Pages

Sunday, May 31, 2020

Cần sẵn sàng bỏ Mỹ, xây dựng nội lực, chiến đấu lâu dài

BM
Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường bấm nút bỏ phiếu về luật an ninh Hong Kong ngày 28/5 tại Bắc Kinh

Thừa nhận 'cuộc chiến về Hong Kong' đang diễn ra, Hoàn cầu Thời báo nói việc 'tách khỏi' Hoa Kỳ không làm TC sợ hãi vì nước này chuẩn bị “chiến đấu lâu dài”.

Cùng lúc, có ý kiến bên ngoài cho rằng ông Tập Cận Bình chọn “giải pháp cứng” với Hong Kong để thổi lên sự ủng hộ cho chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa.

BM
  
Vào thời gian Quốc hội Trung cộng thông qua Luật an ninh để trực tiếp giải quyết làn sóng biểu tình mà Trung cộng gọi là “các nhóm bạo loạn, ly khai” ở Hong Kong, tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng CSTC có bài xã luận lên án Mỹ.

Bài tiếng Anh của Global Times (27/05/2020) có tựa đề “Era of US intimidating China over” (Thời đại Hoa Kỳ dọa nạt Trung cộng đã qua), nói thẳng về một loạt vấn đề trong quan hệ hai bên.

BM
  
Đầu tiên là về Hong Kong, tờ báo thừa nhận “cuộc chiến đang diễn ra về Hong Kong” và thách thức Hoa Kỳ “tung ra bất cứ lá bài nào họ có trong tay”.

Vấn đề Hong Kong được Trung cộng đặt trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung xấu đi, điều mà một số chính trị gia Phương Tây gọi là 'decoupling' (tách đôi, chia ra) sau nhiều năm hai bên cùng dựa vào nhau để phát triển.

Nay, tờ báo Đảng ở Trung cộng nói “decoupling' nếu diễn ra ở bất cứ lĩnh vực nào thì Trung cộng sẵn sàng ứng phó ở lĩnh vực đó. 

BM
28/5: Người phản đối ở Hong Kong, cầm giấy có cờ Mỹ

Điểm thua thiệt của Trung cộng là lĩnh vực công nghệ cao, tờ báo nói.

Tuy nhiên, Trung cộng “sẽ vận động toàn dân tộc” để đạt mục tiêu có nền kinh tế công nghệ cao, nhưng đã làm khi tự chế ra bom nguyên tử trước đây.

Đằng sau sự sẵn sàng đối đầu này là cảm xúc “bị bắt chẹt”:

“Nhiều người Trung cộng nay hiểu rằng một số chính trị gia Mỹ đang chặn cổ Trung cộng (nguyên văn: seizing China by its throat). Cuộc cạnh tranh dài hạn giữa TC và Mỹ là không thể tránh khỏi. Trước sự hung hăng của Mỹ, TC cần có tâm lý bình tĩnh, và sẵn sàng lâm chiến trong cuộc chiến lâu dài với Hoa Kỳ.”

BM
Biểu tình Hong Kong: Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc dễ dàng

Tờ Hoàn cầu Thời báo cũng nhắc rằng Trung cộng “có vũ khí nguyên tử để răn đe” và có lực lượng quân sự khiến Hoa Kỳ không dám tấn công.

Tờ báo thừa nhận chính sách của Trung cộng sẽ là hướng nội, xây dựng nội lực (internal vitality).

“Chúng ta đã thiết kế ra hệ thống sản xuất hoàn chỉnh, và xây dựng khả năng công nghệ tạo các bước đột phá. Chúng ta cũng có thị trường nội địa rộng lớn. Thật không thể nào cô lập, trói buộc một quốc gia như thế.”

Bài cũng nói nếu xảy ra chiến tranh tài chính, Hoa Kỳ sẽ thua thiệt nhiều hơn. Cùng lúc, Trung cộng sẵn sàng chống đỡ mọi tấn công từ bên ngoài.

