Pages

Wednesday, October 31, 2018

Tính pháp lý _ chính trị và lịch sử của 'quyền có quốc tịch theo nơi sinh'

baomai.blogspot.com
Tổng thống Donald Trump nói ông có kế hoạch sẽ chấm dứt quyền được có "quốc tịch theo nơi sinh" ở Mỹ bằng một sắc lệnh hành chính. Ông có được làm vậy không?

Trong một cuộc phỏng vấn với trang Axios, Tổng thống Trump nói ông đang chuẩn bị chấm dứt việc trẻ sinh ra ở Mỹ thì có quốc tịch Mỹ.

Theo quy định đã tồn tại 150 năm nay thì bất kỳ ai sinh ra trên đất Mỹ đều là công dân Mỹ.

"Họ luôn nói với tôi rằng tôi cần phải có một tu chính án [để làm điều đó]. Nhưng thử đoán xem? Không cần," ông Trump nói. "Quý vị chắc chắn có thể làm chuyện này bằng một Đạo luật của Quốc hội. Nhưng giờ đây họ nói rằng tôi có thể làm mà chỉ cần một sắc lệnh hành chính."

baomai.blogspot.com
  
Ông Trump nói sắc lệnh hành chính này hiện đang được soạn thảo, và nhanh chóng sau đó, Thượng Nghị sỹ Nam Carolina Lindsey Graham viết trên Twitter: "Tôi có kế hoạch giới thiệu một văn bản pháp lý với nội dung như trong sắc lệnh hành chính mà Tổng thống Donald Trump đưa ra."

Tuyên bố của ông Trump đã làm dấy lên tranh luận sôi nổi về việc liệu tổng thống có quyền đơn phương làm việc này không, và liệu lập luận mà ông dựa vào - rằng quyền có quốc tịch Mỹ khi sinh ở Mỹ đã bị lợi dụng bởi những người nhập cư không có giấy tờ - có giá trị gì không.

1_ 'Quyền có quốc tịch theo nơi sinh' là gì?

baomai.blogspot.com
  
Câu đầu tiên của Tu chính án thứ 14, Hiến pháp Mỹ xác định nguyên tắc của "quyền có quốc tịch theo nơi sinh":

"Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ, và thuộc quyền tài phán của Hoa Kỳ, đều là công dân của Hoa Kỳ và của tiểu bang nơi họ sinh sống."

Những người theo đường lối cứng rắn trong chính sách nhập cư nói rằng chính sách hiện thời là một khối "nam châm khổng lồ thu hút nhập cư trái phép", và rằng chính sách này khuyến khích phụ nữ có thai không có giấy tờ vào Mỹ để sinh con, tình trạng đã được gọi là "du lịch sinh con" hay sinh một "em bé mỏ neo".

baomai.blogspot.com
  
"Đứa trẻ sơ sinh này về nguyên tắc là một công dân Hoa Kỳ trong 85 năm, được hưởng mọi phúc lợi. Thật là kỳ cục," ông Trump nói với Axios. "Chuyện này phải chấm dứt."

Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew hồi 2015 cho thấy 60% người Mỹ phản đối và 37% ủng hộ chuyện chấm dứt quyền có quốc tịch theo nơi sinh.

2_ Vì sao có quy định này?

baomai.blogspot.com  
Wong Kim Ark sinh ra ở Mỹ nhưng bị không cho vào lại Mỹ sau khi về thăm Trung cộng

Tu chính án 14 được chuẩn thuận năm 1868, ngay sau khi Nội chiến Mỹ kết thúc. Tu chính án 13 đã xóa bỏ nạn nô lệ năm 1865, trong khi Tu chính án 14 giải quyết vấn đề về quốc tịch của những người nô lệ sinh ra ở Mỹ và nay được giải phóng.

Các phán quyết trước đó của Tối cao Pháp viện, như trong vụ Dred Scott kiện Sandford hồi 1857, nói rằng người Mỹ gốc Phi không bao giờ là công dân Mỹ. Tu chính án 14 bác bỏ nội dung đó.

Năm 1898, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xác nhận rằng quyền có quốc tịch theo nơi sinh ra được áp dụng cho con cái của những người nhập cư, như trong vụ Wong Kim Ark kiện nước Mỹ.

baomai.blogspot.com
  
Wong là một thanh niên 24 tuổi, sinh ra tại Mỹ và có cha mẹ là người nhập cư Trung cộng, nhưng anh không được vào lại Mỹ sau một chuyến về thăm Trung cộng. Wong đã thắng kiện khi nói rằng anh sinh ra ở Mỹ, việc cha mẹ anh là người nhập cư không ảnh hưởng tới việc áp dụng Tu chính án 14.

