Sunday, May 12, 2019

Năm hiểu lầm thường gặp về việc gãy xương

BM
Một số trường hợp gãy xương gây biến dạng, có thể dễ dàng nhận biết

Đau đớn đến phát gào thét, đau như bị ai đâm? Không hẳn lúc nào cũng vậy.

Bạn vẫn cử động được, vậy tức là xương không gẫy? Chưa chắc. Claudia Hammond giải mã một số đồn đoán sai lầm về gãy xương.

Còn cử động được nghĩa là xương không gãy

BM
  
"Bạn vẫn cử động được chứ? Nếu được thì tức là bạn không bị gẫy xương đâu." Đó là điều đầu tiên mà người ta thường nói khi thấy bạn quằn quại đau đớn vì bị va đập mạnh ở ngón chân và đang tự hỏi liệu mình có bị gãy xương không.

Trên thực tế, đôi khi bạn vẫn có thể cử động được dù xương đã gãy, thế cho nên đây không phải là một trong những dấu hiệu chính cần xem xét khi xác định xem liệu bạn có bị gãy xương hay không.

Ba triệu chứng hàng đầu của việc gãy xương là đau đớn, sưng tấy và biến dạng.

Nếu xương bị trồi lên 90 độ hoặc lòi hẳn lên bên dưới lớp da thì không có gì phải bàn cãi nữa, đó chính là dấu hiệu chắc chắn cho thấy nhiều khả năng là xương gãy thật rồi. Một dấu hiệu khác nữa của gãy xương là khi bạn nghe thấy một tiếng "rắc" lúc xảy ra tai nạn…

Nếu xương bị gãy, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi đau đớn

BM
  
Không nhất thiết là như vậy. Có khá nhiều những câu chuyện về việc người ta bị vấp ngã nhưng sau đó vẫn trượt tuyết, đi bộ hoặc thậm chí nhảy múa cả ngày mà không hề nhận ra rằng họ đã bị gãy xương từ hồi nào rồi.

Tất nhiên là xương gãy thường gây đau đớn, thậm chí cực kỳ đau, nhưng nếu đó là một vết gãy nhỏ, rất có thể bạn không nhận thấy đau.

Khi bạn phát hiện ra mình bị gãy xương thì điều quan trọng là phải nhờ sự trợ giúp chuyên khoa để đảm bảo xương được sắp xếp đúng cách và giữ đúng vị trí trong quá trình liền xương trở lại, để tránh bị nhiễm trùng hoặc biến dạng xương vĩnh viễn.

BM  
Ngay khi bạn phát hiện xương bị gãy, điều quan trọng là phải điều trị để đảm bảo xương sẽ lành đúng cách

Nhưng có một điều đặc biệt khi bị gãy xương và có cảm giác đau đớn. Có thể là ngay lúc gãy thì không đau, nhưng hồi năm 2015, với việc sử dụng dữ liệu của nửa triệu người trưởng thành lưu trữ trong ngân hàng sinh học ở Anh, UK Biobank, các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton phát hiện ra rằng những người từng bị gãy tay, chân, cột sống hoặc hông trong quá khứ nhiều khả năng sẽ bị đau đớn trong cơ thể sau đó hàng chục năm so với những người khác. May mắn là loại đau đớn tái phát này không phổ biến cho lắm.

Phụ nữ da trắng lớn tuổi cần chú tâm về vấn đề gãy xương do loãng xương

BM
  
Đầu tiên là với vấn đề tuổi tác. Quả thật là phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng bị gãy xương hơn phụ nữ trẻ. Sự thay đổi nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến mất xương khá nhanh và gãy xương thường do loãng xương gây ra.

Xét đến vấn đề chủng tộc thì ở Mỹ, số phụ nữ da trắng bị gãy xương hông nhiều gấp đôi so với phụ nữ da đen. Có một số yếu tố được nêu ra nhằm lý giải việc khung xương phụ nữ da đen thì khoẻ hơn, trong đó có việc khối lượng xương cao hơn trong thời thơ ấu và tỷ lệ chu chuyển xương (bone turnover) thấp, từ đó có thể dẫn đến quá trình giảm mật độ xương theo tuổi tác của phụ nữ da đen chậm hơn so với phụ nữ da trắng.

BM
  
Tuy nhiên, phụ nữ da đen vẫn có thể bị chứng loãng xương, chỉ là với tỷ lệ ít hơn mà thôi. Chỉ có 5% phụ nữ da đen trên 50 tuổi được cho là mắc bệnh loãng xương, dẫn đến việc người ta muốn nghiên cứu nghiêm túc hơn nữa các triệu chứng ở phụ nữ da đen.

Ví dụ, ở Mỹ, phụ nữ Mỹ gốc Phi hiếm khi được giới thiệu đi kiểm tra phát hiện bệnh loãng xương hơn so với phụ nữ da trắng, và nếu được chẩn đoán loãng xương thì họ cũng ít được điều trị hơn.

Gãy ngón chân thì không cần đi gặp bác sĩ vì họ sẽ không làm được gì cho bạn cả

BM
  
Đúng là không phải mọi vấn đề xương cốt đều cần phải băng bó, nhưng ngón chân gãy vẫn cần được kiểm tra.

