Pages

Sunday, October 27, 2019

Tại sao chống Cộng là ‘bản sắc’ của người Việt hải ngoại?

BM  

Tinh thần chống Cộng của người Việt tại hải ngoại có nguồn gốc sâu xa từ việc giáo dục tuyên truyền có chủ ý từ những ngày đầu của Việt Nam Cộng hòa vốn được duy trì trong suốt thời kỳ tồn tại của quốc gia này và sau này được người tị nạn Việt Nam mang theo ra đến hải ngoại, một nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây.

Chương trình giáo dục tuyên truyền đó được gọi là ‘Chương trình Học tập Chính trị’ vốn được khởi xướng dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954 để tạm thời chia đôi Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Ý, nghiên cứu sinh Tiến sĩ về xã hội học, cho biết tại hội thảo về nền cộng hòa và các giá trị cộng hòa của miền Nam Việt Nam được tổ chức tại Đại học Oregon ở Eugene hôm 14/10.

Quốc gia chống Cộng

BM
  
“Chương trình Học tập Chính trị’ (CTHTCT) là cách chính quyền đưa ý chí của mình đến với người dân và biến ý chí chính phủ thành tinh thần của người dân,” ông Ý giải thích và cho biết lý thuyết của chương trình này được xây dựng dưới thời Ngô Đình Diệm và được củng cố qua chiến dịch tố Cộng – diệt Cộng vào giai đoạn 1959-1960.

“Mục đích của chương trình này là làm cách nào để người dân hiểu được bổn phận của mình trong quốc gia, bổn phận của công dân trong một quốc gia chống Cộng là gì,” ông nói thêm và nhận định đây là ‘thành quả chính trị’ của nỗ lực xây dựng quốc gia của miền Nam Việt Nam.

Nội dung của CTHTCT này được dựa trên hoạt động và tư tưởng của Đảng Cần Lao do hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu sáng lập, ông Ý nói. “Nó được dùng để xây dựng lòng trung thành cho chế độ bằng cách đảm bảo rằng những người đi học sẽ thấm nhuần những tư trưởng được truyền dạy.”

BM
  
Chương trình này được điều phối ở cấp chính quyền trung ương và là một cách thức quan trọng để truyền bá tư tưởng chính trị dưới thời Việt Nam Cộng hòa, cũng theo lời nhà nghiên cứu này.

Ông Ý cũng nói thêm rằng việc tham dự lớp học là chưa đủ mà còn các học viên còn được yêu cầu ‘áp dụng vào hành vi trong cuộc sống hàng ngày’.

Ông cho biết CTHTCT này ‘đã ăn sâu’ vào đời sống ở Việt Nam Cộng hòa và nhà chức trách đã nỗ lực để đảm bảo các lớp học này được tham dự đông đủ và người tham gia hăng hái học. Những biện pháp như điểm danh, thưởng, phạt cũng đã được áp dụng, ông nói.

“Những biện pháp này giúp cho CTHTCT trở thành một hoạt động thường xuyên và giúp nó trụ lại lâu nhất có thể,” ông nói thêm và chỉ ra những nội dung của chương trình từ thời Đệ nhất Cộng hòa tiếp tục được vận dụng trở lại dưới thời Đệ nhị Cộng hòa.

Từ Hiệp định Geneva

BM
  
Ông Nguyễn Thiện Ý cho biết thông điệp chính của CTHTCT được xây dựng từ việc ký kết Hiệp định Geneva vào năm 1954.

Ông nói rằng thông điệp đó lúc đầu là để biện giải tại sao người dân cần phải ủng hộ Việt Nam Cộng hòa và cũng như cần phải chống Cộng một cách quyết liệt. Đồng thời nó cũng giúp đảm bảo tính chính danh cho chính quyền của ông Ngô Đình Diệm.

BM
  
Theo đó, luận điệu này cho rằng phe Cộng sản là những ‘kẻ phản quốc bán rẻ miền Nam Việt Nam cho quốc tế cộng sản’, ‘lợi dụng khát khao độc lập của người dân Việt Nam’ và rằng ‘bên ngoài cộng sản kêu gọi hòa bình nhưng trên thực tế lại tiến hành chiến tranh’. 

Nó cũng khẳng định lập trường của Việt Nam Cộng hòa là ‘bác bỏ đề xuất thống nhất của miền Bắc vì đất nước cần được thống nhất và độc lập dưới sự tự do chứ không phải nô lệ’ và ‘rằng Việt Nam Cộng hòa không phải là một bên ký kết hiệp định nên không bị ràng buộc’.

Lúc đầu các tài liệu học tập tập trung đưa ra bằng chứng về ‘sự tàn ác của cộng sản’ nhưng sau khi tái cấu trúc vào năm 1958, CTHTCT ngày càng trở nên xoay quanh những mối bận tâm ngoại giao của miền Nam Việt Nam trong thế giới tự do, ông Ý cho biết.

