Pages

Monday, June 3, 2019

Mỹ đánh vào xương sống TC

BM  

Tổng Thống Mỹ D. Trump vừa ký sắc lệnh đưa Tập đoàn Huawei và 68 chi nhánh tại hơn 20 quốc gia trên thế giới vào "danh sách đen" thương mại Entity List, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 17-5. Đó là đòn bó tay, trói chân TC trong chiến lược "Made in China 2025" và “Một Vành Đai Một Con Đường”. Hãng Bloomberg mới đây cho biết, Trung cộng đang xem xét việc trì hoãn các mục tiêu trong chương trình này. Đang trong thời Chiến tranh Thương mại căng thẳng với Mỹ, TC e ngại Mỹ đánh mạnh, đánh toàn diện, đánh xa luân chiến nên Đảng Nhà Nước TC mật lệnh  không cho ‘báo đài’ của Đảng Nhà Nước thông tin, nghị luận ì xèo về hai chiến lược này. Nhưng Mỹ đề cao cảnh giác có thể đó là chiến thuật lùi một bước để tiến hai ba bước của TC.

Trong kỳ họp thứ 11, TC xoá bỏ hầu như mọi cam kết trong các phiên đàm phán trước suốt cả mấy tháng trời, nên TT Trump tăng mức thuế quan từ 10% lên 25% trên các mặt hàng TC nhập vào Mỹ trị giá 200 tỷ Mỹ kim và sau đó có thể lên 300 tỷ.

BM

Chiến lược "Made in China 2025" và chiến lược “Một Vành Đai, Một Con Đường” là hai chiến lược TC mưu toan đánh Mỹ để tranh giành vị thế đệ nhất siêu cường thế giới của Mỹ. Theo các nguồn tin và phân tích đang tin cậy "Made in China 2025" là kế hoạch nâng cấp năng lực sản xuất của Trung cộng để phản ánh cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới của họ. Theo tờ Financial Times cho biết, ‘ý đồ’ của TC hiện đại hoá trong sản xuất sử dụng người máy, 5G, trí thuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT).

Chiến lược này được đặt lên hàng đầu trong sách lược kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình và là một phần trong gói kế hoạch của ông hướng tới mục tiêu tạo ra mô hình kinh tế bền vững, vượt trội của TC. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025, TC sẽ đạt 70% “tự cung tự cấp” trong những thiết bị và nguyên liệu chính cho công nghệ cao.

BM

Còn chiến lược “Một Vành Đai Một Con Đường” là chiến lược TC bành trường kinh tế, chánh trị, quân sự khắp thế giới để TC như Đế Quốc La Mã các nước “đường nào cũng về La Mã”.

Nhưng Tổng thống D. Trump và chánh quyền Mỹ nhận thức được "ý đồ" của Chủ Tịch Bình. Do đó chánh quyền Trump đã biến các lĩnh vực công nghiệp và sản phẩm của TC vào trong trọng tâm của cuộc Chiến tranh Thương mại giữa hai nước.

Sau 10 phiên họp của hai bên Mỹ và TC cả 10 tháng trời kết quả rất tốt. Chính Ô. Tập Cận Bình cụ thể hoá lời hứa “Chúng tôi sẽ thiết lập một hệ thống cơ chế thực thi ràng buộc với các thỏa thuận quốc tế”. Ông Bình cho biết Trung cộng sẽ tiêu chuẩn hóa tất cả ban ngành của chính phủ trong vấn đề ban hành thủ tục hành chính và quản lý thị trường. Chính phủ nước này cũng sẽ loại bỏ những quy định bất hợp lý, biện pháp trợ cấp và những thông lệ gây cản trở cho môi trường cạnh tranh công bằng cũng như làm nhiễu loạn thị trường. “Trung cộng sẽ không can thiệp làm hạ giá đồng nội tệ, gây thiệt hại cho các quốc gia khác. Đồng nhân dân tệ sẽ được giữ ở mức hợp lý và cân bằng. Thị trường sẽ giữ vai trò lớn hơn trong việc định đoạt tỷ giá ngoại hối”, ông Tập Cận Bình khẳng định như thế.