Nhân viên y tế cần xác định bản chất của vết gãy để giảm bớt đau đớn tái phát về lâu về dài hoặc tránh gây dị tật xương, điều này về sau có thể khiến bạn khó chịu khi mang giày hoặc gây viêm khớp nếu vết xương gãy không lành lặn hẳn. Trường hợp sau khi gãy mà ngón chân bị vẹo ở một góc bất thường thì cần điều trị phức tạp hơn và thậm chí có thể phải phẫu thuật.

BM
  
Hầu hết các ngón chân bị gãy có thể được băng nẹp vào các ngón chân ở hai bên cạnh và giữ cố định trong giày cứng chuyên dùng. Quá trình chữa lành thường mất bốn đến sáu tuần.

Gãy ngón chân cái thì nghiêm trọng hơn và có người thậm chí cần phải bó bột cố định cao lên tận bắp chân trong hai hoặc ba tuần, và sau đó phải nẹp ngón cái vào ngón thứ hai bên cạnh. May mắn là xác suất gãy ngón chân cái chỉ bằng phân nửa so với các ngón khác.

BM  
Hầu hết các ngón chân bị gãy có thể được băng nẹp vào các ngón chân ở hai bên và giữ cố định trong chiếc giày cứng chuyên dùng

Nếu bị gãy xương bàn chân - là phần xương tiếp theo phía trên xương đốt ngón chân, vết gãy vẫn có thể lành lại mà không cần bó bột thạch cao miễn sao bàn chân được nghỉ ngơi không cử động.

Điều này là do xương ở hai bên bàn chân luôn có xu hướng giữ thẳng, tạo công dụng như một thanh nẹp tự nhiên và trong 80% trường hợp xảy ra, xương vẫn nằm đúng vị trí ngay cả khi bị gãy.

Nhưng nếu có những vết thương lộ ra một vết nứt hở, hoặc xương chệch khỏi vị trí đúng thì bạn sẽ cần được điều trị.

Điều này có nhiều khả năng xảy ra đối với xương tiếp nối với xương ngón chân cái, vì nó không được của các xương khác hỗ trợ để giữ nó nằm yên cố định đúng vị trí.

Tương tự, gãy xương ngoài của đoạn xương tiếp nối với xương ngón chân út đôi khi cũng cần phải phẫu thuật hoặc bó bột.

Ngay cả khi bạn không cần phải bó bột thì các đoạn xương bị gãy vẫn cần được chữa trị đúng cách. Một khi đã xác định được rằng cú gãy xương không nghiêm trọng cho lắm thì nhân viên y tế có thể nẹp ngón chân gãy cho bạn và quấn cố định chúng bằng gạc mềm. Và họ sẽ biết liệu bạn có cần dùng nạng trong một vài tuần để ngón chân lành hẳn rồi hẵng đi lại bình thường hay không.

Xương thường khỏe hơn sau khi đã được chữa lành

BM
  
Điều này thoạt nghe có vẻ khó tin, còn về lâu dài thì đúng là chuyện khó tin. Nhưng trong thời gian trước mắt thì xem ra cũng có ít nhiều sự thực trong đó.

Trong quá trình chữa lành, một lớp xương mới khỏe mạnh được tạo ra xung quanh vết gãy để bảo vệ nó. Vì vậy, đúng là một vài tuần trong quá trình bình phục, phần xương bị gãy khoẻ hơn xương bình thường. Nhưng cuối cùng khi mô/lớp xương mới này xốp dần, và vài năm sau, chỗ xương đó có lẽ sẽ chỉ tốt như xương mới chứ không hề khoẻ hơn những cái xương bên cạnh.



Claudia Hammond

BM

Ông Trump xé toạc Tàu cộng vì quá rành binh pháp Tôn Tử
Máy bay lớn nhất thế giới lần đầu tung cánh trên bầu trời
Người Anh 'ít quan hệ chăn gối' hơn trước
Khi niềm hoan lạc bị coi là bệnh hoạn
Thương chiến Mỹ-Trung _ Khúc quanh mới và tác động
Ô nhiễm không khí làm gia tăng tội phạm
Một nghệ sĩ được tái sinh từ vết thương của chiến tranh Việt Nam
Vì sao máy bay thương mại bay ở độ cao hơn 10.000 mét ?
Lịch sử tàn bạo của hòn đảo săn cá voi ở Nam Cực
Tôi thấy hoang tàn trên tuổi xanh
Toàn xã hội rặt kẻ nói láo
Tỷ lệ ủng hộ TT Trump đạt cao kỷ lục trong khảo sát Gallup
Tariff _ Mỹ-Trung ai thiệt, ai hơn?
Nhà khoa học gốc Việt được trao giải thưởng cao quý
Trung cộng huy động cả xã hội đi trộm cắp
VN 'níu giữ' hay sẽ thay đổi 'mô hình Xô Viết'?
Ký túc xá Đức rất đắt đỏ, sinh viên đang tự làm nhà
Trump nói nước Mỹ 'đã đầy' người nhập cư
Con gái 81 tuổi lần đầu gặp mẹ đẻ 103 tuổi
Mạng sống quý hơn vàng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.