"Vụ Wong Kim Ark kiện Mỹ khẳng định bất kể cha mẹ có chủng tộc hay địa vị nhập cư như thế nào, tất cả những người sinh ra ở Mỹ đều được hưởng toàn bộ các quyền mà công dân Mỹ được hưởng," bà Erika Lee, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch cử Nhập cư tại Đại học Minnesota viết. "Tòa án chưa xem xét lại vấn đề này kể từ đó tới nay."

3_ Ông Trump có thể chấm dứt quyền có quốc tịch theo nơi sinh bằng sắc lệnh hành chính không?

baomai.blogspot.com
  
Hầu hết các học giả trong lĩnh vực pháp lý đồng ý rằng Tổng thống Trump không thể chấm dứt "quyền có quốc tịch theo nơi sinh" bằng một sắc lệnh hành chính.

"Ông ấy đang làm điều khiến nhiều người phiền lòng, nhưng rốt cuộc thì đây sẽ là vấn đề do tòa án quyết định," ông Saikrishna Prakash, chuyên gia hiến pháp và là giáo sư Trường Luật thuộc Đại học Virginia nói. "Không phải là chuyện ông ấy có thể tự quyết."

Ông Prakash nói tuy tổng thống có thể ra lệnh cho nhân viên các cơ quan liên bang, như người thuộc Lực lượng Di trú và Hải quan Mỹ chẳng hạn, diễn giải quyền công dân một cách hẹp hơn, nhưng điều đó sẽ khiến những người bị từ chối quyền công dân tiến hành các hành động thách thức pháp lý.

Điều này sẽ dẫn tới một cuộc chiến pháp đình dai dẳng, mà rốt cuộc sẽ được đưa lên tới Tối cao Pháp viện.

baomai.blogspot.com  
Sắc lệnh hành chính của tổng thống có thể chỉ đạo các cơ quan liên bang diễn giải quyền công dân theo một cách nhất định.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan, người thuộc phe Cộng hòa, đã thẳng thừng bác bỏ tuyên bố của ông Trump rằng ông có thể hành động đơn phương.

"Quý vị không thể chấm dứt quyền có quốc tịch Mỹ khi sinh ở Mỹ bằng một sắc lệnh hành chính," ông nói với đài phát thanh WVLK ở Kentucky.

baomai.blogspot.com
  
Tuy nhiên, bà Martha S Jones, tác giả cuốn Birthright Citizens viết trên Twitter rằng Tối cao Pháp viện chưa trực tiếp đề cập tới việc liệu con cái của những người không phải là công dân Mỹ hay người nhập cư không có giấy tờ có tự động trở thành công dân Mỹ ngay khi sinh ra hay không.

"Scotus [Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ] cần phân biệt vụ Wong Kim Ark với các vụ này, dựa trên những tình huống thực tế," bà Jones viết.

"Cha mẹ của ông Wong được phép ở Mỹ và chúng ta có thể nói họ là người nhập cư hợp pháp. Sự hiện diện của họ ở Mỹ là được phép."

Ông Prakash cũng đồng ý.

"Những người vào Mỹ bằng visa du lịch hay ở đây mà không được phép... con cái của họ tự động được hưởng quốc tịch khi được sinh ra ở Mỹ," ông nói. "Đó là cách hiểu trong giai đoạn hiện tại mặc dù không có tuyên bố rõ ràng của Tối cao Pháp viện về vấn đề này."

baomai.blogspot.com

Một tu chính án có thể xóa bỏ quyền có quốc tịch theo nơi sinh, nhưng nó cần nhận được hai phần ba phiếu thuận tại Hạ viện và Thượng viện, sau đó cần được ít nhất ba phần tư các tiểu bang phê chuẩn.

4_ Các quốc gia khác có quy định cho quốc tịch theo nơi sinh không?

Trong lời bình luận với Axios, ông Trump nói nhầm rằng nước Mỹ là là quốc gia duy nhất cho trẻ em mang quốc tịch khi được sinh ở nước đó.

Thực ra, có hơn 30 quốc gia, trong đó có Canada, Mexico, Malaysia và Lesotho - thực hiện chính sách "jus soli", tức là "quyền theo đất", mà không áp dụng hạn chế gì.

Các quốc gia khác, như Anh và Úc, có những quy định hơi khác theo đó những ai sinh ra sẽ được tự động hưởng quốc tịch nếu như có cha hoặc mẹ là công dân hoặc thường trú nhân tại nước này.

Mỹ cũng không phải là quốc gia duy nhất nơi chính sách này đã bị chỉ trích.

baomai.blogspot.com
  
Hồi tháng Tám, các thành viên tới dự đại hội toàn quốc của đảng Bảo thủ trung hữu Canada đã bỏ phiếu chấm dứt quyền hưởng quốc tịch theo nơi sinh trừ khi một trong hai bố mẹ là người Canada hoặc là thường trú nhân tại Canada.

