Pages

Wednesday, July 15, 2020

Bệnh tiêu diệt chuối toàn cầu

BM  
Căn bệnh sát thủ bất ngờ xuất hiện. Nó lây lan bằng phương thức "vô hình", từ trước khi triệu chứng bệnh xuất hiện. Khi căn bệnh lan rộng, cũng đã là quá muộn, không thể kiểm soát nữa. Không có thuốc chữa. Cuộc sống không bao giờ quay lại như cũ.

Bạn nghe thấy chuyện như vậy có quen thuộc không?

Mặc dù câu chuyện bên trên nghe cực kỳ giống với đại dịch Covid-19, nhưng thực ra tôi đang kể về căn bệnh Tropical Race 4 (TR4), lây lan ở chuối.

BM
  
Căn bệnh này còn được biết với tên gọi "Bệnh Panama", là loại nấm lây lan đầy các trang trại trồng chuối 30 năm qua. Nhưng trong thập niên vừa rồi, đại dịch này thình lình tăng tốc, lan từ Châu Á đến Úc, đến Trung Đông, đến Châu Phi, và gần đây nhất là lây đến Châu Mỹ Latin, nơi đa số chuối sẽ được xuất khẩu đến những siêu thị khắp thế giới ở Bắc Bán cầu.

Đến nay, căn bệnh đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia, gây ra nỗi lo sợ cơn "đại dịch chuối" xuất hiện và tạo ra tình trạng thiếu hụt loại trái cây mà cả thế giới ưa thích.

Các nhà khoa học khắp thế giới đang làm việc không ngừng cố tìm ra phương thức chữa trị, bao gồm cả việc tạo ra loại chuối biến đổi gen (GM) và chế tạo vaccine.

Nhưng cũng giống như đại dịch Covid-19, câu hỏi không chỉ là liệu ta có tìm ra phương thức chữa trị không, mà còn là bằng cách nào ta có thể sống với trạng thái "bình thường mới", sẽ làm thay đổi chuối vĩnh viễn?

BM
  
Nơi đầu tiên ta cần xem xét tìm kiếm thông tin là nguồn gốc của loài chuối hiện đại mà tất cả chúng ta điều biết. Lịch sử của chuối cho thấy điều gì vừa xảy ra nếu ta phớt lờ dịch bệnh.

Đây không phải là lần đầu tiên chuối đối mặt với tình trạng diệt chủng, Fernado García-Bastidas, nhà nghiên cứu sức khỏe cây trồng về căn bệnh TR4 ở Đại học Wageningen ở Hà Lan trước khi chuyển đến làm việc ở một công ty gene cây trồng Hà Lan để nỗ lực tìm cách chữa trị căn bệnh này, nói.

BM
  
Vào thập niên 1950, ngành công nghiệp chuối đã bị tàn phá vì "một trong những trận đại dịch thực vật tồi tệ nhất trong lịch sử", khi Bệnh Panama lần đầu tiên tấn công. Bệnh nấm này bắt nguồn từ Châu Á, nơi nó đồng tiến hóa với chuối, trước khi lan rộng đến những trang trại trồng chuối khổng lồ khắp Trung Mỹ.

BM
BM
Cây trồng bị bệnh phải bị chặt bỏ để tránh tình trạng nấm lây lan

Lý do khiến căn bệnh này tàn phá khủng khiếp, theo García-Bastidas, là vì chuối đều thuộc một giống duy nhất, gọi là Gros Michel hay còn gọi là "Mike Bự".

Giống chuối xuất khẩu này được ngành công nghiệp trồng chuối đang phát triển chọn vì nó cho ra quả chuối to và thơm ngon, có thể cắt khỏi cây từ khi chưa chín, giúp cho người ta vận chuyển loại trái cây thơm ngon và nhanh bị hư hỏng này trên quãng đường dài, trong quá trình vận chuyển chuối tiếp tục chín dần.