BM
Người dân ở Bắc Kinh ngày 28/5

Bài xã luận khẳng định cuối cùng thì chỉ có Trung cộng mới cạnh tranh được với Trung cộng, nhờ vào “khả năng linh hoạt cao và sức sống bền vững”.

Chủ nghĩa dân tộc Trung cộng thời Tập Cận Bình

BM
  
Nhiều ý kiến của các nhà bình luận quốc tế gần đây tập trung lý giải vì sao Chủ tịch TC, ông Tập Cận Bình lại chọn “giải pháp cứng” (nguyên văn: nuclear option) với Hong Kong.

Theo Benjamin Wilhelm, viết trên trang World Politics Review thì chính phủ Trung cộng muốn giải quyết vấn đề Hong Kong sớm hơn hạn 2047.

Trên thực tế, với Luật an ninh mới, Bắc Kinh xóa bỏ công thức “Một quốc gia, hai chế độ” cho Hong Kong đồng ý với Anh sau khi nhận Hong Kong năm 1997.

BM
  
Với đại dịch Covid-19 làm kinh tế TC “rơi vào suy thoái” và các vấn đề quốc tế bề bộn, gồm cuộc đương đầu trong thương chiến với Mỹ chưa xong, ông Tập phải dựa vào lá bài dân tộc chủ nghĩa.

Tuy nhiên, cách làm này sẽ không chỉ kết thúc ở Hong Kong, theo ông Wilhelm.

BM
  
“Nếu Tập thành công trong việc áp dụng chế độ trực trị với Hong Kong và hóa giải được cơn bão tại đây, thì như Brian C.H. Fong, nhà bình luận từ Hong Kong viết... cơn sốt dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa sẽ càng được nước, và tham vọng sẽ nổi lên, vươn ra các vùng ven, nhất là Đài Loan và Biển Đông.”


BM

TT Trump ra hành động quyết liệt nhằm vào Trung cộng
Biểu tình 'không còn' là về cái chết của George Floyd
Dân da đen nổi loạn & Ác mộng của đảng Dân Chủ
Mỹ phóng phi thuyền lên trạm không gian
Hoa Kỳ tuyên bố những Thay đổi lớn về chính sách với Trung Cộng
Bài phát biểu của TT Trump về chính sách đối với Trung cộng, WHO và Hồng Kông
Cái chết của George Floyd
ÚC cắt quan hệ với Trung cộng
Tổng thống Donald Trump làm “RUNG CHUYỂN” Trung cộng?
Việt Nam đề nghị Mỹ bảo vệ cộng đồng Việt trước tình trạng kỳ thị người gốc Á
Trăm ngàn người Mỹ chết vì COVID là ‘cột mốc buồn thảm’
Trump ký sắc lệnh hành chính nhằm vào mạng xã hội khổng lồ
Việt Nam và lo ngại người TC ‘thâu tóm đất nơi trọng yếu’
Môn võ cổ giúp người Hong Kong sống thọ và tự tại
TT Trump _ “Tôi có cơ hội phá vỡ thế lực nhà nước ngầm”
Phi cơ ném bom của Mỹ 'bay qua Đài Loan và gần Hong Kong'?
Cây phượng đổ gây thương vong 18 học sinh
Tình trạng phong tỏa làm bùng nổ một 'thế hệ Zoom'
Niềm tin trong xã hội đại lục sụp đổ
Sân sau của Tàu cộng tại California

TT Trump ra hành động quyết liệt nhằm vào Trung cộng

image.jpeg
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hàng loạt hành động cứng rắn chưa từng thấy nhằm vào Trung cộng

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra loạt đòn công kích chưa từng có đối với Trung cộng, trong đó nêu ra nhiều vấn đề từ theo dõi cho tới vi phạm sự tự do của Hong Kong, đồng thời tuyên bố các biện pháp phản ứng có thể đẩy quan hệ Mỹ-Trung vào chỗ khủng hoảng.

