Pages

Thursday, October 24, 2019

Việt Nam trong Top 10 nhận kiều hối nhiều nhất thế giới

BM
Một nhân viên đếm các tờ tiền đô la Mỹ tại một chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội, Việt Nam. Lượng kiều hối về Việt Nam đạt kỷ lục trong năm nay với gần 16,7 tỉ USD, theo Ngân hàng Thế giới.

Ngân hàng Thế (WB) giới nói rằng Việt Nam sẽ là nước nhận lượng kiều hối lớn thứ 9 trên toàn thế giới, ước tính đạt gần 16,7 tỉ USD trong năm nay.

Dữ liệu kiều hối thường niên mới cập nhật trên trang web chính thức của WB cho thấy Việt Nam sẽ nhận 16,679 tỉ USD trong năm 2019.

BM
Đứng đầu trong số 10 quốc gia được dự báo sẽ nhận kiều hối nhiều nhất năm 2019 là Ấn Độ, với 82,2 tỉ USD, chiếm 2,8% GDP của nước này. Trung cộng đứng thứ 2 với 70,2 tỉ USD, chiếm 0,5% GDP của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay chiếm 6,4% GDP của quốc gia Đông Nam Á này, tăng nhẹ so với năm 2018, với 16 tỉ USD.

Quốc gia Đông Nam Á duy nhất có lượng kiều hối cao hơn Việt Nam là Philippines, với hơn 32,8 tỉ USD và chiếm khoảng 9,8% GPD của nước này.

Lượng kiều hối của Việt Nam tăng hàng năm trong hầu hết các năm từ năm 2000, với chỉ 1,34 tỉ USD, đến nay, theo dữ liệu của WB. Trừ năm 2009, lượng tiền mà người Việt chuyển từ nước ngoài về Việt Nam giảm 800 triệu USD so với năm trước đó.

Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng hơn 10 tỉ USD trong 10 năm qua.

BM
  
Chuyên gia về tài chính và ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói với Viet Nam News rằng dòng chảy kiều hối cao về Việt Nam chủ yếu là do người Việt làm việc ở nước ngoài “tin vào sự ổn định của nền kinh tế và nhìn thấy những cơ hội đầu tư tốt hơn ở thị trường trong nước.”

Theo chuyên gia này, lượng kiều hối về Việt Nam chủ yếu được dùng để đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản.

BM
  
Xét về nguồn kiều hối, ước tính hơn 50% lượng kiều hối chuyển về các nước thu nhập thấp và trung bình là từ những quốc gia sử dụng đồng USD hoặc có tiền tệ liên quan chặt chẽ với đồng USD (như các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh - GCC), theo báo cáo của WB được VnEconomy trích dẫn. Phần còn lại được chuyển từ các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) với 12%; Anh, 4%; Nga, 3%; Canada, 3%; và Australia, 2%…

BM
  
Tăng trưởng dòng kiều hối về các nước thu nhập thấp và trung bình được dự báo sẽ giảm xuống còn 4,7% trong năm 2019, so với mức 8,6% năm 2018. Kiều hối về các nước này cũng được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2020 và 2021 với mức tăng trưởng lần lượt là 4,2% và 4%. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm là tăng trưởng kinh tế tại các nước nguồn, giá dầu và biến động tỉ giá.

BM

Người già là gánh nặng hay cơ hội cho nền kinh tế?
Người Việt thích Mỹ, ghét TC
Thêm một cuốn sách hay khiến Tàu cộng than Trời
6 cảnh báo xấu cho nền kinh tế Trung cộng
TC không bỏ Bãi Tư Chính mà Trọng chưa thể đi Mỹ
Giới trẻ tại Ba Lan _ 'Tôi không hẳn là người Việt'
Kinh tế Mỹ dưới thời Trump
Âm mưu cướp Bạch Cung của đảng DC qua trò chơi luận tội
Chiến dịch “giăng lưới” vây bắt gián điệp Trung cộng của Mỹ
10 sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ
Donald Trump phá kỷ lục gây quỹ tái tranh cử
Khám phá 13 điều đặc biệt ở Ma-Rốc
Vua Thái tước mọi danh hiệu của Hoàng quý phi do 'không trung thành'
Việt Nam ‘mua 24 xuồng tuần duyên’ của Mỹ
Singapore cấm quảng cáo nước ngọt
Tại sao cần biết về tâm lý?
Cuộc săn tìm sói ma trên dãy núi Chichibu, Nhật Bản
Art: National Geographic Việt Nam fly cam
Mỹ chuyển biến chính trị CSVN bằng đòn kinh tế
Một ngày ở xóm du lịch đặc biệt nhất Hà Nội

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.