BM
  
Mỗi cây chuối đều được nhân giống để cho ra cả kích cỡ, hình dáng, lấy từ chồi mọc lên từ củ chuối của cây mẹ - giúp loài cây này dễ nhân rộng hàng loạt. Điều đó có nghĩa là các cây chuối gần như giống hệt nhau về gene, giúp trồng ra những quả chuối gần giống nhau và có chất lượng thống nhất.

Từ quan điểm kinh doanh, đây giống như chứng chỉ in tiền, nhưng từ quan điểm dịch tễ, thì đặc tính này hứa hẹn một trận dịch bệnh sẽ ập đến.

Hệ thống sản xuất chuối có nền tảng yếu ớt dựa trên số lượng nguồn gene cực kỳ hạn chế, khiến cây chuối dễ bị bệnh hơn, García-Bastidas nhận định.

Bạn sẽ nghĩ ngành công nghiệp này hẳn đã học được một bài học. Nhưng có thể bạn đã nhầm.

BM
  
Cuộc tìm kiếm giống chuối khác thay thế cho giống chuối xuất khẩu Gros Michel có thể chống lại bệnh Panama đã bắt đầu.

Đến thập niên 1960, một giống chuối xuất khẩu có tên là Cavendish cho thấy dấu hiệu kháng bệnh có thể cứu ngành công nghiệp trồng chuối. Giống chuối được đặt tên theo Đệ Thất Công tước Xứ Devonshire, William Cavendish, người đã trồng cây chuối này trong nhà kính của mình ở Chathsworth House (ngày nay ở đó vẫn còn một cây). Đó là giống chuối có thể được vận chuyển đi từ lúc còn xanh - dù nó có vị nhạt hơn chuối Gros Michel.

Trong chỉ vài thập niên, nó đã trở thành giống chuối nhân bản gene cho ngành công nghiệp trồng chuối đến tận ngày nay.

BM
  
Tuy nhiên, với các nhà khoa học hồi hộp theo dõi những đồn điền trồng chuối khổng lồ ngày càng được mở rộng thì chuyện bệnh dịch mới bùng phát chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hẳn là vậy, vào thập niên 1990, một nhánh di truyền mới của bệnh Panama có tên là TR4 xuất hiện, một lần nữa lại từ Châu Á, và nó là sát thủ kinh hoàng đối với chuối Cavendish.

Lần này, với nền kinh tế toàn cầu hóa, nơi các nhà nghiên cứu, nông dân và người tham quan trang trại chuối có thể bay đi bay lại khắp thế giới, thì căn bệnh lây lan còn nhanh hơn trước.

BM

García-Bastidas hoàn thành bằng tiến sĩ của mình về bệnh TR4 ở Đại học Wageningen. Ông gọi căn bệnh chuối thời hiện đại, vốn tấn công lên hệ thống mạch máu của thân cây và gây ra tình trạng héo rũ và chết cây, là "đại dịch".

"Không còn nghi ngờ gì chuối là một trong những loại trái cây quan trọng nhất thế giới và là nguồn lương thực chính cho hàng triệu người tiêu dùng," ông chia sẻ. "Ta không thể đánh giá thấp tác động mà đại dịch TR4 đang gây ra với an ninh lương thực."

García-Bastidas cũng là người đầu tiên phát hiện ra bệnh TR4 ở ngoài Châu Á, là ở Jordan vào năm 2013.

Từ đó ông đã "cầu mong" căn bệnh này không xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển, nơi chuối là nguồn lương thực chính. Nhưng căn bệnh đã xuất hiện ở Châu Phi, sau khi được phát hiện ra là nó có tồn tại ở Mozambique.

BM
  
Lý do bệnh TR4 cực kỳ chết chóc là vì, căn bệnh này giống với Covid-19, nó lây lan "trong âm thầm", dù với tốc độ thời gian khác nhau.

Một cây chuối mắc bệnh vẫn trông có vẻ khỏe mạnh đến một năm trước khi xuất hiện những dấu hiệu như lá vàng và héo úa. Nói cách khác, đến khi bạn nhận ra cây có bệnh cũng là lúc quá trễ rồi, căn bệnh có lẽ đã lây lan qua những bào tử trong lòng đất, dính lên giày, thân cây, máy móc hoặc động vật.