Sau phiếu bầu của các thành viên cấp cơ sở, lãnh đạo đảng Bảo thủ Andrew Scheer nói đảng này sẽ xem xét xây dựng một chính sách tập trung giải quyết tình trạng gọi là "du lịch sinh con".

5_ Ai dùng quyền có quốc tịch theo nơi sinh?

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, năm 2014, có khoảng 275.000 em bé chào đời là con của những người nhập cư không hợp pháp vào Mỹ , và 4,7 triệu trẻ em dưới 18 tuổi được sinh ra ở Mỹ và sống với ít nhất một phụ huynh không có giấy tờ.

baomai.blogspot.com  
Khadijatul Rahman người nhập cư 29 tuổi từ Bangladesh, bế con trai Zavyaan mới 2 tuần tuổi sau khi bé trở thành công dân Mỹ tại một buổi lễ nhập tịch

Mặc dù Pew không có con số chính xác về quốc gia gốc của cha mẹ các em, nhưng ông Mark Lopez, Giám đốc Tổ chức Di dân và Nhân khẩu Toàn Cầu, nói ba phần tư người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ là từ các nước Mỹ Latin.

"Trẻ em là con của những người nhập cư bất hợp pháp phần lớn là gốc Mỹ Latin," ông nói.

baomai.blogspot.com
  
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng ông không biết tổng thống Trump sẽ ra một sắc lệnh hành chính như thế nào, và con của những người có visa hay những người tạm trú có thể bị ảnh hưởng ra sao.



Jessica Lussenhop

baomai.blogspot.com

Trump chính là "Ngọa hổ Tàng long" trong mắt Trung cộng
Câu hỏi dành cho những người bênh vực đảng Dân Chủ
Halloween và những điều có thể bạn chưa biết
Boeing 747 _ Siêu máy bay chinh phục thế giới
Chấm dứt hiệp ước INF _ Đối sách của Hoa Kỳ đối với Trung cộng?
Lời nói cuối cùng của Steve Job
Một y tá giết 99 bệnh nhân bằng thuốc độc
Chính trị và lời nói không mất tiền mua
Tiếng gọi từ trái tim của Richard Gere
Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?
Mỹ đánh TC đỡ không nổi
Tại sao Nhân dân tệ đang tụt dốc?
Nhà văn Kim Dung rất gần gũi với văn hóa đại chúng
Trump muốn bỏ quyền ‘trẻ sinh ở Mỹ thì có quốc tịch’
Opossum con vật săn bọ chét
Tác giả kiếm hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94
Bầu cử Hoa Kỳ _ Bầu cho ai?
Ngày Nấm 12 tuổi
Đảng Dân Chủ đã thay đổi lý tưởng?
Khi nữ nhân ăn phở

Trump chính là "Ngọa hổ Tàng long" trong mắt Trung cộng

baomai.blogspot.com

Nga và Bắc Kinh từng vui mừng khi Donald Trump đắc cử Tổng thống. Nhưng rồi tất cả đều thất vọng. Tổng thống Donald Trump lại là vị Tổng thống khó đối phó nhất trong hàng chục năm qua.

Trong những tháng đầu tiên sau khi tỷ phú Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, truyền thông và giới học giả Trung cộng thể hiện sự vui mừng vì bà Hillary Clinton không đắc cử, đồng thời cho rằng Trump là một lãnh đạo non kém về kinh nghiệm, bốc đồng, thậm chí chỉ là "hổ giấy". Nhưng gần hai năm sau, cách nhìn này của Trung cộng đã hoàn toàn thay đổi, theo Asia Times.

baomai.blogspot.com
  
Ngày 20.1.2017, khi Trump tuyên thệ để trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, phiên bản tiếng Anh của tờ China Daily, một trong những cơ quan ngôn luận chính của Bắc Kinh, chỉ trích "giọng điệu như gây chiến" trong đội ngũ cố vấn của Trump, tuyên bố "mọi sự đe dọa chiến tranh thương mại với Trung cộng chỉ là lời bốc đồng của một con hổ giấy".

Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình chưa đầy một tháng sau đó, Trump tuyên bố sẽ tôn trọng chính sách "Một Trung Hoa", trái ngược với những gì ông từng đưa ra trước đây. Học giả Trung cộng Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong) lúc đó bình luận rằng động thái này cho thấy Tổng thống Mỹ "đã thua trong cuộc đấu với ông Tập".