"Họ đánh cắp từ nước Mỹ không giống như bất cứ nước nào từng làm trước đây" - ông Trump nói về Trung cộng, phàn nàn rằng Bắc Kinh "tập kích các nhà máy của chúng ta" và "rút ruột" ngành công nghiệp Mỹ, thêm rằng Bắc Kinh sẽ là bên mà ông chống đối đến cùng trong những tháng còn lại của chiến dịch tái tranh cử của ông.

Tổng thống Trump đã tham gia cuộc họp báo chiều ngày 29/5 (giờ Mỹ) tại Vườn Hồng trong lúc con số người tử vong do COVID-19 ở Mỹ đã cán mốc 100.000, và giữa lúc các cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra ở Minneapolis sau cái chết của một người Mỹ gốc Phi lúc bị cảnh sát thẩm vấn. Nhưng thay vì nhắc tới những vấn đề trên, ông Trump chỉ tập trung vào việc mô tả Bắc Kinh như một mối đe dọa.

BM
  
Tổng thống Trump chỉ trích Trung cộng vì "theo dõi để đánh cắp bí mật công nghiệp của chúng ta", tuyên bố các bước đi nhằm bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ khỏi những hoạt động tài chính của Trung cộng, và cáo buộc Bắc Kinh "tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Thái Bình Dương", đe dọa tự do hàng hải.

Lãnh đạo Mỹ cũng chỉ trích Bắc Kinh vì thông qua một dự luật an ninh quốc gia gây xói mòn quyền tự trị của Hong Kong. Ông nói Mỹ sẽ tước hiện trạng đặc biệt trong thương mại của Hong Kong và áp đặt những hạn chế đối với thành phố này tương tự như với Trung cộng. Ông còn nêu cụ thể rằng Mỹ sẽ hủy bỏ các biện pháp chính sách đặc biệt về dẫn độ, thương mại, du lịch và hải quan đối với Hong Kong.

Thêm vào đó, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bất chấp đại dịch COVID-19 vẫn đang cướp đi nhiều sinh mạng, nói rằng Trung cộng đã "kiểm soát hoàn toàn" tổ chức 194 gồm thành viên này. Ông nói Trung cộng đã gây sức ép với WHO để "đánh lừa thế giới" về nguồn gốc đại dịch, thêm rằng nguồn ngân sách Mỹ dành cho tổ chức này sẽ được chuyển sang "những nhu cầu y tế công toàn cầu cấp thiết khác".

BM
  
Tổng thống Mỹ nói rằng đất nước ông sẽ đưa ra hành động trên nhiều mặt trận khác, trong đó bao gồm cấm "một số công dân nhất định của Trung cộng" tới Mỹ và trừng phạt các quan chức ở Trung cộng, Hong Kong vì có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc làm xói mòn sự tự do của Hong Kong.

"Khủng hoảng toàn diện"

BM  
Hong Kong sẽ bị Mỹ tước bỏ hiện trạng đặc biệt không chỉ trong thương mại mà nhiều lĩnh vực khác

 "Quan hệ Mỹ-Trung đang trong cuộc khủng hoảng toàn diện" - Richard Fontaine, Giám đốc điều hành Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), nhận định - "Bắc Kinh sẽ có phản ứng trước các biện pháp mà chính quyền (Trump) đưa ra đối với vấn đề Hong Kong, và rồi trái bóng lại ở phần sân của Mỹ. Mọi chuyện sẽ xấu đi".

BM
  
Tuyên bố chưa từng có tiền lệ của ông Trump nhằm vào hàng loạt vấn đề đang căng thẳng với Trung cộng, trong đó có thương mại, viễn thông, truyền thông, thị thực cho sinh viên, Biển Đông, COVID-19 và mới đây nhất là quyền tự trị của Hong Kong.