García-Bastidas là người từ Colombia, biết rằng bệnh TR4 cuối cùng sẽ xuất hiện ở những đồn điền trồng chuối lớn ở Nam Mỹ.

BM
Một số trang trại chuối cố gắng tránh bệnh TR4 lây lan bằng cách bọc kỹ chuối trong túi

Vào năm 2019, cơn ác mộng tồi tệ nhất của ông biến thành hiện thực - ông nhận được một cuộc gọi từ trang trại ở Colombia. Các cây chuối xuất hiện tình trạng vàng lá và họ muốn gửi ông một số mẫu xét nghiệm.

"Cứ như một giấc mộng tồi tệ vậy," ông kể lại. "Phút này tôi đang ở nông trại, phút sau là phòng thí nghiệm, và kế tiếp tôi phải giải thích cho bộ trưởng của chính phủ Colombia là điều tồi tệ nhất đã xảy ra. Trong thời gian rất dài tôi không thể nào ngủ ngon. Thật đau đớn."

BM
  
Giống như mọi quốc gia gặp phải dịch bệnh TR4, Colombia giờ đây đang cố làm chậm lại đợt bùng phát trong khi thế giới hồi hộp quan sát dấu hiệu căn bệnh lan ra ở phần còn lại của Châu Mỹ Latin và vùng Caribean.

Vì vẫn chưa có cách nào chữa trị, tất cả những gì người ta có thể làm là cách ly nông trại nhiễm bệnh và áp dụng những biện pháp an ninh sinh học như tẩy trùng giày ủng nông dân, tránh di chuyển cây giữa các trang trại. Nói cách khác, cây chuối cũng được rửa tay và giãn cách xã hội như bạn vậy.

Trong khi đó thì cuộc đua tìm kiếm phương thuốc chữa trị vẫn tiếp tục.

Ở Úc, các nhà khoa học đã phát triển loại chuối Cavendish biến đổi gene có thể chống lại bệnh TR4. Quỹ Bill and Melinda Gates cũng đang hỗ trợ nghiên cứu chuyển đổi gene. Tuy nhiên, dù có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thực phẩm biến đổi gene an toàn nhưng chuối khó có khả năng xuất hiện trên kệ hàng siêu thị gần nơi bạn sống trong thời gian sớm nhất vì các nhà làm luật và công chúng vẫn còn nhiều nghi ngờ.

Với García-Bastidas, người giờ đây làm việc ở công ty nghiên cứu tên KeyGene vốn có hợp tác gần gũi với Đại học Wagengingen, trái cây biến đổi gene là "cách chữa bệnh dễ dàng" giúp giải quyết vấn đề này trong 5 -10 năm tới. Tuy nhiên, cách này không giải quyết được tận gốc vấn đề, đó là toàn bộ ngành công nghiệp trồng chuối dựa trên một giống chuối duy nhất nhân bản ra.

Thử nghiệm chỉ mới được phát triển gần đây nhằm theo dõi bệnh TR4, vì chuối ít nhận được các quỹ nghiên cứu hơn so với các loại cây lương thực khác.

BM

Thay vào đó, García-Bastidas muốn giới thiệu đa dạng các giống chuối hơn để chuối có khả năng chống lại các loại bệnh như TR4 tốt hơn.

Ông chỉ ra rằng có hàng trăm loại chuối với tiềm năng canh tác trên thế giới. Tại sao không sử dụng chúng?

Ở một số nước Ấn Độ, Indonesia và Philippines người dân đã ăn hàng chục giống chuối khác nhau, tất cả đều có vị khác nhau, mùi hương và kích cỡ khác nhau.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chúng khó trồng và xuất khẩu ở quy mô lớn như chuối Cavendish, vốn là giống chuối đã được lai tạo để có thể vận chuyển xuyên đại dương.