Thời Ân Hoằng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân Trung Hoa, còn nhắc lại quan điểm này trong cuộc phỏng vấn với tờ Global Times hồi tháng 8.2017, khẳng định Trump "chỉ giỏi ba hoa nhưng chỉ là hổ giấy".

baomai.blogspot.com
Ông Tập đón Trump tới thăm Bắc Kinh tháng 11.2017.

Theo giới quan sát, người Trung Hoa ban đầu có cái nhìn lạc quan về Trump vì họ cho rằng ông không chỉ từ bỏ một số cam kết "cứng rắn với Bắc Kinh" đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử mà còn có các quyết định mang lại lợi ích lớn cho Trung cộng, trong đó nổi bật là việc rút khỏi hiệp định TPP.

Trong bài phân tích trên New Yorker hồi tháng 1, giáo sư Kim Nhất Nam (Jin Yinan) đến từ Đại học Quốc phòng Trung cộng cho rằng quyết định rút khỏi TPP của Trump là "món quà lớn với Trung cộng" và rằng khi "nước Mỹ thoái lui trên toàn cầu, Trung cộng trỗi dậy".

Trong bài viết trên tạp chí Atlantic ba tháng sau, giáo sư Thẩm Đinh Lập (Shen Dingli) thuộc Đại học Phúc Đán tuyên bố Trump là "Tổng thống đặc biệt dễ cho Trung cộng đối phó" và người Trung Hoa "rất may mắn" khi nước Mỹ có một lãnh đạo như ông.

baomai.blogspot.com

Dẫn chứng mà giáo sư Thẩm đưa ra là trong chuyến thăm chính thức tới Trung cộng cuối năm 2017, Trump đã ca ngợi ông Tập là "một người rất đặc biệt", thể hiện "sự tôn trọng rất sâu sắc" của ông đối với Trung cộng và "truyền thống cao quý của người dân nước này". Thêm nữa, thay vì đổ lỗi cho Trung cộng, ông lại "ghi nhận" hành động của Bắc Kinh trong vấn đề thâm hụt thương mại với Mỹ. "Ai có thể đổ lỗi cho một quốc gia có khả năng lợi dụng nước khác để đem lại lợi ích cho người dân của mình cơ chứ", Trump tuyên bố sau cuộc gặp với ông Tập.

Dường như đánh giá này về Trump là động lực để lãnh đạo Trung 
cộng thúc đẩy hơn nữa nỗ lực tăng cường hiện diện của mình trên toàn cầu. Trong năm 2017 và 2018, đại diện của Trung cộng có mặt tại hầu hết các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó ông Tập lần đầu tiên phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1.2017.

Tuy nhiên, những nỗ lực trong suốt hai năm qua của Trung cộng cũng không giúp nước này đạt được mục tiêu thống lĩnh thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chứ chưa nói đến phạm vi toàn cầu. Trung cộng không đạt được thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương nào lớn, dù Trump đã công khai thể hiện quan điểm ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa biệt lập và đơn phương của mình.

baomai.blogspot.com

Bắc Kinh cũng dần dần nhận ra rằng Trump hóa ra không phải là một "Tổng thống dễ đối phó" hay "hổ giấy" như vẫn tưởng. Không chỉ phát động cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt nhắm vào Trung cộng từ hồi tháng 6, chính quyền Trump còn thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn hơn, "diều hâu" hơn với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề chủ chốt như an ninh mạng, nhân quyền hay ở các điểm nóng như Đài Loan và Biển Đông.

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào thập niên 1970 đến nay, chưa có một tổng thống Mỹ nào có quan điểm đối nghịch thường trực với Trung cộng như Trump. Trong khi những người tiền nhiệm như Bill Clinton, George W Bush và Barack Obama coi Trung cộng là "đối tác chiến lược" của Mỹ, Trump và cấp phó của ông Mike Pence lại công khai gọi nước này là "đối thủ cạnh tranh chiến lược", "kình địch" hay "đối phương".

baomai.blogspot.com

Sau bài phát biểu của Pence hôm 4.10 chỉ trích các hành động của Trung cộng và báo cáo của Ngũ Giác Đài sau đó nhấn mạnh Trung cộng là "mối đe dọa ngày càng lớn với an ninh quốc gia Mỹ", Global Times cho rằng đây là dấu hiệu "cho thấy chính sách cứng rắn hơn của Washington với Bắc Kinh", thể hiện Mỹ đã "có sự thay đổi lớn" trong quan hệ với Trung cộng.

baomai.blogspot.com

Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Đối ngoại Mỹ, cho biết các quan chức cấp cao Trung cộng gặp ông ở Bắc Kinh tỏ ra rất giận dữ với bài phát biểu của Pence. "Trong 40 năm qua, chúng tôi chưa bao giờ nghe một bài phát biểu như vậy. Từ đầu đến cuối ông ấy chỉ nhắm vào Trung cộng. Nhiều người tin rằng đây là dấu hiệu của một cuộc chiến tranh lạnh mới", các quan chức này nói.

