Hoa Kỳ tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung cộng, một sự leo thang mạnh mẽ trong cuộc thương chiến đang gây thiệt hại cho các nước.
Thuế quan lên các hàng hóa Trung cộng bị ảnh hưởng tăng từ 10% lên 25%, và Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa.
Trung cộng nói rằng nước này lấy làm "hối tiếc sâu sắc" với hành động này và sẽ phải thực hiện "các biện pháp trả đũa cần thiết".
Mức thuế mới được đưa ra khi các quan chức cấp cao của cả hai bên đang nỗ lực cứu vãn một thỏa thuận thương mại tại Washington.
Chỉ mới gần đây, Hoa Kỳ và Trung cộng gần như đã gần như kết thúc những tháng ngày căng thương mại.
Bộ Thương mại Trung cộng xác nhận việc tăng thuế mới đây nhất của Hoa Kỳ trên trang web của mình.
"Hy vọng rằng phía Mỹ và Trung cộng sẽ hợp tác... để giải quyết các vấn đề hiện có thông qua hợp tác và tham vấn," Bộ Thương mại Trung cộng nói trong một tuyên bố.
Thuế quan là thuế do các nhà nhập khẩu trả cho hàng hóa nước ngoài, vì vậy mức thuế 25% sẽ được trả bởi các công ty Mỹ nhập hàng hóa Trung cộng vào nước này.
Thị trường chứng khoán Trung cộng tăng hôm thứ Sáu (10/5), với chỉ số Hang Seng tăng 1% và Shanghai Composite tăng gần 2%.
Tuy nhiên, hồi đầu tuần thị trường chứng khoán đã sụt giảm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ra hiệu tăng thuế vào hôm Chủ Nhật.
Chứng khoán TC sụt giảm vì Mỹ dọa đánh thêm thuế
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Năm ngoái, Hoa Kỳ đã áp thuế quan 10% lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung cộng - bao gồm cá, túi xách, quần áo và giầy dép.
Thuế quan phải tăng vào hồi đầu năm, nhưng việc tăng thuế đã bị trì hoãn do các cuộc đàm phán có tiến triển.
Tăng thuế sẽ tác động đến những gì?
Thương chiến Mỹ-Trung đã đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu trong suốt năm qua và gây ra sự không chắc chắn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Mặc dù ông Trump đã giảm thiểu tác động của thuế quan lên nền kinh tế Hoa Kỳ, việc tăng thuế có thể tác động đến một số công ty và người tiêu dùng Mỹ khi các công ty có thể chịu thêm vài chi phí, giới phân tích cho biết.
Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Châu Á nói: "Đây sẽ là cú sốc lớn với nền kinh tế.
"Tất cả các công ty Mỹ đột nhiên đối mặt với việc tăng 25% chi phí, và rồi bạn phải nhớ rằng người Trung cộng sẽ trả đũa."
Giới chức Mỹ và Trung cộng đã tổ chức nhiều vòng đàm phán trong nỗ lực đạt được thỏa thuận chấm dứt thương chiến
Trong một tuyên bố, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung cộng cho biết họ cam kết giúp cả hai bên tìm ra giải pháp "bền vững".
"Mặc dù chúng tôi thất vọng vì cuộc cạnh tranh gia tăng, tuy vậy chúng tôi ủng hộ nỗ lực tiếp theo của cả hai bên để đạt được sự đồng thuận về một thỏa thuận mạnh mẽ và có thể thực thi nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản và cốt yếu mà các nhân viên của chúng tôi đang phải đối mặt lâu nay ở Trung cộng."
'Leo thang nghiêm trọng' của thương chiến
Phân tích của Karishma Vaswasni, phóng viên kinh doanh châu Á
Không có đột phá, không có thỏa thuận - chỉ có nhiều thuế quan hơn.
Với hành động này, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã giáng một đòn hiệu quả không chỉ vào nền kinh tế Trung cộng - như ông có lẽ đã hy vọng - mà còn vào nền kinh tế Mỹ.
Mức thuế quan 10% trước đây lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung cộng được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ chấp nhận ở một mức độ nào đó, nhưng các nhà kinh tế cho rằng thuế quan 25% sẽ khó 'nuốt' hơn cho họ rất nhiều.
Họ gần như chắc chắn phải tính thêm mức phí đó vào người tiêu dùng Mỹ - và điều đó có nghĩ là giá cả sẽ tăng.
Không nghi ngờ gì nữa, đây là sự leo thang nghiêm trọng - và cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở lại.
Điều này có nghĩa là phần còn lại của chúng ta nên chuẩn bị cho nhiều đau khổ sắp tới.
Tăng thuế ảnh hưởng như thế nào đến các cuộc đàm phán?
Bất chấp căng thẳng leo thang trong tuần này, các cuộc đàm phán giữa Phó thủ tướng Trung cộng Lưu Hạc với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã được tổ chức hôm thứ Năm.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết các quan chức Mỹ đã đồng ý với phó thủ tướng tiếp tục các cuộc đàm phán vào sáng thứ Sáu, truyền thông cho biết.
Mặc dù có những lạc quan gia tăng về tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại gần đây, các điểm mấu chốt vẫn tồn tại xuyên suốt.
Bao gồm những vấn đề quanh việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, làm cách nào nhanh chóng giảm thuế quan và làm thế nào để thực thi thỏa thuận.
Các nhà phân tích nói rằng Trung cộng vẫn sẵn sàng đàm phán để duy trì nền tảng đạo đức và vì họ nhận ra tầm quan trọng của việc giải quyết thương chiến.
"Một cuộc thương chiến sẽ có hại cho Trung cộng, cả nền kinh tế thực và thị trường tài chính. Nó cũng không tốt cho nền kinh tế thế giới," Gary Hufbauer thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nói.
"Sẽ tốt hơn cho Trung cộng để đóng vai trò chính khách hòa giải hơn là một người trả đũa giận dữ."
Tại sao Mỹ và Trung cộng bất hòa?
Trung cộng là mục tiêu thường xuyên của sự tức giận của Donald Trump, với việc tổng thống Mỹ chỉ trích sự bất cân bằng thương mại giữa hai nước và các quy tắc sở hữu trí tuệ của Trung cộng, mà ông nói là gây khó khăn cho các công ty Mỹ.
Một số người ở Trung cộng coi cuộc thương chiến là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của họ, với các chính phủ phương Tây ngày càng lo lắng về ảnh hưởng gia tăng của Trung cộng trên thế giới.
Cả hai bên đã áp thuế quan lên hàng hóa của nhau trị giá hàng tỷ đôla. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn, vì ông Trump cũng cảnh báo rằng ông có thể "sớm" đưa ra mức thuế 25% lên hàng hóa trị giá 325 tỷ đôla của Trung cộng.
Không rõ chính xác điều gì dẫn đến những hành động mới đây nhất của tổng thống Hoa Kỳ, mà dường như làm Trung cộng ngạc nhiên.
Trước các cuộc thảo luận, Ông Trump đã nói Trung cộng "phá vỡ thỏa thuận" và sẽ phải trả giá vì điều đó.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết cuộc tranh cãi này tạo ra "mối đe dọa cho nền kinh tế toàn cầu".
"Như chúng tôi đã nói trước đây, mọi người đều thua trong một cuộc xung đột thương mại kéo dài," cơ quan đảm bảo sự ổn định tài chính toàn cầu nói trong một tuyên bố, và kêu gọi một "giải pháp nhanh chóng".
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.