BM

Nhưng đến phiên họp thứ 11 lẽ ra hai bên sẽ phải ký một thỏa thuận chung như trên. Nhưng TC lại lật lọng bỏ gần hết những cam kết của TC. Ngày 10-5 vừa qua, Tổng thống D. Trump phản ứng mạnh. Ông tuyên bố Mỹ sẽ áp mức thuế 25% đối với lượng hàng hóa trị giá hơn 200 tỷ USD của Trung cộng, đồng thời cân nhắc sẽ tăng mức thuế đối với lượng hàng hóa còn lại có trị giá trên 325 tỷ USD.

TC cũng không phải tay vừa, bèn trả đũa. Ngày 13-5, Trung cộng thông báo sẽ tăng thuế nhập cảng từ 10% lên 20-25% đối với lượng hàng hóa nhập cảng từ Mỹ có giá trị 60 tỷ USD.

Chiến tranh Thương mại Mỹ chống TC, mục tiêu giảm thâm hụt thương mại cho Mỹ chỉ là một mục chiến thuật, mục tiêu chiến lược, chánh yếu trong cả chục cuộc đàm phán của Mỹ ngăn chặn sự trỗi dậy của TC qua hai chiến lược “Made in China 2025” và “Một Vành Đai Một Con Đường. Tức là Mỹ đánh vào xương sống kinh tế, chánh trị, ngoại giao của TC.

BM

Những yêu cầu của Tổng thống Trump đối với TC cho ta thấy rõ. Phái đoàn đại diện thương mại Mỹ cố gắng tập trung vào đường hướng chỉ đạo của TT Trump minh thị trong những điểm sau. TC phải: (1) cắt giảm hỗ trợ của nhà nước cho các ngành công nghiệp công nghệ cao; (2) chấm dứt tình trạng ép buộc các công ty nước ngoài phải chia sẻ những công nghệ then chốt đối với các doanh nghiệp Trung cộng; (3) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; (4) gỡ bỏ những hạn chế về quyền sở hữu đối với các dự án đầu tư sắp tới, mở cửa rộng hơn nữa cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài vào Trung cộng; (5) từ bỏ mục tiêu tự cung tự cấp trong những lĩnh vực công nghệ chủ chốt và các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Để thúc đẩy những bước tiến này, chính phủ Mỹ đã áp dụng mức thuế 10-25% đối với hàng hóa TC xuất cảng sang Mỹ (trị giá 250 tỷ USD), siết chặt kiểm soát đối với đầu tư của Trung cộng vào các công ty công nghệ của Mỹ và đưa ra các lệnh trừng phạt đối với sản phẩm xuất cảng của một số công ty công nghệ của Trung cộng.

BM

Phản ứng của Mỹ gây tác động bất lợi cho TC. Nhiều công ty đa quốc gia chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung cộng, đe dọa nền kinh tế hiện nay của Trung cộng và kế hoạch nâng cấp công nghệ của nước này.

Nếu cuộc tranh chấp thương mại leo thang hơn nữa, Trung cộng có thể tương nhượng một phần thứ yếu của chiến lược "Made in China 2025" bằng cách rút lại sự tài trợ cho các công ty TC, cải thiện công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi hơn một chút cho các công ty tư nhân trong nước và nước ngoài so với các doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, ít có khả năng kế hoạch "Made in China 2025" bị từ bỏ hoàn toàn; thay vào đó, nhiều khả năng, Bắc Kinh sẽ đưa một chiến lược quốc gia mới cho việc phát triển công nghệ dưới một cái tên mới, về cơ bản là kế hoạch B của "Made in China 2025".

BM

Nhưng cứu cánh của Mỹ không phải là những nhượng bộ thứ yếu ấy. Cứu cánh tối hậu của Mỹ là bó tay, trói chân TC trong việc tiếp cận, làm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ để hàng hoá của TC “made in China 2025” vượt trội hơn Mỹ. Và chiến lược “Môt Vành Đai Một Con Đường” chết lặng lẽ vì TC thiếu vốn đầu tư, cho vay bẫy nợ, bị các nước tẩy chay.

Nên chính phủ Mỹ đặt ra thêm những hạn chế đối với các sinh viên và các nhà nghiên cứu Trung cộng tại các trường đại học của Mỹ, ngăn chặn những trao đổi, tương tác giữa các nhà khoa học của cả hai nước, hoặc cản trở các nhà đầu tư và các công ty công nghệ lớn của Trung cộng mua lại các công ty khởi nghiệp tại thung lũng Silicon, tốc độ thu nạp kiến thức tại Trung cộng có thể giảm dần và chấm dứt.



Vi Anh

BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.