Phản ứng này cho thấy Trung cộng giờ đây đã nhận ra và có thể là lo lắng rằng dưới thời Trump, họ sẽ phải đối phó với một nước Mỹ hoàn toàn khác, nước Mỹ giờ đây sẵn sàng xô đổ loại hình quan hệ song phương mà Trung cộng đã trở nên quen thuộc kể từ đầu thập niên 1970.

Không chỉ có những lời lẽ cứng rắn hơn, Trump còn đưa ra các quyết định khó lường, nhắm thẳng vào tham vọng trỗi dậy của Trung cộng, khiến lãnh đạo nước này nhiều lúc trở nên hoang mang, không biết làm cách nào để đối phó với Tổng thống Mỹ.

baomai.blogspot.com

Các đòn áp thuế hiện nay của Trump chủ yếu nhắm vào những mặt hàng liên quan đến chương trình "Made in China 2025" do ông Tập khởi xướng nhằm thúc đẩy năng lực công nghệ của Trung cộng. Đối mặt với những đòn đánh không có vẻ gì là "bốc đồng" đó, các quan chức và truyền thông Trung cộng bắt đầu có cái nhìn khác về Trump.

Các bài viết gần đây của Global Times đã trở nên mềm dẻo hơn, không còn đe dọa rằng Trung cộng sẽ "cho Mỹ bài học đau đớn" về thương mại hay tuyên bố Bắc Kinh "sẵn sàng chiến đấu đến cùng". Tờ báo này giờ đây cho rằng Trung cộng "cần phải tránh xa những cuộc tranh luận cảm tính" và "phải có đánh giá chiến lược khách quan, dựa trên thực tế về Mỹ".

baomai.blogspot.com

Đại sứ Trung cộng tại Mỹ Thôi Thiên Khải hồi tháng 8 tuyên bố Washington cần "từ bỏ ảo tưởng" rằng Bắc Kinh sẽ phải nhượng bộ trước "hành động cưỡng ép". Nhưng hai tháng sau, ông đưa ra giọng điệu ôn hòa hơn, kêu gọi hai nước hợp tác hơn là đối đầu.

Sự xuống thang này của Trung cộng dường như là minh chứng cho thấy Bắc Kinh giờ đây đã nhận ra Trump đang "có hướng đi mới" và "hành động mang tính quyết định nhằm đối phó Trung cộng", trong khi Mỹ sẽ không chịu nhượng bộ trong cuộc đấu với nước này. Những nhận định về "hổ giấy" Trump dường như đã biến mất, thay vào đó là nỗi lo về những thách thức mà Trung cộng phải đối mặt trước tỷ phú trở thành Tổng thống này.

baomai.blogspot.com

Câu hỏi dành cho những người bênh vực đảng Dân Chủ
Halloween và những điều có thể bạn chưa biết
Boeing 747 _ Siêu máy bay chinh phục thế giới
Chấm dứt hiệp ước INF _ Đối sách của Hoa Kỳ đối với Trung cộng?
Lời nói cuối cùng của Steve Job
Một y tá giết 99 bệnh nhân bằng thuốc độc
Chính trị và lời nói không mất tiền mua
Tiếng gọi từ trái tim của Richard Gere
Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?
Mỹ đánh TC đỡ không nổi
Tại sao Nhân dân tệ đang tụt dốc?
Nhà văn Kim Dung rất gần gũi với văn hóa đại chúng
Trump muốn bỏ quyền ‘trẻ sinh ở Mỹ thì có quốc tịch’
Opossum con vật săn bọ chét
Tác giả kiếm hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94
Bầu cử Hoa Kỳ _ Bầu cho ai?
Ngày Nấm 12 tuổi
Đảng Dân Chủ đã thay đổi lý tưởng?
Khi nữ nhân ăn phở
Công chúa Nhật kết hôn với thường dân

Câu hỏi dành cho những người bênh vực đảng Dân Chủ

baomai.blogspot.com
Mấy ngày qua, nhiều người Nam Mỹ đã rầm rộ đi bộ tới biên giới nước Mỹ, đòi vào Mỹ sống. Nhóm người đi bộ đã đốt cờ Mỹ và kêu gọi tẩy chay T.T Trump!

Trong nhiều năm qua, Nước Mỹ luôn bênh vực cho những người ở nước khác bị trù dập về nhân quyền, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng được sang tị nạn tại Mỹ theo tuần tự pháp luật. Mỹ không phải là vườn hoang nhà trống, ai muốn vào thì vào như chỗ không người.