"Trong tuần này, Trung cộng đã đơn phương áp đặt quyền quản lý đối với an ninh Hong Kong" - ông Trump nói, gọi đây là hành động "vi phạm trắng trợn các cam kết của Bắc Kinh đối với Liên hiệp Vương quốc Anh".

Kết quả là, ông Trump nói Hong Kong "giờ không còn có đủ quyền tự trị để được hưởng cách ứng xử đặc biệt mà chúng tôi đã trao" và chính quyền của ông sẽ "bắt đầu tiến trình tiêu hủy chính sách trao cho Hong Kong cách ứng xử đặc biệt".

image.jpeg

Nếu những quyết định của ông Trump có hiệu lực, nó sẽ ảnh hưởng tới hàng loạt các thỏa thuận mà Mỹ hiện có với Hong Kong, bao gồm hiệp ước dẫn độ, hoạt động xuất khẩu công nghệ lưỡng dụng... Mỹ cũng sẽ tước bỏ ưu tiên với Hong Kong trong lĩnh vực hải quan và du lịch.

BM
  
Chad Bown, chuyên gia phân tích thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nói rằng việc tước bỏ hiện trạng đặc biệt của Hong Kong và áp hàng rào thuế quan với thành phố này "sẽ chỉ gây ra rất ít ảnh hưởng tức thì" bởi trong năm 2019, lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Hong Kong có giá tổng giá trị dưới 5 tỷ USD.

Trung cộng chắc chắn đáp trả

BM
Giới chuyên gia lo ngại rằng các biện pháp đáp trả của Trung cộng sẽ gây tầm ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp Mỹ

Để so sánh, Mỹ nhập khẩu lượng hàng trị giá 452 tỷ USD từ Trung cộng trong năm 2019. Tuy nhiên, ông Bown chỉ ra rằng Bắc Kinh có thể đáp trả theo cách gây tổn hại cho các doanh nghiệp Mỹ.

"Trớ trêu thay, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với thương mại nếu Trung cộng đáp trả bằng việc tăng cường quản lý chính sách thương mại của Hong Kong" - ông Bown nói - "Nếu Bắc Kinh bằng cách nào đó mở rộng hàng rào thuế quan để đáp trả, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn, bởi Mỹ xuất khẩu lượng hàng trị giá tới 30 tỷ USD mỗi năm sang Hong Kong".

Một số cựu quan chức nói rằng cách phản ứng của ông Trump cuối cùng sẽ gây ảnh hưởng tới người dân Hong Kong.

BM

"Những điều liên quan tới Hong Kong mà ông Trump đưa ra là trống rỗng và hãy chờ xem nó sẽ được thực thi với quy mô như thế nào" - Danny Russel, cựu Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, hiện là Phó Chủ tịch Viện Chính sách Xã hội châu Á, nói - "Nhưng có điều chưa rõ là liệu việc gỡ bỏ hiện trạng đặc biệt của Hong Kong có tạo điều kiện tốt hơn cho người dân (Hong Kong) hay không".

Hành động "dũng cảm" và phù hợp

BM
Sinh viên Trung cộng sẽ bị Mỹ hạn chế thị thực

Nhiều người khác lại hoan nghênh hành động của ông Trump.

"Cách phản ứng của Tổng thống với Hong Kong rất táo bạo và tôi nghĩ rằng nó phù hợp" - Fontaine, cựu quan chức Bộ Ngoại giao, nói - "Mỹ nên phản ứng trước thực tế là Bắc Kinh sắp tước bỏ hệ thống chính trị riêng biệt của Hong Kong".

Nhiều người cũng dự đoán rằng ông Trump sẽ tuyên bố áp đặt hạn chế đối với sinh viên Trung cộng du học ở Mỹ. Mỗi năm, có khoảng 350.000 sinh viên Trung cộng tới Mỹ theo học, và giới chức chính quyền Trump đã đánh tín hiệu rằng họ sẽ hạn chế thị thực sinh viên Trung cộng.

