Gần hai thập niên CSVN chuyển hệ tư duy, đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hôi chủ nghĩa. CS mở cửa cho đầu tư ngoại quốc vào nhưng khoá chặt cửa chính trị vẫn độc tài đảng trị toàn diện. Đến thời TT Trump là một tổng thống công khai chống CS, chống Chủ Nghĩa Xã hội. TT Trump hai lần lên tiếng quyết liệt chống CS trước đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Và chính quyền Trump mở cuộc chiến tranh thương mại với TC.
Nhưng TT Trump có vẻ o bế CSVN. Ông đi Hà nội hai lần dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẳng, và hội nghị thượng đỉnh với Chủ Tịch CS Bắc Hàn Kim Jong Un ở Hà nội. Nhân dịp này Ông còn mời Chủ Tich Nước kiêm Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng công du Mỹ.
Trong Chiến tranh Thương Mại với TC, TT Trump còn chỉ vẽ cho các công ty ngoại quốc làm ăn ở TC dời cơ sở sản xuất sang VN để tránh thuế của Mỹ áp đặt vào hàng hoá của TC. Nhiều người Việt trong ngoài nước bảo thủ và kiên trì chống Cộng sản bực mình, nghi ngờ lập trường chống Cộng của Ông.
Nhưng không ít người thầm lặng chờ xem coi Ô Già Gân Mỹ, người mà báo chí quốc tế cho là không thể đoán trước Ông sẽ nói gì và làm gì. Những người này nói Ô Trump là người ăn nói và hành động cực kỳ thực dụng, ‘quân tử nhất ngôn, quân tử dại; quân tử nói đi nói lại quân tử khôn.’
Và chính quyền Mỹ không phải chỉ có một đường lối, một mặt ngoại giao. Người Mỹ gốc Việt rất thám thía hình thái ngoại giao nước đôi này của Mỹ. Mỹ có thể ngoại giao công khai và ngoại giao mật, tay thì bắt tay ủng hộ, chân lại đá giò lái. Dưới tiêu chí đó, có thể nghĩ TT Trump trong giai đoạn đầu là áp dụng công tác ngoại giao công khai, ngoại giao nổi dùng chính trị hiện diện tỏ ra thân cận với CSVN.
Ngoại giao mật, ngoại giao chìm, thâm ý của TT Trump là ly gián. Gây chia rẽ CS Viêt Nam và CS Trung cộng, khai thác vấn đề Biển Đông của CSVN mà TC đã chiếm cứ hầu tái kích hoạt 1.000 năm tiền cừu hậu hận của dân tộc Việt với quân Tàu xâm chiếm VN.
Và cũng gây chia rẽ phe CSVN thân Bắc Kinh hậu thân của CS Bắc Việt bảo thủ, giáo điều và phe CS Miền Nam từng sống vớí kinh tế Mỹ viện trợ thời Việt Nam Cộng Hoà, biết Mỹ không tham vọng đất đai nên chủ trương đổi mới kinh tế, bang giao, giao thương thân với Mỹ. Đó dùng một mũi tên làm 3 con chim cú CS hận thù, chia rẽ nhau. Đến đỗi có lúc và có chuyên viên quốc tế chuyên về TC sự vụ phân tích, chạy nhật trình công khai, rằng đã đến lúc TC đánh CSVN vì CSVN là miếng mồi dễ ăn không hậu thuẫn Mỹ, Mỹ không can thiêp, và TC đánh CSVN để luyện quân vì quân TC lâu nay bị bịnh hoà bình, cần luyện quân, phải ‘rèn cán chỉnh quân”.
Giai đoạn kế tiếp của cuộc chiến tranh chính trị của Mỹ, Mỹ dùng áp lực kinh tế làm vũ khí để phá mật khu chính trị của CSVN, để chuyển hóa định hướng xã hội chủ nghĩa của CSVN.