Ở phòng thí nghiệm tại Hà Lan, García-Bastidas và đồng nghiệp đang sử dụng công nghệ mới nhất trong chuỗi di truyền DNA để xác định các gene chống bệnh TR4 và lai tạo ra các loại chuối có thể chống chịu dịch bệnh, cũng như có triển vọng thương mại.

"Ta có hàng trăm giống táo," ông chỉ ra. "Tại sao không bắt đầu đưa ra những giống chuối khác nhau?"

BM
  
Hy vọng lớn nhất là loại chuối có khả năng chống dịch bệnh để xuất khẩu sẽ xuất hiện trong trong 5-10 năm kế tiếp. Nhưng đây không phải là viên đạn bạc. Sau khi đối mặt với không chỉ một mà là những hai đại dịch trong thế kỷ vừa rồi, lần này ngành công nghiệp trồng chuối phải nhìn xa hơn là chỉ giới thiệu một giống chuối nhân bản mới.

Dan Bebber, phó giáo sư về sinh thái tại Đại học Exeter, đã dành ba năm vừa qua nghiên cứu về thách thức với chuỗi cung ứng chuối, trong một dự án tên BananEx do chính phủ Anh Quốc tài trợ. Ông cho biết cách tốt nhất giúp ngành chuối thoát khỏi bệnh TR4 là thay đổi cách canh tác chuối.

Hiện thời chuối Cavendish được trồng độc canh ở quy mô lớn, có nghĩa là không chỉ có bệnh TR4 mà bệnh gì cũng có thể lây lan nhanh. Trong một mùa tăng trưởng, chuối có thể được phun xịt thuốc chống nấm từ 40 đến 80 lần.

"Điều này có thể gây ra tác động rất lớn đến hệ vi sinh vật trong đất," Bebber chia sẻ. "Để chăm sóc chuối bạn phải chăm sóc đất."

Bebber chỉ ra rằng nhiều báo cáo từ Philippines cho thấy nông trại hữu cơ tốt hơn khi chống chọi với bệnh TR4 vì vi sinh vật trong đất có thể chống lại tình trạng lây nhiễm.

BM
  
Ông cũng nói đồn điền chuối nên tìm cách thêm vào những sinh vật hữu cơ, và có lẽ nên trồng thêm các loại cây theo mùa giữa các hàng cây chuối để tăng cường nơi trú ẩn và độ màu mỡ, sử dụng vi sinh vật và côn trùng thay vì hóa chất trong "kiểm soát sinh học" và để dư thêm nhiều khoảng đất hoang để khuyến khích sinh vật hoang dã sinh sống.

Cách làm này có thể khiến chuối đắt tiền hơn, nhưng về lâu dài cách làm này bền vững hơn.

Theo Bebber, hiện thời chuối đang quá rẻ tiền. Không chỉ vì chi phí môi trường trong tình trạng độc canh sử dụng nhiều hóa chất đã không được tính đến, mà chi phí xã hội như nông dân thường được thuê với lương rất thấp.

Quỹ từ thiện Banana Link, vốn đã lên chiến dịch về vấn đề này, cáo buộc các siêu thị "chạy đua xuống đáy" buộc giá cả chuối cứ giảm xuống và giảm xuống thấp, thỏa hiệp với vấn đề môi trường, sức khỏe nhân công, và sau cùng là sức khỏe của những cánh đồng chuối.

Việc kinh doanh, buôn bán chuối một cách công bằng đã ít nhiều giúp đảm bảo công nhân làm việc trong lĩnh vực trồng chuối được chi trả thỏa đáng, nhưng Bebber cho biết các công nhân nay bắt đầu đòi hỏi được trả công cao hơn.

Một lần nữa, ông cho biết điều này sẽ có tác động đến bệnh TR4 vì công nhân cần được trả lương công bằng để đảm bảo nông trại sẽ vận hành tốt hơn và phòng tránh được dịch bệnh.

"Trong nhiều năm chúng ta đã không tính đến chi phí xã hội và môi trường đối với chuối," ông lý giải. "Đã đến lúc phải chi trả công bằng, không chỉ cho công nhân và môi trường, mà còn vì sức khỏe của bản thân cây chuối."

