 17 năm
Những phương pháp luyện trí nhớ
Nên thuê bạn thân vào làm việc không?
150 năm nghệ thuật trên cơ thể
5 bước giúp bạn tránh bị ngốc nghếch
Hỗn chiến ở chợ Đồng Xuân – Berlin trước thềm kỷ n...
Cái chết của Thiếu Tá Nguyễn Anh Tú và vết nhơ lịc...
Phim tài liệu: Chiến trường Việt Nam (phụ đề Việt ...
Khủng hoảng người tị nạn Rohingya
Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới...
Thảm họa từ nền giáo dục chết người
Thị Trưởng PhinDeli Bang Wyoming bây giờ ra sao?
Vì sao dân biểu Mỹ bảo trợ cho tù nhân Việt Nam?
Bỏ chữ 'xin' có tác dụng không?
Những hành vi tệ hại nơi công sở

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.