BM

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm thứ Năm tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng ông Trump sẽ đưa ra "hàng loạt tuyên bố" liên quan tới Trung cộng "trong những ngày tới" và tiết lộ rằng hạn chế thị thực đối với sinh viên và các nghiên cứu sinh Trung cộng cũng nằm trong số đó.

Ngay sau bài phát biểu của ông Trump, Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên cáo ngừng tiếp nhận sinh viên và nghiên cứu sinh đến từ Trung cộng, có hiệu lực từ trưa thứ Hai (1/6) và duy trì hiệu lực cho tới khi được Tổng thống gỡ bỏ.

Chính quyền Trung cộng "sử dụng một số sinh viên Trung cộng, phần lớn là sinh viên đã tốt nghiệp và nghiên cứu sinh, làm người thu thập tài sản trí tuệ", tuyên cáo của Nhà Trắng có đoạn. Những sinh viên này "chịu rủi ro cao bị lợi dụng bởi chính quyền Trung cộng và gây ra mối quan ngại đặc biệt".

Để cho những sinh viên này đến Mỹ "học tập hay nghiên cứu sẽ gây tổn hại tới lợi ích của nước Mỹ"; tuyên cáo nói thêm.

BM

Tuy nhiên, tuyên bố về hạn chế này cũng chỉ là một trong số những hành động mà ông Trump áp dụng với sinh viên và các thực thể khác của Trung cộng.

Năm 2018, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố một số hạn chế thị thực đối với sinh viên Trung cộng theo học ngành hàng không, tự động hóa và sản xuất công nghệ cao - những lĩnh vực được xem là nhạy cảm đối với an ninh quốc gia.



Huyền Chi

BM

Biểu tình 'không còn' là về cái chết của George Floyd
Dân da đen nổi loạn & Ác mộng của đảng Dân Chủ
Mỹ phóng phi thuyền lên trạm không gian
Hoa Kỳ tuyên bố những Thay đổi lớn về chính sách với Trung Cộng
Bài phát biểu của TT Trump về chính sách đối với Trung cộng, WHO và Hồng Kông
Cái chết của George Floyd
ÚC cắt quan hệ với Trung cộng
Tổng thống Donald Trump làm “RUNG CHUYỂN” Trung cộng?
Việt Nam đề nghị Mỹ bảo vệ cộng đồng Việt trước tình trạng kỳ thị người gốc Á
Trăm ngàn người Mỹ chết vì COVID là ‘cột mốc buồn thảm’
Trump ký sắc lệnh hành chính nhằm vào mạng xã hội khổng lồ
Việt Nam và lo ngại người TC ‘thâu tóm đất nơi trọng yếu’
Môn võ cổ giúp người Hong Kong sống thọ và tự tại
TT Trump _ “Tôi có cơ hội phá vỡ thế lực nhà nước ngầm”
Phi cơ ném bom của Mỹ 'bay qua Đài Loan và gần Hong Kong'?
Cây phượng đổ gây thương vong 18 học sinh
Tình trạng phong tỏa làm bùng nổ một 'thế hệ Zoom'
Niềm tin trong xã hội đại lục sụp đổ
Sân sau của Tàu cộng tại California
Covid-19 _ "gậy ông đập lưng ông"

Biểu tình 'không còn' là về cái chết của George Floyd

BM
Các cuộc biểu tình về cái chết của một người đàn ông Mỹ da đen không có vũ khí trong tay khi bị cảnh sát khống chế, ở Minnesota "không còn liên quan tí nào" đến việc ông ta bị giết, thống đốc tiểu bang nói.

Thống đốc Tim Walz phát biểu sau một đêm bất ổn ở một số thành phố của Hoa Kỳ về cái chết của George Floyd ở Minneapolis.