Đâu ai biết rõ đoàn người kia là không có khủng bố, băng đảng thuốc phiện, xã hội đen trà trộn vào để phá nước Mỹ!

Các bạn chê T.T Trump khi ông gửi quân đội ngăn chặn đoàn người là vi hiến, là vi phạm nhân quyền v.v ...

baomai.blogspot.com
Khoảng 5.000 quân Mỹ sẽ được điều động đến biên giới phía Nam để đáp ứng với đoàn di dân di chuyển về phía bắc qua Mexico, một quan chức Mỹ xác nhận với Fox News.

Rất mong các vị theo đảng Dân Chủ ai có những lời chê bai T.T Trump, thì xin hãy nộp đơn, mỗi nhà tình nguyện bảo lãnh nuôi 5 người di dân Nam Mỹ thì chắc chắn quí vị đã giúp giải quyết được tình trạng khó khăn cho nước Mỹ. Quí vị tình nguyện nuôi di dân thì ai cũng sẽ hoan nghênh và lời nói của quý vị lúc đó mới giá trị.

baomai.blogspot.com

Chuyện khác là Birthright citizenship tức sinh đẻ ở Mỹ được điều 14 hiến pháp Hoa Kỳ quy định cách đây cả hai trăm năm là trẻ con sinh ra ở Mỹ được trở thành công dân Mỹ.

Khi hiến pháp được viết ra vào thời điểm cả hai trăm năm qua - lúc đó nước Mỹ còn nghèo thì có ma nào muốn vào Mỹ để đẻ con xin quốc tịch bao giờ! Nước Mỹ lúc đó đất đai rộng lớn thênh thang, thiếu người canh tác nên chuyện ai muốn nhập cư thành công dân sẽ được chào đón nhiệt tình.

baomai.blogspot.com

Câu chuyện hai trăm năm về trước nay đã khác xa khi những người công dân Mỹ hì hục làm việc ngày đêm đóng thuế, xây dựng đất nước này trở nên giàu đẹp thì bỗng nhiên có cái đám "tung của" ở đâu mang bầu sang Mỹ đẻ con, đòi giành quyền lợi của những công dân "làm chết mẹ", đóng thuế thì thử hỏi có công bằng hay không!

Đó là chưa kể lúc những đứa bé “tung của” lớn lên bảo lãnh gia đình sang Mỹ thì không bao lâu Mỹ sẽ thành một tỉnh của Trung cộng.

baomai.blogspot.com
  
T.T Trump đưa ra đề nghị là những công dân Mỹ, những thường trú nhân hợp pháp thì khi sinh con ở Mỹ mới được quyền Công Dân - Chứ còn đám “tung của” ở đâu xa xôi nửa quả địa cầu, chưa từng đóng góp cho nước Mỹ một xu nào mà đòi được hưởng quyền lợi thì đâu còn gì công bằng nữa.

Dĩ nhiên chuyện thay đổi hay sửa đổi một điều luật trong Hiến Pháp Hoa Kỳ luôn cần phải có Quốc Hội thông qua, tuy nhiên lời đề nghị của T.T Trump rất chính đáng thì quý vị lại chê bai T.T Trump sao tàn ác quá vậy!

baomai.blogspot.com  
Ông Trump đã từng ra lệnh hạn chế người di cư từ Nam Mỹ tới Hoa Kỳ bất chấp phản đối của các nhóm vận động nhân quyền

Nhiều người trên Facebook khi thấy bài viết nào của Washington Post chửi T.T Trump là đăng lên hê hả và không chịu tìm hiểu ai là tác giả bài viết vì không ít tác giả là người gốc Trung cộng, làm ăn với Trung cộng hoặc tác giả là người gốc Trung Đông đang thù ghét T.T Trump - Một bài báo trên CNN hay Washington Post không đại diện cho tiếng nói công dân nước Mỹ - do đó không cần hả hê chuyện này.

baomai.blogspot.com
  
Ông chủ của tờ báo Washington Post là Jeffrey P. Bezos, CEO của Amazon, một cơ sở làm ăn bị T.T Trump đòi đóng thuế thu nhập và khi T.T Trump đòi tăng thuế cao các món hàng của Trung cộng, ảnh hưởng tới chuyện làm ăn của Amazon thì dĩ nhiên tờ báo của ông chủ Amazon là Washington Post sẽ tìm cách triệt hạ uy tín T.T Trump là hiển nhiên.

baomai.blogspot.com
  
Hôm nay T.T Trump ký lệnh giảm tiền thuốc tây (có toa) cho công dân Mỹ thì KHÔNG có bất cứ bài bào nào của những tờ báo chuyên chửi Trump đưa tin!

