Pages

Tuesday, May 14, 2019

Mỹ - Trung cộng chuẩn bị đánh nhau

BM
Theo hãng tin Reuters quân đội Hoa Kỳ cho hai tàu khu trục có hoả tiễn dẫn đường Preble và Chung Hoon tuần tra  vào bên trong vùng 12 hải lý các đảo đang có tranh chấp chủ quyền ở đảo Trương sa Biển Đông,  Bắc Kinh tức giận.

Tư lệnh Clay Doss của Hạm đội 7 của quân đội Hoa Kỳ cho biết hoạt động “qua lại vô hại” đó nhằm mục đích “thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh hải quá mức và bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến hàng hải do luật pháp quốc tế quy định”.

BM

Còn Trung cộng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng tuyên bố các tàu của Hoa Kỳ đã tiến vào vùng biển gần các đảo nhỏ mà không có sự cho phép của chính phủ Trung cộng, và hải quân Trung cộng đã ra cảnh báo buộc các tàu này phải rời đi. Ông Sảng còn họp báo hôm 6/5 cáo buộc Mỹ “Một số động thái có liên quan của các tàu Hoa Kỳ đã xâm phạm chủ quyền của Trung cộng, và phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự của các vùng biển liên quan. Trung cộng không hài lòng và mạnh mẽ phản đối điều này.”
Chưa lúc nào căng thẳng giữa TC và Mỹ cao điểm ở Biển Đông như lúc này. Chưa lúc nào Mỹ tung quân ra Ấn độ Thái Bình dương như bây giờ. Phải chăng Biển Đông là mặt trận điểm của cuộc chiến tranh Mỹ- TC mà Mỹ đã phối hợp bố trí trận đồ với Đài Loan, Nhật, Phi rồi. Còn diện của cuộc chiến tranh Mỹ- TC này Mỹ không dấu diếm, đã lập vòng vây TC với chiến lược Á châu Thái bình dương. Mỹ  sẵn sàng phong toả TC ở Eo Biển Mã Lai, cổ chai đi vào Thái bình dương. Ấn độ cũng sẵn sàng ngăn chận TC vào cảng  chiến lược Hambantota để lên đường bộ đi vào Nam Trung cộng. Hambantota là cảng lớn của  Sri Lanka bị TC siết lấy để trừ 1 tỷ nợ vay của TC.

BM

Trong chánh quyền Mỹ, Bộ Quốc Phòng hôm 02/05/2019  gởi cho Quốc Hội bản phúc trình nêu rõ: "Giới lãnh đạo Trung cộng đang sử dụng sức nặng kinh tế, ngoại giao và quân sự ngày càng tăng của nước họ để thiết lập quyền thống trị của họ trong khu vực (châu Á) và mở rộng ảnh hưởng của Trung cộng ra thế giới". Do đó, theo Bộ QP, các dự án của TC ở nước ngoài như Con Đường Tơ Lụa Mới "có thể sẽ dẫn đến việc thiết lập các căn cứ quân sự tại nước ngoài để đáp ứng nhu cầu bảo vệ các dự án đó".

Ngày 3 tháng 5,  2019 tin đài Á châu Tự do Mỹ RFA cho biết, “Mỹ nói sẽ có chiến lược mới để phản pháo lại TC… Hoa Kỳ sẽ công bố một chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới trong tháng 5 nhằm chống lại nỗ lực của Trung cộng muốn quân sự hóa Biển Đông. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách an ninh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ cho biết khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương này đã được xác định là "vùng ưu tiên" trong bối cảnh Hoa Kỳ tiếp tục tập trung sự quan tâm và hiện diện tại đây.

BM

Mỹ-Philippines cũng đang thảo luận về việc đặt một hệ thống hỏa tiễn được nâng cấp ở Biển Đông để chống lại sự bành trướng của Trung cộng trong khu vực tranh chấp, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) cho biết hôm 3/4. Trung cộng.