BM
  
Jackie Turner, nhà làm phim tại Mỹ, người đã đặt câu hỏi chuối được trồng ra sao kể từ khi bà làm việc ở đồn điền chuối khi là sinh viên, đồng tình rằng giải pháp đến từ sự công bằng và đa dạng.

Trong bộ phim có tên Bananageddon, bà trò chuyện với các nhà khoa học đang nỗ lực chặn đứng đại dịch TR4, các chuyên gia về an ninh lương thực cảnh báo sự thiếu hụt và công nhân trên đồn điền lo ngại về sinh kế của họ.

"TR4 rất giống với Covid-19 ở điểm không có thuốc gì trị được," bà chia sẻ. "Đó là kịch bản 'ngày tận thế' cho chuối."

Sau khi đi vòng quanh thế giới trong hai năm quan sát tác động mà bệnh TR4 gây ra, bà Turner tin rằng người ta cần phải canh tác chuối khác đi, nghĩa là cần phải đưa ra thêm nhiều giống chuối mới.

BM
  
Bà cho biết cách này không chỉ tốt hơn cho môi trường và chống dịch bệnh, mà cũng tốt hơn cho cả người tiêu dùng nữa.

Cố gắng thuyết phục công chúng ủng hộ những đồn điền nhỏ trồng các giống chuối khác nhau, bà đã lập ra danh sách tên Banana List [Danh sách chuối].

Danh sách này có các cửa hàng bán nhiều giống chuối khác nhau, để người tiêu dùng có thể xem chúng ra sao và bắt đầu dần tạo ra nhu cầu.

BM
  
Chẳng hạn, chuối lùn đỏ [Dwarf Red] có vị hơi giống như quả phúc bồn tử, chuối ngự [Lady Fingers] nhỏ hơn và ngọt hơn chuối Cavendish, hay chuối xanh Java, có vị như kem vanilla. Các loại chuối không chỉ ngon lành mà còn giúp tạo ra cách trồng trọt đa canh giúp chống chọi bệnh tật.

Với Turner, đại dịch xảy ra với chuối có thể đem lại hệ quả tích cực nếu nó buộc con người phải canh tác chuối theo cách thân thiện hơn với môi trường và ăn đa dạng nhiều loại trái cây hơn.

"Có thể ta sẽ ăn ít chuối hơn và phải trả nhiều tiền hơn," bà thừa nhận. "Nhưng bạn biết không, chúng sẽ là những loại chuối lành mạnh hơn."



Louise Gray 

BM

6 nguyên nhân khiến hôn nhân nhanh chóng tan vỡ
Nhà Trắng chỉ trích cố vấn Dịch tễ học Anthony Fauci
WHO và Bắc Kinh uy hiếp Fox News trước khi Li Meng Yan đào tị lên sóng nói sự thật?
Khấn Người Tình Địch
Bí mật sức mạnh Mỹ _ Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước ai?
Trận đấu Trump - Tập sang hiệp mới
Quan hệ Việt – Mỹ hôm nay ‘không phải thần kỳ mà nhờ kiên trì’
Vạn lý Trường thành Cát của Trung cộng là gì?
Trung cộng muốn cướp trắng 438 tỷ đô-la Mỹ của Hong Kong?
Bạn đòi gì nữa ở đất nước Hoa Kỳ?
Lập trường của Mỹ đối với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông
Tuyên bố quan trọng của Mỹ về Biển Đông sẽ khoét sâu vào tử huyệt VC
Joe Biden đã dứt khoát theo Xã Hội Chủ Nghĩa
Quyết định về Huawei của Anh cho thấy căng thẳng chiến lược với Trung cộng
Chiến tranh Nóng bao xa & Chiến trường sẽ ở đâu?
Thế nào là ‘đối tác chiến lược’?
Thư ngỏ gửi giáo sư Ngô Bảo Châu
Chuyện cụ Biden
Tại sao tôi ủng hộ tổng thống Donald Trump?
Canada trong các dự án chinh phục không gian của Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.