baomai.blogspot.com
  
Đời sống luôn cần sự công bằng và không ai có quyền sống trên xương máu của người khác gầy dựng nên.

baomai.blogspot.com

Halloween và những điều có thể bạn chưa biết
Boeing 747 _ Siêu máy bay chinh phục thế giới
Chấm dứt hiệp ước INF _ Đối sách của Hoa Kỳ đối với Trung cộng?
Lời nói cuối cùng của Steve Job
Một y tá giết 99 bệnh nhân bằng thuốc độc
Chính trị và lời nói không mất tiền mua
Tiếng gọi từ trái tim của Richard Gere
Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?
Mỹ đánh TC đỡ không nổi
Tại sao Nhân dân tệ đang tụt dốc?
Nhà văn Kim Dung rất gần gũi với văn hóa đại chúng
Trump muốn bỏ quyền ‘trẻ sinh ở Mỹ thì có quốc tịch’
Opossum con vật săn bọ chét
Tác giả kiếm hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94
Bầu cử Hoa Kỳ _ Bầu cho ai?
Ngày Nấm 12 tuổi
Đảng Dân Chủ đã thay đổi lý tưởng?
Khi nữ nhân ăn phở
Công chúa Nhật kết hôn với thường dân
Máy bay tàng hình của Hoa Kỳ

Halloween và những điều có thể bạn chưa biết

baomai.blogspot.com
Halloween là gì? Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Phải chăng đó là nghi lễ thờ quỷ dữ hay đó là tàn tích của những lễ nghi tà giáo từ thời xa xưa? Bản thân từ “Halloween” có xuất xứ từ Thiên Chúa Giáo, đó là từ kết hợp của hai từ Hallows Eve (ngày lễ thánh hóa hay còn gọi là ngày lễ các thánh) diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 11, tháng cầu cho các linh hồn đã qua đời. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên người Celtic ở Ai-len đã kỷ niệm ngày này vào ngày 31/10, tức là ngày cuối cùng của mùa hè như là một nghi lễ mừng năm mới.

Halloween 2018 vào ngày mấy?

Halloween là ngày mấy? Câu hỏi tuy đơn giản nhưng không ít bạn không biết là Halloween vào ngày nào và ý nghĩa ngày lễ Halloween là gì? Câu trả lời là: Halloween 2018 vào ngày thứ 4, 31/10/2018.

baomai.blogspot.com
Biểu tượng bí ngô trong ngày Halloween

Biểu tượng của ngày lễ Halloween là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng.

Chuyện kể lại rằng, vào ngày đó những người đã chết sẽ quay về nhân gian tìm một cơ thể và nhập vào để được đầu thai vào năm sau. Đó là cách duy nhất để các linh hồn đó có thể được tái sinh. Người Celtic tin rằng ngày đó chính là ngày âm dương giao hòa, kẻ chết và người sống có thể tiếp xúc với nhau. Dĩ nhiên người sống không bao giờ muốn cơ thể của mình bị các linh hồn “cướp” mất, vì thế vào tối 30/10 tất cả các làng mạc đều dập tắt lửa và mặc những trang phục cực kỳ ghê tởm và diễu hành ầm ĩ khắp xóm để xua đuổi các linh hồn đến tìm kiếm thân xác để nhập vào.

Hóa trang ma quái trong ngày lễ Halloween 

baomai.blogspot.com

Có một tài liệu khác cho rằng sở dĩ người Celtic dập tắt lửa nhà mình là để đến hôm sau tất cả cư dân cùng thắp sáng nhà mình bằng cùng một ngọn lửa được lấy từ trung tâm vùng Ai-len. Và cơ thể những người bị các linh hồn nhập vào sẽ bị trói vào cọc và đốt để cảnh cáo và cũng là để xua đuổi các linh hồn muốn tái sinh. Nhưng càng về sau này người ta càng tin rằng đó chỉ là những truyền thuyết mà thôi.

baomai.blogspot.com
  
Ngày lễ Halloween sau đó đã du nhập sang rất nhiều nước khác nhau, nhưng mỗi nước đều biến tấu nó đi để ngày lễ Halloween là của mình. Đầu tiên phải kể đến người Roman, ngay từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, người Ý xa xưa đã dùng ngày cuối tháng 10 này để tưởng nhớ nữ thần Pomona, nữ thần trái cây của họ. Biểu tượng của nữ thần Pomona là trái táo, điều này giải thích cho trò đớp những trái táo trong ngày Halloween hiện nay.