“Trọng tâm mới là tiến trình dân chủ đang phát triển của miền Nam Việt Nam như là giải pháp cho những khó khăn kinh tế và chính trị thời kỳ hậu thuộc địa,” ông nói.

BM
  
“Do đó, luận điệu về Hiệp định Geneva bắt đầu được đưa thêm vào sự tương phản giữa miền Nam tự do và miền Bắc áp bức,” ông giải thích. “Nó khắc họa miền Bắc không chỉ là kẻ phản quốc mà còn là những kẻ xâm lăng quân sự và là bên vi phạm hiệp định được ký kết vào năm 1954.”

“Thông điệp lặp đi lặp lại là miền Bắc là bên ký hiệp định nhưng lại phát động bạo lực ở miền Nam trong khi miền Nam không ký hiệp định nhưng lại mong muốn hòa bình.”

BM
  
Sau cái chết của Ngô Đình Diệm vào năm 1963 và sự sụp đổ sau đó của Đệ nhất Cộng hòa, thông điệp của CTHTCT không hề mất đi mà trái lại có sự hồi sinh dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, ông Ý nói và cho biết dưới các chính quyền khác nhau thì chương trình này lại có trọng tâm khác nhau.

Mặc dù CTHTCT dưới thời Đệ nhị Cộng hòa có những tên gọi khác nhau nhưng nó ‘cũng cùng bản chất, sử dụng lại ý chí, tài liệu cũ’, ông nói thêm.

“Dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, luận điệu được lái theo một phương hướng mới để định hình các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Paris.”

BM
  
Chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi đó mô tả miền Nam Việt Nam là ‘một quốc gia yêu chuộng hòa bình nhưng lại bị chiến tranh tàn phá thảm hại bởi những người cộng sản Bắc Việt’, đưa ra yêu sách cơ bản là ‘miền Bắc phải rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam’ thì mới thực thi hòa bình và chỉ ra ‘bản chất lường gạt của Việt Cộng như đã chứng tỏ trong việc vi phạm Hiệp định Geneva’.

Cho đến Washington và Hà Nội tiến gần đến một thỏa thuận ở Paris, các tài liệu học tập của CTHTCT bắt đầu tuyên truyền về ‘tính chất hai mặt của cộng sản và việc cộng sản vi phạm hiệp định đã được ký kết là không thể tránh khỏi’, ông Ý nói thêm và giải thích rằng bằng cách này, Hiệp định Paris đã được mô tả theo tinh thần của luận điệu chống Hiệp định Geneva vốn chi phối ở miền Nam.

Sợi dây kết nối

BM
  
Nhà nghiên cứu này cho rằng chính tinh thần chống Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris từ CTHTCT đã nuôi dưỡng thông điệp chính trị của những người Việt hải ngoại ngày nay, những người đã bất chấp nguy hiểm tìm đường tị nạn sau ngày 30/4 năm 1975.

Chính quan điểm chống Cộng này là sợi dây kết nối những người di cư từ miền bắc vào miền Nam vào năm 1954 cũng như làn sóng di cư ồ ạt ra hải ngoại sau năm 1975, nhà nghiên cứu này cho biết.

“Tôi cho rằng điểm tương đồng giữa hai cột mốc thời gian này ít cho thấy đó là sự tị nạn chạy trốn cộng sản hơn là cho thấy sự duy trì một luận điệu chính trị vốn đã có từ thời nền Đệ nhất Cộng hòa và tiếp tục có ảnh hưởng lên người Việt ở Mỹ ngày nay,” ông nói.

Ông cũng giải thích thêm rằng do những sĩ quan và công chức của Việt Nam Cộng hòa, những người tham gia nhiều vào CTHTCT, sau này trở thành các lãnh đạo của cộng đồng người Việt hải ngoại, nên những tư tưởng của CTHTCT trở thành một gạch nối giữa Việt Nam Cộng hòa và cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay.

BM
  
Ông Ý đưa ra một ví dụ là các tài liệu và ấn phẩm của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam (tức Mặt trận Hoàng Cơ Minh) vốn chi phối đời sống chính trị của người Việt ở Mỹ vào những năm 1980 đã so sánh sự di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Geneva năm 1954 với thảm cảnh của người tị nạn miền Nam sau năm 1975.

“Khi qua tới bên Mỹ, tinh thần chống Cộng này được đưa vào trong báo chí, sách vở và trong cách người Việt nói chuyện với nhau,” ông nói.

Trao đổi bên lề hội thảo về làm sao những người gốc Việt trẻ sinh ra ở hải ngoại thấu hiểu và chia sẻ tinh thần chống Cộng của cha mẹ của họ trong khi họ không hề có trải nghiệm trực tiếp về cộng sản, ông Nguyễn Thiện Ý giải thích rằng tư tưởng chống Cộng đã trở thành dòng ‘tư tưởng bao trùm’ (hegemony) - ảnh hưởng đến tất cả mọi người, lấn át tất cả mọi quan điểm khác và định hình bộ cách làm văn hóa chính trị của người Việt ở Mỹ.

