Các trường đại học Úc được cảnh báo rằng, những hợp tác nghiên cứu của họ với các cơ quan thuộc chính phủ Trung cộng đang giúp nước này tăng cường khả năng giám sát công dân, cũng như tăng cường sức mạnh cho quân đội Trung cộng.
Một cuộc điều tra của chương trình Four Corners thuộc Cơ quan Truyền thông Úc (ABC) đã cho thấy mối quan hệ đáng ngờ giữa một số tổ chức được Bắc Kinh hậu thuẫn và các trường đại học hàng đầu của Úc.
Hợp tác về an ninh - quốc phòng
Chương trình Four Corners dẫn lời ông Alex Joske, nhà nghiên cứu chuyên về Trung cộng, thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc, cảnh báo các tổ chức của Úc đang bị các tổ chức nhà nước Trung cộng hoặc được nước này hậu thuẫn.
Ông chỉ ra những hoạt động hợp tác của Đại học Queensland và Đại học Quốc gia Úc với các đối tác Trung cộng.
Trong đó, Đại học Quốc gia Úc với hơn 30 dự án hợp tác với các trường đại học quốc phòng của Trung cộng.
Ông cho biết, trường đại học này được tài trợ cho các chương trình nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và đã đào tạo một nghiên cứu sinh người Trung cộng làm việc trên các máy bay không người lái.
"Khi anh ta [nghiên cứu sinh này] trở về Trung cộng, anh ta đã được thăng chức trong chương trình máy bay không người lái của quân đội Trung cộng," ông Joske nói.
Hồi cuối tháng Bảy, báo The Australian cũng nêu trường hợp một giáo sư Đại học New South Wales là đồng tác giả trong nhiều nghiên cứu với các tướng lĩnh Trung cộng, những người có liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh.
Vị giáo sư này cũng đã hướng dẫn ít nhất là chín nghiên cứu sinh của Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung cộng.
Đại học này hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban Quân sự Trung ương Trung cộng, đã bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách đen, bởi các siêu máy tính của đại học được cho là đã hỗ trợ các hoạt động mô phỏng các vụ nổ hạt nhân và mô phỏng các hoạt động quân sự.
Càn quét dữ liệu để…. tăng thiện cảm
Trong khi đó, tờ Guardian dẫn báo cáo "Engineering Global Consent, a policy brief" của TS Samantha Hoffman, thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc.
Báo cáo này cho rằng, nhà nước Trung cộng tìm cách gây ảnh hưởng - và khi có thể kiểm soát - môi trường chính trị và trực tuyến toàn cầu; để từ đó, nâng cao thiện cảm của công chúng trên toàn thế giới với nước này.
Đó là lý do khiến nước này mở rộng hoạt động ảnh hưởng sang các tổ chức như các trường đại học ở Anh, Mỹ và Úc.
Bởi vậy, bà cho rằng, nếu chỉ dồn chú vào các hoạt động như công nghệ 5G hay gián điệp mạng của Trung cộng, thì chúng ta đang bỏ qua một bức tranh lớn hơn về các hoạt động của Trung cộng.
Theo Guardian, Trung cộng đang tìm cách gây ảnh hưởng, và khi có thể sẽ là kiểm soát, không gian chính trị và trực tuyến toàn cầu.
Theo đó, ngay như một công nghệ có thể xem là tương đối lành tính như dịch thuật cũng có thể bị Trung cộng khai thác nhằm hỗ trợ cho lợi ích của mình.
Chẳng hạn, công ty Global Tone Communications Technology Co Ltd (GTCOM) là một công ty con của một doanh nghiệp nhà nước của Trung cộng.
Chỉ một trong những nền tảng của công ty này, Insidersoft, vốn tập trung thu thập dữ liệu từ các phương tiện truyền thông và truyền thông xã hội, đã thu thập 10 terabyte mỗi ngày - tương đương với 5tn từ.
Hàng năm, nó thu thập từ 2 đến 3 petabyte - tương đương với 20 tỉ ảnh trên Facebook.
Theo Guardian, trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, giám đốc điều hành của GTCOM, Eric Yu, cho biết, công ty này đã hợp tác với các trường đại học trên khắp thế giới và chọn ra Đại học New South Wales, nơi đang sử dụng các nền tảng YEEKIT và YeeSight để hợp tác các dự án dữ liệu lớn của mình.
Còn Đại học Công nghệ Sydney (UTS) có sự hợp tác với Haiyun Data để số hóa các ký tự Trung cộng viết tay.
Đại học này nói với tờ Guardian rằng, nghiên cứu có thể được sử dụng hữu ích trong các văn phòng trên toàn cầu.
Nhưng UTS cho biết, không có phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo chung, như một trang web tiếng Trung cộng viết.
Giáo sư John Fitzgerald, người chủ trì Hội đồng Úc-Trung thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), cũng lo ngại rằng việc hợp tác nghiên cứu có thể khiến nước Úc gặp nguy hiểm.
"Khoa học và công nghệ của Úc đang trở thành một ưu tiên của Chính phủ Trung cộng, bởi chúng tôi đang tham gia vào các hợp tác thực sự, được thiết kế để hỗ trợ cho các mục tiêu của Trung cộng, chứ không phải cho chính chúng tôi," ông nói, theo ABC.
Úc lập lực lượng đặc nhiệm
Biểu ngữ ủng hộ cho các cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong tại Đại học Queensland, Úc
Mới đây, Úc đã lập lực lượng đặc nhiệm nhằm bảo đảm các trường đại học của nước này có hệ thống đủ mạnh để an toàn trước các cuộc tấn công an ninh mạng từ nước ngoài.
Bộ trưởng Giáo dục Úc Dan Tehan cho rằng, can thiệp từ nước ngoài là một hồi chuông cảnh tỉnh cho khu vực trường đại học của Úc, cũng như với các doanh nghiệp và chính phủ.
Còn nhà phân tích Alex Joske thì nói với đài SBS của Úc rằng, "Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải chờ xem chiều sâu của cuộc điều tra, do lực lượng đặc nhiệm gồm các tổ chức khác nhau này thực hiện. Nhưng chắc chắn đây là một tiền đề quan trọng để giúp chúng ta thúc đẩy cuộc thảo luận lớn hơn."
Hồi năm ngoái, Úc cũng đã thông qua Dự thảo Luật chống can thiệp chính trị từ nước ngoài.
Theo đó, những cá nhân vận động hành lang cho các chính phủ nước ngoài sẽ được ghi vào sổ đăng ký công khai.
Đây được xem là bước đi nhằm minh bạch hóa hơn tình trạng ảnh hưởng nước ngoài đến chính trị Úc.
Tuy nhiên, theo ABC, giáo sư Trung cộng Chen Hong phủ nhận việc nước này đặt ra bất cứ một mối đe dọa.
"Chúng tôi thấy ASIO [Cơ quan An ninh Tình báo Úc] và các lực lượng tình báo khác ở Úc đưa ra cáo buộc trực tiếp hoặc gián tiếp, chống lại Trung cộng," ông nói trong chương trình truyền hình trên.
Ông tiếp lời: "Chúng tôi nghĩ rằng, những cáo buộc này không có cơ sở và không có bằng chứng đáng kể."
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.