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung cộng tiếp tục leo thang. Đô đốc John Richardson tư lịnh Hải quân Mỹ tuyên bố được báo Financial Times (FT) dẫn lời đăng ngày 28-4 (giờ Mỹ), cảnh cáo rằng  Mỹ sẽ hành xử với cảnh sát biển và lực lượng dân quân biển của Trung cộng tương tự như cách hành xử với hải quân Trung cộng ở Biển Đông. Trong 9 năm qua, hạm đội tàu tuần tra lớn của lực lượng cảnh sát biển Trung cộng tăng hơn gấp đôi số lượng, lên trên 130 chiếc, trở thành lực lượng cảnh sát biển lớn nhất thế giới. Và lực lượng dân quân biển của Trung cộng là một lực lượng dân sự vũ trang dự bị được huy động khi cần, bao gồm các ngư dân và tàu cá.

BM
  
Đây là lực lượng duy nhất trên thế giới được chính phủ Trung cộng ban thẩm quyền hoạt động kiểu này theo nhận định của Bộ Quốc Phòng Mỹ. TC lợi dụng đông người sẽ dùng chiến thuật ‘biển tàu’ trên Biển Đông khi đánh với Mỹ, như TC thời Mao trạch Đông dùng chiến thuật ‘biển người’ đánh với Mỹ trong Chiến tranh Triêu Tiên. 

BM

Quân đội Mỹ hôm 28/4 cho biết Hải quân đã điều hai tàu chiến qua eo biển Đài Loan trong bối cảnh Bộ Quốc Phòng tăng tần suất hoạt động qua tuyến đường thủy chiến lược này, bất chấp phản đối của Trung cộng, theo Reuters. Hai tàu khu trục được xác định là William P. Lawrence và Stethem. Ông Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Bảy của Hải quân Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo "Hai tàu chiến quá cảnh trên eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở hàng hải". 

BM

Vào tháng trước Hoa Kỳ cũng đã điều một hàng không mẫu hạm tới khu vực gần rặng san hô chiến lược, nơi đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila. Bãi cạn Scarborough là nơi Trung cộng trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát kể từ 2012 tới nay, sau cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung cộng kết thúc. Kể từ đó, Trung cộng trên thực tế đã phong tỏa khu vực này, nơi vốn là ngư trường màu mỡ của ngư dân Philippines, và thường xuyên cho tàu cá cùng các tàu "cảnh sát biển" tới nơi.

Trong một nỗ lực nhằm kềm chế thái độ của Trung cộng tại đây, hồi tháng Giêng năm ngoái, hải quân Mỹ đã gửi một tàu khu trục tiến sát phạm vi 12 hải lý của bãi cạn này, nhằm thực thi quyền tự do đi lại ở Biển Đông.

BM

Còn Pháp cũng nhập cuộc Biển Đông. Hôm 6/4, tàu hộ vệ Vendemiaire của Pháp cũng đã đi  vào eo biển Đài Loan theo Reuters. Chính vì hành động này, mà Trung cộng đã rút lời mời đại diện Pháp đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Hải quân Trung cộng hôm 23/4.Bộ Quốc Phòng Trung cộng cũng đã chính thức lên tiếng phản đối Pháp và gọi hành động của Pháp là vi phạm vùng biển của Trung cộng.

Tháng Ba vừa qua, khi ra điều trần trước Quốc Hội Mỹ, Bộ trưởng Quốc Phòng Shanahan đã tuyên bố rằng dự toán ngân sách quốc phòng cho năm 2020 chính là nhằm đáp lại những thách thức từ Trung cộng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Kể từ năm 2017, hải quân Mỹ đã gia tăng các cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, thường xuyên đi vào khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo và đá mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền.

Còn TC phô trương sức mạnh trên biển với loạt tàu khu trục thế hệ mới vào hôm 23/4/2019. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới duyệt cuộc trình diễn hải quân hùng hậu nhân dịp 70 năm thành lập hải quân Trung cộng, diễn ra ở khu vực biển ngoài khơi cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

BM

Trung cộng hôm 1/5 ra lịnh cấm đánh bắt cá một  loạt  trên  bốn vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông. Cấm hàng năm kéo dài 3 tháng ở khu vực Biển Đông với lý do để bảo vệ nguồn cá phát triển. CSVN đã nhiều lần lên tiếng phản đối lệnh cấm này, nhưng không có hành động bảo vệ vùng biển và tài nguyên của mình.

Ngần ấy sự kiện, thời sự cho thấy chiến tranh có thể xảy ra ở Biển Đông bất cứ lúc nào.



Vi Anh

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.