Bay ở độ cao hơn 10.000 mét
Nếu là người đã từng nhiều lần di chuyển bằng máy bay, bạn có thể nhận thấy 1 điều rằng các máy bay thương mại phải bay phần lớn quãng đường ở độ cao hơn 10.000 m, hơn cả đỉnh Everest. Vậy tại sao lại như vậy? Bay thấp chẳng phải sẽ an toàn hơn sao?
Một trong những lý do chính khiến những chiếc máy bay thương mại phải bay cao đến vậy là càng lên cao không khí càng loãng giúp máy bay dễ dàng di chuyển hơn, nhanh hơn, tốn ít nhiên liệu và tiết kiệm 1 khoảng kha khá chi phí.
Peter Terry, một phi công có 30 năm kinh nghiệm trong nghề cho biết:
1. Tiết kiệm nhiên liệu
Máy bay thương mại phải bay ở độ cao 10.000 m so với mặt đất.
Theo Doug Morris – đội trưởng của Air Canada: “Quy tắc chung là phải bay cao như vậy để tránh lực cản của không khí vì càng lên cao không khí sẽ càng loãng”. Đúng vậy, không khí loãng sẽ giảm lực ma sát và tạo lực nâng cho cánh máy bay. Thêm nữa, bầu trời ở độ cao này rất ổn định nên máy bay sẽ ít bị khuấy động không khí nên sẽ bay nhanh hơn. Vì thế, lượng nhiên liệu tiêu thụ cho việc di chuyển giảm bớt.
Bay cao 10.000 m giúp máy bay tiết kiệm kha khá nhiên liệu.
Đặc biệt là dòng máy bay phản lực sử dụng tua-bin nén không khí lại càng thích hợp hơn khi bay ở độ cao 9000 m vì không khí ở đây rất thích hợp.
2. Tránh ảnh hưởng của thời tiết
Khi bay ở độ cao từ 10.000 m trở nên, máy bay sẽ tránh được phần lớn thời tiết xấu và hiện tượng không khí xáo động. Nếu đã từng một lần đi máy bay bạn sẽ thấy bầu trời trong xanh khi ở trên cao còn ở độ thấp khi hạ cánh lại thấy mưa phùn buồn tẻ.
Máy bay thường bay ở tần bình lưu.
Tất nhiên máy bay vẫn có thể bay khi có bão nhưng điều đó quá mạo hiểm. Vì thế, các hãng hàng không thường hủy các chuyến bay khi gặp thời tiết bão tố này.
3. Tránh các chướng ngại vật
Bay cao không chỉ tránh lực cản không khí hay những tòa cao ốc mà còn giúp máy bay không đụng phải những vật cản khác, chẳng hạn những đàn chim với số lượng lớn, hay các thiết bị bay không người lái (Drone) có thể va chạm với tốc độ cao hoặc bị cuốn vào động cơ máy bay.
Trong thực tế đã có nhiều va chạm giữa chim sắt (drone) và chim thật. Ví dụ, chuyến bay US Airways 1549 ngày 15/1/2009 phải hạ cánh khẩn cấp ở sông Hudson chỉ vài phút sau khi cất cánh từ sân bay LaGuardia (New York) do bất ngờ đụng phải một đàn chim.
4. Hạ cánh khi gặp trường hợp khẩn cấp
Bay cao sẽ tránh va chạm với những đàn chim đảm bảo an toàn cho máy bay.
Máy bay hạ cánh khi đến phi trường là điều bình thường và không có gì đáng nói nhưng nếu bất ngờ gặp sự cố và phải hạ cánh khẩn cấp lại là một chuyện khác.
Lúc này, ở độ cao 10.000 m nếu như động cơ bị hỏng, phi công có đủ thời gian để đưa ra giải pháp và tìm nơi hạ cánh an toàn (có thể là đáp xuống biển chẳng hạn). Đồng thời không để máy bay giảm tốc độ hoặc rơi quá nhanh khi tiếp đất.
Những máy bay hạng nhẹ thường bay với độ cao thấp hơn nên có quy định riêng. Các cơ quan hàng không trên khắp thế giới, bao gồm Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh (CAA) và Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ đều áp dụng độ cao an toàn là 304 m cách mặt đất, cao hơn so với vật cố định cao nhất trong khu vực bay.
Soya
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.