Chuyện về quả táo Pomona

baomai.blogspot.com
Quả táo Pomona – Halloween

Cây táo từ lâu đã được gắn với hình ảnh nữ thần bất tử và trí tuệ. Nếu bổ ngang một quả táo, sẽ lộ ra hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng cho nữ thần trong niềm tin của người Châu Âu ngày xưa. Táo Pomona là những quả táo được thả trong chậu nước, hoặc trên sợi dây. Những thanh niên tới tuổi cập kê tìm mọi cách để lấy quả táo và người nào làm được thì sẽ là người sớm được lập gia đình. Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết dân gian khá lý thú như ai gọt vỏ táo Pomona trước một cái gương bên cạnh một cây nến cháy thì sẽ nhìn thấy hình ảnh của người vợ (chồng) tương lai trong gương, hoặc cố gắng giữ vỏ táo càng lâu thì cuộc đời của bạn được kéo dài…!

baomai.blogspot.com
Bổ ngang quả táo sẽ lộ ra hình ngôi sao 5 cánh

Người Châu Âu thì cho rằng, những bộ trang phục kỳ quái trong ngày Halloween không phải có xuất xứ từ người Celtic mà có xuất xứ từ chính những người Châu Âu. Vào thế kỷ thứ 9, ngày 2/11 hàng năm và cũng là ngày cầu cho các linh hồn, những giáo dân thường ăn mặc giống như những kẻ ăn mày rồi đi từ làng này sang làng kia để xin những mẫu bánh vụn tượng trưng cho thức ăn nuôi dưỡng linh hồn. Những người này tin rằng, họ càng xin được nhiều mẩu bánh thì linh hồn của những người thân của họ sẽ nhận được càng nhiều những lời cầu nguyện. Các giáo dân tin rằng, những lời cầu nguyện này sẽ giúp cho những linh hồn người thân của họ còn mắc kẹt ở đâu đó sẽ được lên thiên đàng.

Truyền Thuyết Về Halloween

baomai.blogspot.com
  
Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ “Jack-ó-lanterns” đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.

Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến “yểm” và “khóa các cửa” ra vào. Thế là con quỷ bị bắt… Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật “yểm ma quỷ” mở đường cho quỷ chạy thoát.

baomai.blogspot.com

Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào… vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm… trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.

baomai.blogspot.com
  
Ngày lễ Halloween được du nhập vào Mỹ từ năm 1840 theo chân những người Ai-len di cư sang Mỹ. Đầu tiên nó chỉ diễn ở các nông trang, nhưng ngày nay cũng giống như nhiều quốc gia khác Halloween đã trở thành một ngày lễ chung cho tất cả mọi người, nhất là đối với giới trẻ.

Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ “trick or treat” chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này “hàng xóm láng giềng” hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất được chào đón của thiếu niên và một số thanh niên.

Các tập tục trong ngày Halloween

“Trick Or Treat” Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween.

baomai.blogspot.com
“Trick or Treat” – “Cho kẹo hay bị ghẹo”

“Trick” nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: “Treat” là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói “trick or treat". Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi". Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc “trick” nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).

Ý nghĩa giáo dục của ngày Halloween

baomai.blogspot.com
  
Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:

* Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt

* Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn

baomai.blogspot.com

Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội… Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

baomai.blogspot.com
  
Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là “ân đền, oán trả” và “giữ lời hứa". Dù rằng sự “giữ lời hứa” này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng.

baomai.blogspot.com
  
Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.

Ý nghĩa nhân bản

baomai.blogspot.com
  
Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của “cõi Âm” mà đại diện là chàng Jack?

Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người… mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân…

Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!

baomai.blogspot.com
  
Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.

baomai.blogspot.com

Với ý nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la.

baomai.blogspot.com

Boeing 747 _ Siêu máy bay chinh phục thế giới
Chấm dứt hiệp ước INF _ Đối sách của Hoa Kỳ đối với Trung cộng?
Lời nói cuối cùng của Steve Job
Một y tá giết 99 bệnh nhân bằng thuốc độc
Chính trị và lời nói không mất tiền mua
Tiếng gọi từ trái tim của Richard Gere
Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?
Mỹ đánh TC đỡ không nổi
Tại sao Nhân dân tệ đang tụt dốc?
Nhà văn Kim Dung rất gần gũi với văn hóa đại chúng
Trump muốn bỏ quyền ‘trẻ sinh ở Mỹ thì có quốc tịch’
Opossum con vật săn bọ chét
Tác giả kiếm hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94
Bầu cử Hoa Kỳ _ Bầu cho ai?
Ngày Nấm 12 tuổi
Đảng Dân Chủ đã thay đổi lý tưởng?
Khi nữ nhân ăn phở
Công chúa Nhật kết hôn với thường dân
Máy bay tàng hình của Hoa Kỳ
Bạn có vấn đề về uống nước không?