Ông nói rằng đã phải thực hiện bước đi chưa từng có khi huy động toàn bộ Lực lượng Vệ binh Quốc gia.

BM
  
Cũng có báo cáo rằng các đơn vị cảnh sát quân sự cũng có thể được triển khai.

Một cựu cảnh sát viên của thành phố Minneapolis bị cáo buộc tội giết người vì cái chết của ông Floyd, 46 tuổi. Cảnh sát này đã bị giam giữ từ thứ Hai.

Cựu cảnh sát Derek Chauvin, 44 tuổi, người da trắng, được nhìn thấy trong một cảnh quay quỳ gối lên cổ ông Floyd trong vài phút, ngay cả sau khi ông Floyd nói rằng không thể thở được. Derek Chauvin và ba sĩ quan khác đã bị cách chức.

BM
  
Đoạn video được lan truyền trên mạng đã châm lại ngọn lửa phẫn nộ ở Hoa Kỳ trước việc cảnh sát giết người Mỹ da đen và khơi lại những vết thương sâu sắc về phân biệt chủng tộc trên toàn quốc.

BM
  
Tối thứ Sáu, người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở các thành phố New York, Atlanta và Portland. Tại Washington DC, Nhà Trắng bị phong tỏa trong một thời gian ngắn.

BM
  
Tại Houston, nơi sinh trưởng của George Floyd, một người biểu tình 19 tuổi nói với hãng tin AP: "Câu hỏi của tôi là còn bao nhiêu nữa, bao nhiêu nữa? Tôi chỉ muốn sống trong một tương lai nơi tất cả chúng ta sống hòa thuận và chúng tôi không bị áp bức."

Tại Minnesota, Thống đốc Walz nói, "các thành phố lớn của chúng ta là Minneapolis và St. Paul đang bị tấn công".

BM
  
"Tình hình ở Minneapolis bây giờ là xã hội dân sự đang bị tấn công, gieo rắc nỗi sợ hãi và phá vỡ thành phố tuyệt vời của chúng ta."

Ông nói rằng tình trạng bạo lực tối thứ Sáu đã tạo ra "một sự nhạo báng, khi giả vờ rằng biểu tình là về cái chết của George Floyd, hoặc về sự bất bình đẳng, hoặc những chấn thương lịch sử đối với các cộng đồng da màu của chúng ta".

Ông và các quan chức khác nói rằng có nhiều người biểu tình bạo động đến từ bên ngoài tiểu bang để gây rắc rối, nhưng không cho biết chi tiết. 

BM
Dân Minneapolis hôm thứ Bảy xúm nhau giúp dọn dẹp đống đổ nát của các tòa nhà bị đốt cháy và bị cướp phá ở thành phố này

Hôm thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump nói cái chết của ông Floyd đã "khiến người dân Mỹ tràn ngập nỗi kinh hoàng, tức giận và đau buồn".

BM
  
"Tôi đứng trước quý vị với tư cách là một người bạn và là đồng minh của mọi người Mỹ đang tìm kiếm hòa bình," ông nói trong một bài diễn văn được truyền hình từ Cape Canaveral ở Florida, sau khi hai phi hành gia Nasa phóng vào quỹ đạo bằng phi thuyền của tỷ phú Elon Musk.

Tổng thống lên án hành động của "những kẻ cướp bóc và vô chính phủ", nói rằng điều cần thiết là "làm lành vết thương chứ không phải hận thù, công lý chứ không phải hỗn loạn".

"Tôi sẽ không cho phép đám đông giận dữ hoành hành - điều đó sẽ không xảy ra," ông nói thêm.

BM
  
Ông Trump trước đó đã ca ngợi Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ Nhà Trắng nhưng nói rằng nếu những người biểu tình động vào khu vực này thì họ "sẽ được nghênh đón với những con chó hung ác nhất và vũ khí đáng ngại nhất mà tôi từng thấy". Ông đổ lỗi bạo lực cho "các nhóm có tổ chức".

