Pages

Tuesday, January 1, 2019

Bài hát tiên tri Happy New Year của ABBA

baomai.blogspot.com
Bài hát Happy New Year của ABBA là một bài hát tiên tri.

Với vẻ đẹp lộng lẫy thoáng u buồn của giai điệu cũng như cách phối âm tài tình, rất giản dị mà tao nhã, bài hát Happy New Year của ABBA đã trở thành một bài hát bất hủ. Mỗi một dịp năm mới là bài hát này lại được ngân vang lên khắp mọi nơi trên thế giới. Và còn một điều thú vị khác, đó là tính tiên tri lạ lùng của bài hát.

baomai.blogspot.com
Cứ vào độ trước Tết Dương lịch cho đến Tết Âm lịch, giai điệu ca khúc “Happy New Year” – một ca khúc của ban nhạc nổi tiếng ABBA – lại vang lên trên các kênh phát sóng phát thanh, truyền hình, các chương trình văn nghệ, các công viên, siêu thị tại Việt Nam.

Bài hát ra đời năm 1980 và xuất hiện ngay tại Việt Nam không lâu sau, vào giữa những năm đời sống đầy khó khăn. Các khúc của ABBA tràn đầy khát vọng yêu thương, khát vọng hòa bình, ước mơ đoàn tụ… tạo cảm giác rạo rực xuân mới đã tràn về. Vì thế cá khúc đã được lồng nhạc phóng tác mới và dùng rộng rãi quá đà, tại các kênh phát thanh, truyền hình…

Trước hết, chúng ta hãy đọc lời ca:

baomai.blogspot.com 
 baomai.blogspot.com

Vì sao lại có những câu nặng trĩu lo âu như vậy trong một lời chúc mừng năm mới? Để hiểu được điều đó, chúng ta phải trở lại thời điểm ra đời của bài hát. Những bạn đọc lớn tuổi hẳn nhớ rằng vào thập niên 1970 nhân loại dường như đang đứng bên bờ vực thảm hoạ diệt vong: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang, khủng hoảng dầu lửa năm 1973.

baomai.blogspot.com
  
Chiến tranh Việt Nam cuối cùng đã chấm dứt năm 1975, nhưng những cuộc chiến tranh khác vẫn tiếp tục hay bùng phát ở khắp nơi trên thế giới. Thập niên 1970 cũng nổi tiếng với cuộc đảo chính đẫm máu của Pinochet, những cuộc diệt chủng của Suharto ở Đông Timor, Mengistu ở Ethiopia, của Pol Pot ở Campuchia… Nhưng thập niên 1970 cũng chỉ là một thập kỷ nữa thêm vào chuỗi những thập kỷ đầy giết chóc và tàn phá trước đó. Đến cuối thập niên 1970, số lượng đầu đạn hạt nhân trên thế giới đã đủ để hủy diệt vài lần nền văn minh nhân loại.

Đó dường như là kết quả tất yếu của một thế giới kỹ nghệ hóa đến mất hết tính người. Để thấy hết cái hay của bài hát, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về cuốn “Tân thế giới dũng cảm”  (Brave New World).

baomai.blogspot.com

Xuất bản lần đầu năm 1932, cuốn tiểu thuyết của Huxley lấy bối cảnh là thế giới thế kỷ 26, trong đó tác giả không chỉ dự báo sự phát triển của khoa học và công nghệ, như công nghệ sinh học, kỹ thuật nhân bản … mà còn cả những nghịch lý của xã hội công nghệ, nơi không còn gia đình, nghệ thuật, tôn giáo, triết học, và đa dạng văn hoá, nơi hạnh phúc của con người phụ thuộc vào máy móc, thuốc, chất kích thích và tình dục, …

baomai.blogspot.com  
Đôi khi em thấy/ Tân thế giới dũng cảm đang đến gần/ Đang sinh sôi nẩy nở/ Trên tro tàn của cuộc đời ta/ Ôi, con người là một gã khờ/ Nhưng hắn cứ tưởng rằng mình vẫn ổn/ Lê đôi chân đất sét/ Hắn lang thang lang thang/ Mà chẳng biết mình đang lạc lối…