Nghề của TT Trump là tố trước, tiên hạ thủ vi cường, nói thách giá thật cao để đàm phán sau đó. Trong Chiến tranh Thương Mại chống TC, chưa chế độ ngoại vi nào bị TT Trump dùng những danh từ dao to búa lớn chống đối như đối với CSVN. Nào CSVN là ‘kẻ lạm dụng’ thương mại, nào “Việt Nam [CS] lợi dụng chúng ta còn tệ hởn cả Trung cộng”. Báo cáo của bộ Thương Mại Mỹ công bố ngày 03/07/2019, xuất cảng của Việt Nam vào Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng 36%, cao hơn cả khối lượng hàng hóa của Ấn Độ bán sang Hoa Kỳ… Trong năm 2018, mức xuất siêu của Việt Nam đối với Mỹ lên tới gần 35 tỷ đô la. Nếu chỉ nhìn vào số liệu trên, Việt Nam thực sự hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.”
TT Trump nhắc đi nhắc lại nhiều lần những ý tưởng này, vô cùng tai hại cho CSVN. Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc của CSVN phải năn nỉ ỉ ôi TT Trump bên lề hội nghị G20 ở Nhật.
Thượng Viện Mỹ cũng lo ngại về những bất lợi trong giao thương với CSVN nên chất vấn cơ quan hành pháp liên quan. Ông Lighthizer hôm 18/6 trả lời bằng văn bản chánh thức cho Ủy ban Tài chính của Thượng viện Mỹ được Politico trích dẫn. Rằng “các doanh nghiệp Mỹ đang đối mặt với một loạt các rào cản thương mại ở Việt Nam… Hoa Kỳ đã làm rõ với Việt Nam rằng Việt Nam phải có hành động để giảm thâm hụt thương mại bao gồm nhập nhiều hơn hàng hóa từ Mỹ và giải quyết vấn đề về những hạn chế tiếp cận thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ, hàng nông sản và sở hữu trí tuệ”.
Trang mạng East Asia Forum ngày 08/10/2019 có đăng bài viết của hai giáo sư Mỹ James Riedel, Đại học Johns Hopkins, and Markus Taussig, Đại học Rutgers cho biết ngày càng có nhiều quan ngại về khả năng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lan đến Việt Nam.
CSVN biết thân phận mình, nên tăng nhập cảng hàng hoá của Mỹ từ Mỹ để giảm bớt mức thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ, theo trang mạng The Load Star của Mỹ trong một bài viết đề ngày 04/10/2019. Hà Nội cũng đã nhanh chóng cho khai triển dự án nhà máy nhiệt điện khí hóa lỏng ở Bình Thuận, với nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất sẽ được nhập trực tiếp từ Mỹ, giá 5 tỷ Mỹ kim.
Chính phủ Việt Nam cũng đã thúc đẩy nhập cảng hàng hóa từ những bang của Mỹ vốn là những nơi có nhiều cử tri của tổng thống Trump, trong đó có than đá, thịt heo và động cơ máy bay.
The Load Star trích lời ông Paul Khoa, chủ tịch công ty T&M Forwarding, cho biết là trong 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập cảng hàng hóa từ Mỹ vào Việt Nam đã tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức bình quân của tổng kim ngạch nhập cảng.
Kinh tế và chính trị là môi với răng. Giao thương Mỹ và CSVN phát triển thì tương quan ngoại giao, hợp tác toàn diện cũng phát triển giữa Hà nội và Washington. Kinh tế VN thoát Trung từng bước. Tương quan kinh tế, chính trị giữa TC và CSVN giảm dần.
Kinh tế Mỹ mạnh hơn của CSVN, câu nhật tụng trong tương quan kinh tế chính trị là, ai nắm nhiều tiền người ấy có quyền. Thành trì chính trị khoá chặt của CSVN, định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường của CSVN không thể “không diễn biến hoà bình, không thể ‘không chuyển hoá” với áp lực kinh tế chính trị của Mỹ.
Nếu Nguyễn phú Trọng thân Bắc Kinh phản động, thì có thể có những nhân vật dân sự hay quân sự của Đảng Nhà Nước hay Quân đội CSVN những người mà CIA hay DIA Mỹ thường gọi là “our friends’ làm cái chuyện mà người Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hoà gọi là ‘đảo chánh’ hay ‘chỉnh lý’.
Vi Anh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.