Cập nhật tình hình biểu tình?

BM
  
Minnesota vẫn là tiểu bang đầy biến động nhất, với lệnh giới nghiêm được ban hành tại Thành phố đôi Minneapolis-Saint Paul từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng vào tối thứ Sáu và thứ Bảy.

Người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm hôm thứ Sáu. Hỏa hoạn, nhiều vụ đốt xe đã xảy ra ở một số khu vực và hình ảnh trên truyền hình cho thấy tình trạng cướp bóc lan rộng.

BM
  
Hàng trăm binh sĩ từ Lực lượng Vệ binh Quốc gia, một lực lượng quân sự dự bị có thể được tổng thống Mỹ hoặc thống đốc các tiểu bang kêu gọi can thiệp vào các tình huống khẩn cấp trong nước, đã chuyển đến vào đêm khuya. 

BM
Một chiếc xe bị đốt cháy ở thành phố Minneapolis

Giới chức của tiểu bang Minnesota cho biết hàng chục nghìn người đã xuống đường hôm thứ Sáu và đang dự trù nhiều bất ổn hơn vào tối thứ Bảy.

Vì thế, Thông đốc Tim Walz cho biết ông đã kích hoạt tất cả các đội quân Vệ binh Quốc gia có sẵn trong tiểu bang - được báo cáo lên tới 13.000 - lần đầu tiên trong lịch sử, để đối phó với những kẻ bạo loạn. Lầu Năm Góc cho biết một số đơn vị quân đội Mỹ đã được báo trước để hỗ trợ Minnesota nếu được yêu cầu.

BM
  
Căng thẳng đã kéo dài từ lâu giữa cộng đồng người da đen và cảnh sát ở Minneapolis. Một người đàn ông da đen khác, Philando Castile, đã bị bắn chết trong năm 2016 khi đang dừng xe gần tâm chấn của những cuộc biểu tình này trong một vụ án thu hút sự chú ý của quốc tế.

Người Mỹ gốc Phi cũng phải chịu sự bất bình đẳng kinh tế xã hội đáng kể, sự phân biệt cố hữu và mức độ thất nghiệp cao hơn so với cộng đồng da trắng.

BM
  
Tại Atlanta, Georgia, nơi nhiều tòa nhà bị phá hoại, một số khu vực đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp để bảo vệ người dân và tài sản.

Thị trưởng Keisha Lance Bottoms đã có bài diễn văn đầy xúc động: "Đây không phải là một cuộc biểu tình. Đây không phải là tinh thần của Martin Luther King Jr. Bạn đang tạo sự xấu hổ cho thành phố của chúng ta. Bạn đang làm xấu đi hình ảnh cuộc đời của George Floyd."

BM
  
Tại quận Brooklyn của tiểu bang New York, người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, ném đạn, bắt đầu bắn và phá hoại xe cảnh sát. Một số cảnh sát bị thương và nhiều người đã bị bắt giữ.

BM
  
Thị trưởng thành phố Portland, tiểu bang Oregon tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh cướp bóc, hỏa hoạn và tấn công khu vực cảnh sát. Lệnh giới nghiêm ngay lập tức cho đến 6 giờ sáng giờ địa phương đã được ban hành và sẽ áp dụng từ 8 giờ tối.

BM  

Tại sao ra nông nỗi này?

BM  
Người biểu tình dùng sữa để làm cho mắt dịu đi sau khi bị xịt hơi cay tại thành phố New York

Tối thứ Hai, cảnh sát nhận được một cú điện thoại từ một cửa hàng tạp hóa với cáo buộc rằng George Floyd đã trả tiền bằng một tờ $20 giả.

Cảnh sát đến nơi và tìm cách đưa George Floyd vào một chiếc xe cảnh sát khi ông ta ngã xuống, nói với họ rằng ông là người dễ bị ngộp thở.