Chúc mừng năm mới/ Chúc mừng năm mới/ Cầu cho mọi người bóng dáng xa xôi/ Một thế giới nơi láng giềng đều là bè bạn/ Chúc mừng năm mới/ Chúc mừng năm mới/ Cầu cho mọi người hy vọng và ước mơ/ Để tìm kiếm, hay nếu không, em và anh/ Chúng mình cũng có thể ngả mình và chết…

Đoạn tiếp sau còn buồn bã hơn:

baomai.blogspot.com
  
Bây giờ em cảm thấy/ Rằng mọi giấc mơ ta từng có ngày nào/ Đều đã chết/ Chẳng còn gì ngoài xác hoa giấy trên sàn/ Một thập niên vừa chấm dứt/ Nào ai biết một thập niên tới đây/ Những điều gì sẽ đến/ Điều gì đang đợi chúng ta/ Vào cuối năm tám mươi chín…

Điều gì diễn ra vào năm 1989? Khi mọi thứ xảy đến, đó là sự sụp đổ dây chuyền của các nước XHCN Đông Âu. Năm 1989 là một cái mốc quan trọng đến mức ta có thể nói đó chính là sự kết thúc sớm của thế kỷ XX. Và 1989 còn là cái năm không thể nào quên của người Trung Cộng, năm của Thảm sát Thiên An Môn, hàng chục ngàn sinh viên chết dưới làn xe tăng và súng của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Cộng.

baomai.blogspot.com  
Bức tường Berlin – biểu tượng của chế độ độc tài ở Đông Âu đã bị sụp đổ năm 1989, đánh dấu sự sụp đổ của các nhà nước Cộng sản theo kiểu Liên Xô ở Đông Âu.

Và ngày nay khi Trung Cộng đang vươn tầm thế giới, mọi thứ đang chuyển biến mạnh mẽ, nhưng tốt hơn hay xấu hơn, là điều không dễ trả lời. Nhưng có một điều chắc chắn: bóng dáng của “Một thế giới nơi láng giềng đều là bè bạn” vẫn còn xa xôi, và những lời chúc của ABBA trong Happy New Year vẫn là những lời chúc của tương lai.

baomai.blogspot.com
  
Nỗi lo âu vẫn còn đó, chiến tranh vẫn lan tràn, thù hận vẫn dai dẳng, môi trường vẫn tiếp tục bị tàn phá, và sự phát triển của công nghệ dường như càng làm cho những mối hiểm nguy tăng thêm. Nhân loại, hơn bao giờ hết, cần phải suy nghĩ và hành động để bảo vệ và cải thiện cuộc sống của chính mình.

baomai.blogspot.com

 Lời bài hát vẫn không nguôi thổn thức. Vậy rốt cuộc chúng ta đang lê bước tìm kiếm điều gì? Bây giờ đã đến lúc phải nói với nhau và hát cùng với ABBA:

Chúc mng năm mi/ Chúc mng năm mi/ Cu cho mi người bóng dáng xa xôi/ Mt thế gii nơi láng ging đu là bè bn/ Chúc mng năm mi/ Chúc mng năm mi/ Cu cho mi người hy vng và ước mơĐể tìm kiếm, hay nếu không, em và anh/ Chúng mình cũng có th ng mình và chết…

BM

BM

baomai.blogspot.com

Nhân vụ 152 người trốn lại Đài Loan nghĩ về danh dự dân tộc
Năm mới: 'Ngày lành tháng tốt'
Học sinh 16 tuổi ở Kansas sắp tốt nghiệp trung học và Harvard
Vụ 152 người Việt bỏ trốn tại Đài Loan
Giới khoa học Châu Âu lo ngại về AI và robot
Từ “cảnh sát toàn cầu” đến “quan tòa thế giới”
Cuộc trấn áp MS-13 làm giảm hoạt động bạo lực
TT Trump so tường biên giới với tường Obama bao quanh nhà
Bước đường gập ghềnh của Macron với nước Pháp
Trump làm ngược chiến lược “cú đêm” Kissinger
3 sân bay tồi tệ nhất thế giới
Thú vui ẩm thực về đêm ở Đài Loan
Nên tránh 20 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung cộng
Những gì bạn cần biết về sô cô la
Nội bộ TC căng thẳng vì áp lực của Trump
Giải mã Mỹ rút quân khỏi Syria
Trời không giúp được Tập
Truyền thông ghét Trump năm 2018
Những 'hit' của điện ảnh quốc tế năm 2018
Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đổ về Đài Bắc xếp hình

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.