“Những người không có trải nghiệm nghe riết thành ra tin vào lập luận này và nó trở thành câu chuyện của họ luôn.”

BM
  
“Tình cảm chống Cộng đối với người Việt ở ngoại còn là lời giải thích là tôi từ đâu đến, tại sao tôi có mặt ở đất nước này,” ông nói và cho biết đó là điều tạo nên ‘bản sắc’ và ‘tính thống nhất’ của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.

“Tinh thần chống Cộng của người Việt ở Mỹ sẽ thay đổi. Sẽ không bao giờ có sự lặp lại y hệt (lập luận),” ông nói thêm. “Trong tương lai nó tùy thuộc vào thế hệ trẻ sẽ vận dụng tinh thần chống Cộng này như thế nào, chẳng hạn như ủng hộ các cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong hay dùng nó để hoạt động chính trị.”

Có phải là thành kiến?

BM
  
Trả lời câu hỏi của VOA rằng CTHTCT của Việt Nam Cộng hòa về bản chất có phải không khác gì với chính sách tuyên truyền của chính quyền Cộng sản miền Bắc hay không, ông Ý nhìn nhận rằng ‘nhiều phần giống như vậy’.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra một khác biệt là trong CTHTCT, người học được quyền phê bình hay phản bác những gì mà họ không đồng ý với tài liệu giảng dạy.

Về câu hỏi khi áp đặt tư tưởng lên người dân như vậy thì có đi ngược lại nguyên tắc dân chủ mà miền Nam theo đuổi hay không, ông Ý giải thích: “Ở Việt Nam hiểu dân chủ khác với phương Tây. Không phải mọi người được nói hết những gì họ muốn nói. Cho nên miền Nam áp dụng dân chủ nhưng có phần nào độc tài trong đó.”

Khi được hỏi những người trở nên chống Cộng vì họ được dạy về tinh thần chống Cộng chứ không phải do trải nghiệm của cá nhân họ về cộng sản thì tinh thần chống Cộng đó có phải là cảm tính hay không, ông Ý nói: “Tình cảm và sự thật đi đôi với nhau.”
Ông giải thích rằng nhiều người mặc dù không trải nghiệm trực tiếp nhưng qua nghe kể lại câu chuyện của người thân, bạn bè họ hoặc nghe về những ‘tội ác cộng sản’ như Cải cách Ruộng đất hay phong trào Nhân văn Giai phẩm rồi khi tiếp xúc với CTHTCT thì ‘lý thuyết đó giúp giải thích cho những gì họ đã nghe thấy’.

BM
  
“Sau năm 1975, trong số những người bỏ chạy có những người đã sống với cộng sản nên biết rằng họ không bao giờ sống chung với cộng sản được, cũng có những người vì nghe những câu chuyện về cộng sản nên rất sợ phải bỏ chạy và cũng có những người đi theo gia đình của họ,” ông Ý cho biết.

Ông kết luận rằng tinh thần chống Cộng có một vai trò nổi bật trong việc xây dựng nên cộng đồng người Việt ở Mỹ, nhưng tinh thần đó ‘không phải tự nhiên mà có’ mà là sản phẩm được Việt Nam Cộng hòa xây dựng ‘một cách cẩn thận và có hệ thống’.

“Lịch sử là sản phẩm của những hành động có chủ ý như thế,” ông nói.

BM

Ký ức kinh hoàng trong container chở sang Anh
Nếu có người thiếu nợ bạn thì ông Trời sẽ trả cho bạn
TC lợi dụng việc hợp tác với đại học nước ngoài ra sao?
Hoa Kỳ muốn bắt sống thủ lĩnh của IS
Mỹ và Anh cảnh báo vụ ‘nước sạch nhiễm dầu thải’ ở Hà Nội
Nhiều gia đình Việt lo lắng sau vụ 39 người chết ở Anh
81 chiến sĩ nhảy dù VNCH được an táng tại Westminster
Hành trình người Việt sang Anh, thiên đường hay địa ngục?
Bộ tư pháp Mỹ điều tra hình sự nguồn gốc cuộc điều tra Nga-Trump
Người tù chung thân vượt ngục
Chính sách mới của chính phủ Trump _ ‘Lọc máu tại nhà’
Cảnh sát tìm xe tải thứ nhì sau vụ 39 tử thi
Những người Việt liều mạng để vào Anh
VNCH đã để lại 'di sản lớn về văn hóa và giáo dục'
Tổng Thống Mike Pence 2020?
Ngô Viết Thụ _ Một trí thức lớn
Giới trẻ tại Việt Nam lớn lên sau chiến tranh nhìn về VNCH
5 tháng trong Nghị viện
Hero or Zero?
Vì sao người Thụy Điển không khoe giàu

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.