Theo lời cảnh sát, ông ta chống lại khi bị còng tay. Video về vụ việc không cho thấy cuộc đối đầu bắt đầu như thế nào.

Khi bị đầu gối của cảnh sát viên Chauvin chặn trên cổ, ông Floyd có thể được nghe nói rằng "làm ơn, tôi không thể thở được" và "đừng giết tôi".

BM
  
Theo khám nghiệm tử thi sơ bộ của giám định y tế quận, viên cảnh sát đã quỳ gối lên cổ ông Floyd trong tám phút 46 giây - gần ba phút sau khi ông Floyd không còn phản ứng.

Gần hai phút trước khi ông Chauvin gỡ đầu gối ra, các cảnh sát khác đã kiểm tra cổ tay phải của ông Floyd và không thể bắt mạch được. Ông được đưa đến bệnh viện và phát hiện đã chết khoảng một giờ sau đó.

Theo khám nghiệm tử thi sơ bộ, kèm theo đơn kiện hình sự cáo buộc cảnh sát Chauvin, không tìm thấy bằng chứng "ngạt thở hay bị siết cổ".

BM
  
Nhân viên giảo nghiệm y tế lưu ý ông Floyd mắc bệnh tim tiềm ẩn và sự kết hợp của những thứ này, "chất gây say tiềm năng trong hệ thống của ông" và việc bị các cảnh sát "hạn chế" có thể góp phần vào cái chết".

BM
Biểu tình và tuần hành đã tiếp diễn kể từ khi Floyd bị chết trong lúc cảnh sát đang khống chế ông hôm thứ Hai

Hôm thứ Sáu, cảnh sát viên Chauvin bị cáo buộc tội giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai về vai trò trong cái chết của ông Floyd.

BM

Gia đình của ông Floyd và luật sư của họ, Benjamin Crump, nói rằng đây là điều đáng "hoan nghênh nhưng quá trễ".

Gia đình cho biết họ muốn cảnh sát viên Chauvin bị cáo buộc tội giết người cấp độ nghiêm trọng hơn, cũng như bắt giữ ba cảnh sát khác có liên quan đến sự việc.

BM

Công tố viên quận Hennepin Mike Freeman cho biết ông "lường trước các cáo buộc" cho các viên chức cảnh sát khác nhưng sẽ không cung cấp thêm chi tiết.

BM

Dân da đen nổi loạn & Ác mộng của đảng Dân Chủ
Mỹ phóng phi thuyền lên trạm không gian
Hoa Kỳ tuyên bố những Thay đổi lớn về chính sách với Trung Cộng
Bài phát biểu của TT Trump về chính sách đối với Trung cộng, WHO và Hồng Kông
Cái chết của George Floyd
ÚC cắt quan hệ với Trung cộng
Tổng thống Donald Trump làm “RUNG CHUYỂN” Trung cộng?
Việt Nam đề nghị Mỹ bảo vệ cộng đồng Việt trước tình trạng kỳ thị người gốc Á
Trăm ngàn người Mỹ chết vì COVID là ‘cột mốc buồn thảm’
Trump ký sắc lệnh hành chính nhằm vào mạng xã hội khổng lồ
Việt Nam và lo ngại người TC ‘thâu tóm đất nơi trọng yếu’
Môn võ cổ giúp người Hong Kong sống thọ và tự tại
TT Trump _ “Tôi có cơ hội phá vỡ thế lực nhà nước ngầm”
Phi cơ ném bom của Mỹ 'bay qua Đài Loan và gần Hong Kong'?
Cây phượng đổ gây thương vong 18 học sinh
Tình trạng phong tỏa làm bùng nổ một 'thế hệ Zoom'
Niềm tin trong xã hội đại lục sụp đổ
Sân sau của Tàu cộng tại California
Covid-19 _ "gậy ông đập lưng ông"
Báo Mỹ đăng tên người gốc Việt tử vong vì Corona trên trang nhất